L ỜI NÓI ĐẦU
4.2.2.1. Khái quát chung về nhóm hộ điều tra
Kinh tế nông hộ ở xã đã không ngừng phát triển trên cơ sở kết hợp đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Nhiều hộ nông dân đã tiếp cận được với công nghệ sản xuất tiên tiến và không ngừng vươn lên làm giàu.
Đất sản xuất nông nghiệp ngày càng được tích tụ tập trung hơn, các nông hộ đang dần đi vào tổ chức, sử dụng đất hợp lý hơn làm cho cây lương thực nông sản hàng hoá tăng lên.
Các hộ nông dân đã lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với số lượng và chất lượng cao hơn, từng bước áp dụng lao động kỹ thuật nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn đúng mục đích, đầu tư vào những sản phẩm có lợi về mặt kinh tế, nguồn vốn huy động ngày càng phong phú hơn.
Kinh tế hộ nông dân phát triển, nhất là một số hộ đã hướng theo hình thức sản xuất kinh tế trang trại gia đình, góp phần giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm và bảo vệ môi trường sinh thái của vùng. * Những khó khăn và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Phú Thượng là một xã thuộc vùng nông thôn, cũng như các xã khác, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ một vị trí quan trọng, với 894,43 ha diện tích đất tự nhiên được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Cây trồng chính của xã vẫn là cây lúa nước, cây ngô vì vậy cây lúa nước, cây ngô là nguồn thu lớn của nông hộ. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội, các nông hộ không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời các nông hộ cũng tìm thêm các nguồn thu nhập khác ngoài nông nghiệp nhằm tăng thu cho hộ. Kết quả là những năm gần đây người dân làm thêm nhiều nghề phụ góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân trong xã.
-Về trình độ văn hóa của hộ.
Trong một gia đình quyết định của một chủ hộ là rất quan trọng. Trong sản xuất kinh doanh sự thành bại phụ thuộc rất nhiều vào chủ hộ và những lao động chính trong gia đình. Điều này càng thấy rõ khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nó đòi hỏi người sản xuất kinh doanh không chỉ chỉ có sức khỏe mà còn phải có trình độ, có kiến thức văn hóa, để có thể tiếp thu nhanh chóng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó đổi mới được tư duy, cách nghĩ, cách làm thì tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh mới mang lại hiệu quả cao.
Bảng 4.4: Thông tin cơ bản về nhóm hộđiều tra Chỉ tiêu ĐVT Hộ Khá Hộ TB Hộ Nghèo Tính Chung SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1.Tổng số hộđiều tra Hộ 22 100 34 100 4 100 60 100 1.1. Hộ thuần nông Hộ 5 22,73 27 79,41 4 100 36 60 1.2.Hộ kiêm ngành nghề Hộ 17 77,27 7 20,59 0 0 24 40 2.Chủ hộ 2.1.Tuổi bình quân Tuổi 43,08 44,5 43,5 44,76 2.2. Giới tính Nam 20 34 3 Nữ 2 0 1 2.3. Dân tộc Kinh 3 2 1 Tày 3 6 2 Nùng 16 25 - Dao - 1 1 2.2.Trình độ văn hóa Cấp I Người 1 4,55 3 8,82 3 75 7 11,67 Cấp II Người 11 50 22 64,71 1 25 32 53,33 Cấp III Người 3 13,64 7 20,59 0 0 11 18,33
Trên cấp III Người 7 31,82 2 5,88 0 0 9 15
3.Nhà ở
3.1.Nhà kiên cố Nhà 18 81,82 16 47,06 0 0 34 56,67
3.2.Nhà bán kiên cố Nhà 4 18,18 16 47,06 2 50 22 36,67
3.3.Nhà tạm Nhà 0 0 2 5,88 2 50 3 5
4.Tiện nghi sinh hoạt bình quân/hộ
Ti vi Cái 1,36 1,08 1 1,14
Xe đạp Cái 0,68 1,47 1 1,05
Xe máy Cái 1.54 1,02 0,25 0,93
(Nguồn : tổng hợp số liệu điều tra, 2014)
Qua bảng 4.4 ta thấy ở nhóm hộ khá trình độ văn hóa của chủ hộ là cao hơn ở nhóm hộ trung bình và hộ nghèo, do có trình độ cao hơn nên việc ra quyết định trong sản xuất kinh doanh tốt hơn, dẫn đến cơ hội làm giàu nhiều
hơn. Còn ở nhóm hộ nghèo và hộ trung bình có trình độ văn hóa thấp nên thường tiếp thu chậm với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, ít hoặc không có kinh nghiệm trong quản lý sản xuất nên sản xuất kém hiệu quả dẫn đến thu nhập của hộ thấp.
- Về nhà ở và tiện nghi sinh hoạt.
Tìm hiểu về thực trạng nhà ở và tiện nghi sinh hoạt của các nhóm hộ tôi thấy các nhóm hộ khác nhau thì có tỷ lệ này cũng khác nhau. Ở nhóm hộ khá do thu nhập và tích lũy hàng năm cao nên loại hộ này có khả năng xây dựng nhà ở và hầu hết các hộ không phải ở nhà tạm. Qua nghiên cứu tôi thấy ở nhóm hộ khá có số nhà kiên cố trung bình chiếm là 81,82%,số nhà bán kiên cố chỉ chiếm 18,18%. Ở nhóm hộ trung bình mặc dù sự tích lũy hàng năm cũng chưa cao song do ảnh hưởng của phong tục tập quán miền bắc, nhà nào cũng cố gắng để xây dựng nên một ngôi nhà ổn định vì vậy ở nhóm hộ này cũng hầu như không còn tình trạng ở nhà tạm nữa mà chủ yếu là nhà bán kiên cố và nhà kiên cố, ở nhóm hộ này tỷ lệ nhà bán kiên cố là 47,06% nhà kiên cố là 47,06%. Chỉ còn 2 hộ sống trong nhà tạm chiếm 5,88%, nhưng qua tìm hiểu thì 2 hộ này cũng đang có kế hoạch xây lai nhà.
Ở nhóm hộ nghèo: Do sự tích lũy thấp nên việc xây dựng nhà kiên cố là rất ít chủ yếu vẫn là nhà bán kiên cố 2 nhà trong tổng số 4 hộ chiếm 50% và có 2 hộ vẫn sống trong nhà tạm.
- Về tiện nghi sinh hoạt: chúng tôi chỉ nghiên cứu và đánh giá một cách tương đối bởi ti vi, xe máy, xe đạp……đều có nhiều loại. Do trong mấy năm gần đây, nền kinh tế phát triển mạnh, quá trình giao lưu hàng hóa diễn ra thuận tiện nên nhiều hộ có điều kiện mua sắm tiện nghi sinh hoạt phục vụ văn hóa, giải trí thông tin. Đây là sự đổi mới tích cực của các hộ trong việc trang bị các phương tiện đẻ nâng cao mức sống vật chất và tinh thần, góp phần thay đổi mức sống của hộ. Theo kết quả điều tra trong 60 hộ có 0,93 hộ có xe máy, 1,14 hộ có ti vi…Với những hộ khá do có thu nhập cao nên nhu cầu mua sắm các tiện nghi sinh hoạt thường cao hơn, tiện nghi tốt hơn và hiện đại hơn.