Tăng cường tổ chức hoạt động nhận thứccủa học sinh trong học tập là

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh lớp 12 theo tiến trình xây dựng tri thức khoa học chương sóng cơ lớp 12 nâng cao (Trang 31)

6. Phương pháp nghiên cứ u:

1.8.2Tăng cường tổ chức hoạt động nhận thứccủa học sinh trong học tập là

là một biện pháp nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng mục tiêu mới. 1.8.2.1 Các biện pháp cơ bản để tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh.

a, Đảm bảo cho học sinh có điều kiện tâm lí thuận lợi để tự hoạt động nhận thức.

- Xây dựng tình huống có vấn đề. - Tạo môi trường sư phạm thuận lợi.

b, Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể giải quyết thành công những nhiệm vụ được giao.

- Lựa chọn một lôgic nội dung bài học thích hợp.

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hiện một số thao tác cơ bản, một số hoạt động nhận thức phổ biến.

c, Tăng cường tổ chức các hình thức học tập mới.

- Tăng cường hoạt động cá nhân học sinh. - Tổ chức hoạt động theo nhóm.

d, Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học cho học sinh hoạt động

Giáo viên tăng cường sử dụng các dụng cụ trực quan: Bảng biểu, mô hình, vật thật để cung cấp thông tin cho học sinh hoạt động, nếu có điều kiện tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, máy vi tính.

e, Tăng cường cho học sinh làm quen với các phương pháp nhận thức Vật lí, đặc biệt là phương pháp thực nghiệm.

1.8.2.2 Phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí.

- Nội dung của phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí:

* Là sự vận dụng phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học Vật lí vào quá trình dạy học Vật lí. Giáo viên là người tổ chức, định hướng hoạt động của học sinh theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm để

xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng Vật lí.

* Đưa phương pháp thực nghiệm vào dạy học, thực chất là sự tổ chức hoạt động tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh theo các hướng tương tự như các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu Vật lí.

- Các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí:

Giai đoạn 1: Nhận biết các sự kiện khởi đầu, phát hiện (nêu câu hỏi).

Giai đoạn 2: Xây dựng giả thuyết (câu trả lời dự đoán). Giai đoạn 3: Từ giả thiết suy ra hệ quả.

Giai đoạn 4: Lập phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm tra.

Giai đoạn 5: Ứng dụng kiến thức.

Trong cả năm giai đoạn của phương pháp thực nghiệm nêu trên vận dụng trong dạy học Vật lí có hai giai đoạn đòi hỏi nhiều sáng tạo là: Xây dựng giả thiết và lập phương án thí nghiệm kiểm tra.

- Rèn luyện cho học sinh sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí.

Vận dụng phương pháp thực nghiệm Vật lí vào dạy học Vật lí được xem là việc áp dụng một phương pháp dạy học mới có ý nghĩa to lớn. Thực chất của

phương pháp thực nghiệm là giáo viên tổ chức các tình huống học tập, nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo, nhờ đó mà học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng một cách sâu sắc, vững chắc, đồng thời qua đó giúp phát

- Quá trình rèn luyện phương pháp thực nghiệm cho học sinh

Căn cứ vào trình độ phát triển của học sinh và mức độ phức tạp của các yếu tố cấu thành phương pháp thực nghiệm, ta có các mức độ quá trình rèn luyện phương pháp thực nghiệm cho học sinh như sau:

Mức độ 1: Cho học sinh làm quen với nội dung của phương pháp thực nghiệm Vật lí ở trường phổ thông. Học sinh cần làm quen với phương pháp

thực nghiệm thông qua việc chiếm lĩnh kiến thức Vật lí.

Mức độ 2: Vận dụng và rèn luyện kĩ năng sử dụng một số giai đoạn của

phương pháp thực nghiệm Vật lí. Xây dựng dựđoán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lập phương án và tiến hành kiểm tra dự đoán

Các hoạt động của học sinh khi lập phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm tra.

