Từ năm 1991 đến 1993, ở châu Âu đã triển khai công nghệ di động tế bào công nghệ số GSM. Tuy nhiên, ở thời điểm đó công nghệ này còn đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa được thương mại hoá rộng rãi. Lúc này, thế giới đã đưa vào sử dụng các hệ thống di động tế bào khoảng 20 năm nhưng hầu hết dùng công nghệ analog.
Khi ấy, Tổng cục Bưu điện đứng trước tình huống nhu cầu thông tin di động đã xuất hiện nhưng lựa chọn công nghệ nào phù hợp vớiViệt Nam?
Nhiều ý kiến được đưa ra, nhưng Tổng cục Bưu điện đã quyết định chọn công nghệ số để thẳng tiến tới công nghệ hiện đại và đồng bộ mạng lưới từ nội hạt, truyền dẫn đều sửdụng công nghệ số. Vì vậy, công nghệ thông tin di động được chọn lựa là GSM.
Cũng tại thời điểm đó, có một số ý kiến đề xuất nên chọn công nghệ di động vệ tinh toàn cầu với ưu điểm là đi khắp nơi trên thế giới đều có thể sử dụng được cho dù thiết bị đầu cuối to hơn các công nghệ khác một chút. Thời kỳ này, công nghệ di động vệ tinh được đầu tư mạnh ở Mỹ và châu Âu. Các nhà cung cấp dịch vụ đã bắn khoảng hơn 60 quả vệ tinh tầm thấp (tương tự như trạm phát sóng di động - BTS) lên quỹ đạo vệ tinh cách trái đất khoảng 10.000km (vệ tinh) để đảm bảo sự chuyển vùng cho các thuê bao di động.
Ngoài các yếu tố về thị trường, công nghệ, thiết bị đầu cuối thì vấn đề được đưa ra cân nhắc đó là chọn mạng GSM sẽ giúp quản lý tốt hơn và triển khai mạng di động vệ tinh. Vì vậy, quan điểm của Tổng cục Bưu điện là vẫn phải xây dựng mạng di động thông tin mặt đất GSM. Sau này, chính sự thận trọng đó đã giúp chúng ta tránh được rủi ro khi công nghệ di động vệ tinh thất bại. Trong khi đó, giá thành thiết bị mạng và thiết bị đầu cuối giảm đi rất nhanh nên mạng GSM được thương mại hóa và phát triển mạnh trên toàn cầu.
Thành lập mạng di động đầu tiên
Ngày 16/4/1993, MobiFone - mạng di động đầu tiên của Việt Nam chính thức được thành lập. Ở thời điểm đó, thông tin di động còn là khái niệm xa lạ với đa số người tiêu dùng. Trong hai năm đầu tiên, MobiFone gặp phải nhiều khó khăn bởi kinh nghiệm xây dựng và khai thác mạng chưa có, cơ sở hạ tầng nghèo nàn. Mạng MobiFone ban đầu chỉ có một tổng đài dung lượng 2.000 số với 7 trạm BTS tại Hà Nội và một tổng đài 6.400 số với 6 trạm BTS tại khu vực phía Nam, phủ sóng 4 địa phương Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Long Thành, Vũng Tàu.
Ở thời điểm đó số lương thuê bao của mạng di động này không nhiều do vùng phủ sóng hạn chế và giá cước cũng như thiết bị đầu cuối còn đắt. Điện
thoại di động rất khan hiếm, giá thành mỗi chiếc máy khoảng 1.000 USD. Khan hiếm máy đã đành, tiền thuê bao và cước cuộc gọi cũng rất đắt, phí hòa mạng 200 USD/ thuê bao, thuê bao tháng khoảng 30USD, cước cuộc gọi cho nội hạt Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội là0.3USD/ phút; Riêng với các cuộc gọi liên tỉnh, mức cước phí là 0.3USD/ phút + cước liên tỉnh. Lúc mới thành lập, MobiFone trực thuộc Tổng cục Bưu điện và nằm ngoài VNPT. Khi thành lập các Tổng công ty 91, Tổng cục Bưu điện chủ trương đưa MobiFone vào VNPT cùng với các công ty trong khối công nghiệp.
Từ 1995, khi MobiFone chính thức thành lập Hợp đồng hợp tác kinh doanh với Tập đoàn Comvik (Thụy Điển) để cùng xây dựng và khai thác mạng thông tin di động, mạng này bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Comvik đã chuyển giao kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, nguồn vốn... giúp MobiFone khẳng định đẳng cấp trên thị trường.
Sau 20 năm phát triển tại thị trường Việt Nam, di động đã trở thành dịch vụ không thể thiếu với hầu hết người dân Việt Nam. Phát biểu tại buổi làm việc mới đây với MobiFone, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh, thị trường viễn thông Việt Nam năm 2012 rất khắc nghiệt, có nhiều doanh nghiệp phải ra đi hoặc hoạt động cầm chừng. Thế nhưng, viễn thông vẫn là ngành ngẩng cao đầu thắng trên sân nhà và liên tục giảm giá dịch vụ cho người dùng.
