Phương pháp thực nghiệm sư phạm (dự kiến)

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh lớp 12 theo tiến trình xây dựng tri thức khoa học chương sóng cơ lớp 12 nâng cao (Trang 68)

6. Phương pháp nghiên cứ u:

3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm (dự kiến)

- Lớp đầu tiên: giảng dạy theo phương pháp truyền thống: độc thoại, vấn đáp.

- Lớp do chúng tôi giảng dạy theo phương pháp đã đềra (chương 2) Như vậy nội dung phần giảng lí thuyết về cơ bản 2 lớp là giống nhau. Sự khác nhau chủ yếu là phương pháp giảng dạy, cách tổ chức và hướng dẫn học sinh suy nghĩ, tìm tòi và phát hiện kiến thức mới.

Để đánh giá TNSP chúng tôi đã:

+ Tiến hành dự giờ, theo dõi, ghi chép, nhận xét cách tổ chức hoạt động của học sinh trong từng tiết học trên lớp.

+ Trực tiếp trao đổi với học sinh sau mỗi tiết học nhằm kiểm chứng những nhận xét của mình về tiết học.

3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm (dự kiến)

Để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm chúng tôi yêu cầu học sinh ở

hai lớp cùng làm bài kiểm tra: một bài 15 phút dưới hình thức trắc nghiệm, một bài 45 phút dưới hình thức tự luận.

KẾT LUẬN CHUNG

Qua thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài : “Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh lớp 12 THPT theo tiến trình xây dựng tri thức khoa học trong dạy học chương “Sóng cơ” lớp 12 - nâng cao”, với sự nỗ lực học tập, tìm tòi nghiên cứu khoa học của bản thân. Đặc biệt với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo Th.s Nguyễn Anh Dũng, cùng các thầy cô trong tổ phương pháp dạy học Vật lí trường ĐHSP Hà Nội 2, các thầy cô trong tổ Vật

lí trường THPT Đa Phúc - Hà Nội chúng tôi đã đạt được những kết quả sau: - Trên cơ sở nghiên cứu bản chất hoạt động học nói chung, học tập Vật

lí nói riêng, chúng tôi đã làm sáng tỏ phần nào cơ sở lí luận trong việc tổ chức hoạt động nhận thức theo tiến trình xây dựng tri thức khoa học cho học sinh học tập Vật lí ởtrường phổ thông.

- Phân tích nội dung kiến thức, lập sơ đồ cấu trúc chương “Sóng cơ”.

- Lập sơ đồ tiến trình xây dựng tri thức khoa học trong dạy học các bài:

“Sóng cơ, phương trình sóng”, “Phản xạ sóng, sóng dừng”, “Giao thoa sóng” thuộc chương “Sóng cơ” SGK Vật lí 12 nâng cao.

- Đưa ra được mục tiêu kiến thức cần đạt được của học sinh trong khi học và sau khi học.

- Thiết kế tiến trình dạy học cụ thể các bài: “Sóng cơ, phương trình sóng”, “Phản xạ sóng, sóng dừng”, “Giao thoa sóng” thuộc chương “Sóng cơ”

SGK Vật lí 12 nâng cao theo các pha tương ứng với các pha của tiến trình xây dựng tri thức khoa học.

- Quá trình TNSP tại trường THPT cho thấy việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong học tập Vật lí là một việc làm cần thiết, có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học theo chiến lược dạy và học mới.

Trong giới hạn của khóa luận tốt nghiệp này tôi chỉ tiến hành cụ thể với

các chương, các phần khác trong chương trình Vật lí 12 THPT. Vì thời gian có hạn nên tôi chưa tiến hành TTSP. Khi dứng trên cương vị là giáo viên Vật lí THPT, tôi sẽ cố gắng tiếp tục phương hướng của đềtài này để nâng cao hơn

nữa hiệu quả dạy học Vật lí, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của sự

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thế Khôi (tổng chủ biên) – Vũ Thanh Khiết (chủ biên), Nguyễn

Đức Hiệp – Nguyễn Ngọc Hưng – Nguyễn Đức Thâm – Phạm Đình Thiết – Vũ Đình Túy – Phạm Quý Tư. Vật lý 12 (nâng cao) , NXBGD.

[2] Đanilôv M.A - Xcatkin M.N. Lí luận dạy học của trường phổ thông. NXB Giáo dục, 1980.

[3] Nguyễn Văn Đồng - An Văn Chiêu - Nguyễn Trọng Di. Phương pháp giảng dậy vật lý ở trường phổ thông, tập 1, NXB Giáo Dục, 1979.

[4] Rêznicôp.L.I.Piôrưskin A.V - Znamenxki P.A. Những cơ sở của phương pháp giảng dạy vật lí. NXB Giáo dục, tập 2, 1973.

[5] Tập thể các tác giả. Phương pháp giảng dạy vật lí trong các trường phổ thông ở Liên Xô và CHDC Đức, tập 1, 2, NXB Giáo dục, 1983.

[6] Nguyễn Đức Thâm - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Xuân Quế, Phương pháp dạy học Vật lí ở phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội, 2002.

[7] Nguyễn Đức Thâm - Nguyễn Ngọc Hưng. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

[8] Phạm Hữu Tòng. Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB Đại học Sư phạm, 2007.

[9] Phạm Hữu Tòng, Tổ chức tình huống học tập và định hướng hành động tự chủ nhận thức vật lí của học sinh, bài giảng chuyên đề cao học, 1996

[10] Phạm Hữu Tòng, Chức năng tổ chức kiểm tra, định hướng hành động của dạy học, 1998

[11] Phạm Hữu Tòng, Lí luận dạy học vật lí ở THPT, NXB giáo dục, 2001 [12] Phạm Hữu Tòng, Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đềvà tư duy khoa học, 2005

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh lớp 12 theo tiến trình xây dựng tri thức khoa học chương sóng cơ lớp 12 nâng cao (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)