 Tìm cách để có đối tượng nghiên cứu.

 Lựa chọn những dụng cụ, thiết bị thí nghiệm hợp lí, có sẵn trong phòng thí nghiệm, nếu có khả năng thiết kế được thì tự chuẩn bị.

 Lập kế hoạch, trình tự các bước tiến hành thí nghiệm kiểm tra.  Tiến hành thí nghiệm theo phương án thí nghiệm đề ra.

 Xử lí các tình huống xảy ra không đúng dựđịnh.

 Xử lí kết quả, đối chiếu với hệ quả dự đoán để khẳng định, bổ sung hay bác bỏ giả thuyết.

Thực tế học sinh không đưa ra được phương án tối ưu hoặc có nhiều nhưng chưa đầy đủ, cần bổ sung hay bác bỏ. Để khắc phục, giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân và sửa chữa theo các hướng:

 Lập phương án mẫu và hướng dẫn học sinh lập phương án tương tự.  Cung cấp cho học sinh công cụ hoạt động, truyền cho học sinh một ít kinh nghiệm gián tiếp trong khâu khó nhất mà học sinh không thể nêu được và yêu cầu học sinh phải vận dụng kinh nghiệm đó vào giải quyết nhiệm vụ

 Ôn lại kiến thức có liên quan (kể cả thực hành), cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm... mà học sinh đã biết nhưng đã quên hay chưa nắm vững.

Mức độ 3: Tổ chức cho học sinh nghiên cứu một vấn đề nhỏ bằng

phương pháp thực nghiệm.

Trên đây là ba mức độ tăng dần tính phức tạp, khó khăn mà giáo viên

cần tăng cường tổ chức cho học sinh vận dụng phương pháp thực nghiệm vào quá trình hoạt động học tập Vật lí, tùy theo trình độ học sinh và trang thiết bị

của nhà trường mà giáo viên cố gắng tổ chức cho học sinh hoạt động theo các

giai đoạn của phương pháp thực nghiệm để chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí.

Kết luận chương 1

Lí luận dạy học được trình bày trong chương trình cho phép vận dụng

để tổ chức tình huống học tập với định hướng hành động nhận thức tích cực của học sinh theo tiến trình xây dựng tri thức khoa học trong dạy học chương “Sóng cơ” như sau:

- Tổ chức tiến trình dạy học trong một hệ tương tác biện chứng giữa giáo viên với học sinh và tài liệu, phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động học.

- Xây dựng tình huống học tập chứa đựng vấn đề, tạo ra vùng phát triển gần nhằm đưa học sinh vào trạng thái tích cực hoạt động nhận thức, tự khám phá kiến thức.

- Thực hiện định hướng hoạt động của học sinh phù hợp với trình độ

vốn có, khả năng phát triển của tiến trình nhận thức trọng sự tương tác xã hội, lớp học. Sự định hướng này có thể được chuẩn bị theo hướng khái quát

chương trình hóa nhằm đưa học sinh vào hành động tự chủ, tích cực tìm tòi xây dựng, chiếm lĩnh tri thức mới.

- Tiến trình dạy một kiến thức Vật lí cụ thể cần được tổ chức theo các

pha tương ứng với các pha của tiến trình xây dựng tri thức Vật lí trong nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ học sinh.

Những quan điểm định hướng trên được thực hiện trong việc kiểm thiết kế sơ đồ tiến trình khoa học xây dựng kiến thức, điễn đạt mục tiêu dạy học cụ

thể, tổ chức tình huống học tập định hướng hành động nhận thức tích cực và

CHƯƠNG 2. TIẾN TÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 12 THPT THEO TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG TRI

THỨC KHOA HỌC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “SÓNG CƠ” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh lớp 12 theo tiến trình xây dựng tri thức khoa học chương sóng cơ lớp 12 nâng cao (Trang 31)