Những năm qua, ngành viễn thông đã đưa điện thoại di động từ vật xa xỉ trở thành bình dân, mang tri thức thông tin đến với bà con vùng sâu, vùng xa và nối liền khoảng cách biển đảo với đất liền. Viễn thông cũng là ngành đi đầu trong việc thực hiện tốt nhất cuộc vận động người Việt dùng
hàngViệt. Và MobiFone đã góp phần quan trọng làm nên kết quả đó trong suốt 20 năm qua.
Ra đời năm 1995, EVNTelecom là thành viên trực thuộc Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam. Năm 2001, sau khi được Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin
và Truyền thông) cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng, EVNTelecom có thêm sức mạnh để thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Chính thức bước vào kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng, EVNTelecom đã khẳng định thương hiệu của đơn vị bằng việc cung cấp dịch
vụ cố định không dây và mạng di động toàn quốc (096) phủ sóng trên 63 tỉnh, thành phố. Không những thế, năm 2007, EVNTelecom tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh với nhiều dự án đầu tư mở rộng mạng, cung cấp dung lượng mạng lưới với khả năng cung cấp thuê bao không hạn chế. Ðể đón đầu xu thế hội nhập WTO, EVNTelecom đã mở rộng sự hiện diện các POP của mạng lưới viễn thông ngành điện tới Hồng Công, Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới. Tính đến nay, EVNTelecom đã có hơn 4 triệu thuê bao, đặc biệt khách hàng thuê bao điện thoại cố định không dây chiếm 65%, thuê bao trả sau chiếm 70%.
Từ 26/06/1996 đưa mạng thông tin di động VINAPHONE - mạng thông tin
di đông GSM thứ hai của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đi vào hoạt động song song với mạng MOBIFONE của VMS đã có trước. Đến cuối 1996, mạng VMS có gần 50 nghìn thuê bao, mạng VINAFONE có khoảng 6500 thuê bao.
Năm 2003, S-Fone lĩnh ấn tiên phong làm người đi mở đường cho việc phá thế độc quyền trên thị trường di động lúc bấy giờ. Thế nhưng, "người mở
đường" S-Fone được kì vọng phá thế độc quyền lại dường như muốntạo sự đột phá trong cạnh tranh. Vì vậy, chuyện có thêm 1 mạng S-Fonecũng giống như “ném đá ao bèo” bởi thị trường gần như không có sự thay đổi.
Thị trường di động Việt Nam bắt đầu có cuộc cách mạng khi Viettel chính thức bước chân vào thị trường di động năm 2004. Viettel xuất phát điểm là doanh nghiệp của Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc và làm thuê cho VNPT. Viettel khởi nghiệp với số vốn 2,3 tỉ đồng và gần 100 cán bộ làm việc trong một dãy nhà cấp 4 ở Giang Văn Minh. Thời điểm đó niềm tin vào Viettel có thể làm cách mạng cho viễn thông Việt Nam xem như là chuyện hoang tưởng.
Thế nhưng, thời thế đã tạo anh hùng và đã làm nên một kì tích để Viettel “tay không bắt giặc”. 3 yếu tố được cho là đã làm nên kì tích Viettel gồm "thiên thời", "địa lợi" và "nhân hòa". Trước hết là yếu tố "nhân hòa", Viettel đã có được dàn lãnh đạo có tầm nhìn, đoàn kết và cùng chung khát vọng lớn. Yếu tố "địa lợi" của Viettel là khi bước chân vào thị trường di động thì
cả hai mạng VinaPhone và MobiFone mới có khoảng 2 triệu thuê bao. Đây là thị trường tiềm năng và màu mỡ cho các nhà khai thác mới xâm nhập vào thị trường này. Tất nhiên, những yếu tố này sẽ là những con số không tròn trĩnh nếu Viettel không giải được bài toán làm sao có được thiết bị di động trong bối cảnh Viettel quá nghèo để đầu tư một mạng di động. Thế nhưng, may mắn cho Viettel yếu tố "thiên thời" đã giúp cho doanh n0.ghiệp này lần lượt giải được các bài toán hóc búa nhất. Trong một chuyến thăm của lãnh đạo Viettel sang công ty viễn thông Thái Lan AIS, bà Yingluck Shinawatra lúc đó là Tổng Giám đốc đã đưa ra hai lời khuyên cho Viettel. Thứ nhất là đã làm viễn thông di động thì phải làm to làm nhanh. Thứ hai trên thế giới các mạng di động đang chuyển sang 3G nên thừa thiết bị 2G vì vậy có thể mua trả chậm.
