Tổ chức tình huống có vấn đề

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh lớp 12 theo tiến trình xây dựng tri thức khoa học chương sóng cơ lớp 12 nâng cao (Trang 25)

6. Phương pháp nghiên cứ u:

1.7.5Tổ chức tình huống có vấn đề

Có nhiều cách để tổ chức tình huống có vấn đề, chúng ta thống nhất nguyên tắc chung làm xuất hiện tình huống có vấn đề là: Dựa vào sự không phù hợp giữa kiến thức, phương pháp đã có của học sinh với yêu cầu đặt ra cho họ khi giải quyết nhiệm vụ mới. Đặt học sinh vào tình huống học tập sao cho khi tham gia tình huống này học sinh có được trạng thái tâm lí hơi căng

thẳng, vừa hưng phấn, khát khao vượt qua được khó khăn giải quyết được mâu thuẫn, đạt được một trình độcao hơn trên con đường nhận thức.

Tổ chức tình huống có vấn đề thực chất là tạo ra hoàn cảnh để học sinh tự ý thức được vấn đề cần giải quyết, có nhu cầu và hứng thú giải quyết vấn đề đó, biết được mình cần phải làm gì và sơ bộxác định được sẽ làm như

thế nào.

 Thứ nhất, giáo viên có dụng ý tìm cách cho học sinh tự giải quyết một vấn đề, tương ứng với việc xây dựng một tri thức khoa học cần dạy. Do

đó giáo viên cần nhận định về câu hỏi đặt ra, các khó khăn học sinh cần vượt qua khi trả lời các câu hỏi ấy.

 Thứ hai, giáo viên phải xác định rõ kết quả giải quyết mong muốn

đối với vấn đềđược đặt ra là học sinh chiếm lĩnh được tri thức cụ thể gì?  Thứ ba, giáo viên soạn thảo được một nhiệm vụ để giao cho học sinh sẵn sàng nhận nhiệm vụ đó. Để soạn thảo được nhiệm vụ này cần có hai yếu tố cơ bản:

 Tiền đề hay tư liệu

 Lệnh hoặc câu hỏi đặt ra cho học sinh.

 Thứ tư, trên cơ sở vấn đề cần giải quyết, kết quả mong đợi, những quan niệm, khó khăn trở lực của học sinh trong điều kiện cụ thể, giáo viên đoán trước những đáp ứng có thể có của học sinh và dựđịnh, giúp đỡ học sinh khi cần một cách hợp lí, phù hợp với tiến trình khoa học giải quyết vấn đề.

 Các giai đoạn chính trong quy trình tổ chức tình huốn có vấn đề:  Giáo viên mô tả một hoàn cảnh cụ thể mà học sinh có thể cảm nhận

được bằng kinh nghiệm thực tế, biểu diễn một thí nghiệm hoặc yêu cầu học sinh làm một thí nghiệm đơn giản để làm xuất hiện hiện tượng cần nghiên cứu.

 Giáo viên yêu cầu học sinh mô tả lại hoàn cảnh hoặc hiện tượng bằng chính lời lẽ của mình theo ngôn ngữ Vật lí.

 Giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán sơ bộ hiện tượng xảy ra trong hoàn cảnh đã mô tả hoặc giải thích hiện tượng quan sát được dựa trên những kiến thức và phương pháp đã có từ trước (giải quyết sơ bộ vấn đề).

 Giáo viên giúp học sinh phát hiện chỗ không đầy đủ của các em về

kiến thức, trong cách giải quyết vấn đề và đề xuất nhiệm vụ mới cần giải quyết

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh lớp 12 theo tiến trình xây dựng tri thức khoa học chương sóng cơ lớp 12 nâng cao (Trang 25)