Ngay lập tức Viettel đã chuyển chiến lược theo lời khuyên của bà Yingluck Shinawatra. Viettel bắt tay vào phương án đàm phán mua thiết bị trả chậm với các nhà cung cấp thiết bị. Một chi tiết khá thú vị là thị trường viễn thông Việt Nam lúc bấy giờ vẫn chủ yếu mua thiết bị của các hãng Châu Âu và Mỹ gồm; Ericsson, Siemens, Alcatel, Motorola… Thậm chí, thời điểm năm 2003, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Trung Quốc sang thăm VNPT còn đề nghị cho các hãng sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc như Huawei, ZTE được cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp sản xuất thiết bị của Châu Âu và Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành di động Việt Nam, Viettel - một doanh nghiệp nhỏ đã kí được hợp đồng mua thiết bị trả chậm tới 4 năm với đối tác Huawei. Đặc biệt hơn việc mua trả chậm này của Viettel chỉ theo hình thức tín chấp chính là thị trường viễn thông di động Việt Nam còn hoang sơ và nhiều tiềm năng. Chuyện mua bán bằng niềm tin như thế này cũng là những câu chuyện hiếm trên thế giới. Thời điểm đó, Huawei đã nhìn thấy cơ hội thị trường và chấp nhận bán trả chậm cho Viettel. Sau đó, Viettel nhanh chóng bắt tay với chiến lược quyết tâm trở thành mạng di động có vùng phủ sóng rộng nhất Việt Nam.
HT-Mobile là mạng di động thứ 6 được cấp phép tại Việt Nam theo hợp
đồng hợp tác kinh doanh giữa Hanoi Telecom và Tập đoàn Hutchison (Hồng
hình con ong. Công nghệ sử dụng là CDMA 2000-EvDO với tần số hoạt động 800 MHz. Đầu số mà HT-Mobile được sử dụng tại Việt Nam là 092. Tuy nhiên do gặp một số khó khăn khách quan nên HT-Mobile đã xin phép được chuyển đổi công nghệ từ CDMA sang eGSM và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Để thực hiện việc chuyển đổi công nghệ, HT-Mobile đã tiến hành gửi tất cả các thuê bao hiện có của mình sang cho S-Fone, mạng di động CDMA khác dùng cùng tần số tại Việt Nam, quản lý. Sau gần nửa năm chuẩn bị, đến tháng 6 năm 2008, Hanoi Telecom và Hutchison đã ký hợp đồng với Ericsson và Huawei để có thể quản lý, vận hành và thiết kế mạng cho mạng di động mới trong 3 năm, đồng thời chịu trách nhiệm chuyển đổi toàn hệ thống mạng từ công nghệ CDMA sang GSM/EDGE.
Vào ngày 8 tháng 4 năm 2009, Hanoi Telecom đã ra mắt mạng di động mới
của mình với tên Vietnamobile, vẫn giữ nguyên đầu số 092 và sẽ đổi máy
mới sang công nghệ GSM cho thuê bao 092 hiện có .
Vào tháng 7 năm 2009, Beeline hợp tác với Gtel Mobile để trở thành mạng
liên doanh quốc tế, mạng viễn thông thứ 7 tại Việt Nam với đầu số 099 và 0199. Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm kinh doanh thua lỗ, Beeline rút khỏi liên doanh và ra khỏi thị trường Việt Nam từ năm 2013. Đối tác Gtel Mobile tiếp tục khai thác những cơ sở còn lại tại Việt Nam với thương hiệu GMobile.
Thuê bao liên tiếp bùng nổ, giá cước siêu rẻ
Theo con số thống kê, giá cước di động Việt Nam trong vòng 10 năm qua đã giảm hơn 3 lần. Cuộc cạnh tranh nóng bỏng trên thị trường di động đã đưa Việt Nam từ nước có giá cước thuộc hàng cao trên thế giới đã trở thành nước có mức cước thuộc hàng rẻ nhất thế giới.
Khi Viettel chính thức đặt chân vào thị trường di động thì Việt Nam lúc ấy mới có khoảng 2 triệu thuê bao di động. Thế nhưng, với nhân tố Viettel thì thị trường di động liên tục tăng trưởng ở mức bùng nổ. Thời điểm ban đầu khi Viettel nhập cuộc, số lượng thuê bao tăng trưởng trong 1 ngày bằng số thuê bao phát triển trong 1 tháng trước đó.
Theo báo cáo của Bộ TT&TT, tính đến tháng 6 năm 2013, tổng số thuê bao điện thoại được đăng kí và đang hoạt động trên toàn quốc là 148,5 triệu, trong đó di động chiếm 93,3%. Mới đây, ITU đã xếp Việt Nam đứng vị trí thứ 8 trên thế giới về mật độ thuê bao di động. VN xếp thứ 8 về mật độ thuê bao di động và được đánh giá như một điểm sáng của viễn thông thế giới.
Lịch sử 20 năm di động đã để lại cho Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Những kinh nghiệm đó đang giúp cho các nhà mạng của Việt Nam mà điển hình là Viettel vươn ra thị trường toàn cầu, đặc biệt là những thị trường còn nhiều khó khăn để đưa di động đến với mọi người.