Những giải pháp chung phát triển kinh tế nông hộ xã Phú Thượng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 72)

L ỜI NÓI ĐẦU

4.4.2.3.Những giải pháp chung phát triển kinh tế nông hộ xã Phú Thượng

Xuất phát từ các đặc điểm kinh tế xã hội của xã, dựa vào thực trạng sản xuất kinh doanh của nông hộ có thể đề xuất một số giải pháp :

* Giải pháp về đất đai

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, việc sử dụng đất hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người nông dân. Hiện nay đất canh tác còn manh núm, phân bố không đồng đều vì vậy trong thời gian tới cần thực hiện chủ trương mới về ruộng đất, giao đất, rừng và chứng nhận quyền sở hữu lâu dài cho hộ nông dân. Có như vậy người dân mới yên tâm vào sản xuất.

Đất nông nghiệp chưa được sử dụng một cách hiệu quả, và khai thác triệt để còn nhiều diện tích bỏ hoang. Vì vậy cần phải đầu tư chăm bón cây

trồng hợp lý và phù hợp với từng loại đất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và bảo vệ đất một cách bền vững, mặt khác cần khai thác triệt để những vùng đất còn bỏ hoang để tăng diện tích canh tác cho người dân.

* Giải pháp về vốn

Để tiến hành sản xuất hàng hoá nông nghiệp rất cần có vốn, để chuyển dịch cơ cấu cây trồng tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp càng cần có vốn vì vậy giải pháp về vốn là rất cần thiết đối với quá trình phát triển kinh tế hộ.

Về phía Nhà nước cần mở rộng hơn nữa các chương trình cho vay vốn tới tận tay người nông dân, thông qua các tổ chức tín dụng, các ngân hàng phục vụ người nghèo thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương như hội phụ nữ, đoàn thanh niên... việc cho vay vốn phải xác định được đúng đối tượng được vay, số lượng vốn vay phải đảm bảo cho người đi vay có đủ khả năng tái sản xuất mở rộng, các phương pháp thu hồi vốn phải phù hợp với đặc điểm và chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình vay phải giám sát các hoạt động của hộ được vay vốn thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương, tránh tình trạng sử dụng vốn vay không có khả năng hoàn trả vốn. Ngoài ra có thể cho hộ nông dân vay vốn bằng hiện vật thông qua hoạt động kinh doanh của HTX dịch vụ như các tư liệu sản xuất trong nông nghiệp, các dịch vụ sản xuất bằng cách này có thể theo dõi chính xác qua trình sản xuất của các hộ vay và đảm bảo đúng mục đích trong việc vay vốn của nông hộ.

Về phía nông hộ trước tiên phải biết cách huy động vốn từ nguồn vốn tự có của bản thân, vốn vay từ bạn bè và quan trọng là xác định được kế hoạch sử dụng và phân bổ số vốn đó cho từng khâu sản xuất sao cho hợp lý, đem lại hiệu quả đồng vốn là cao nhất.

* Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Nhìn chung trình độ văn hoá của chủ hộ còn thấp, do vậy xã cần có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về thị trường, kiến thức về thâm canh, về khoa học công nghệ, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh của chủ hộ bằng việc tăng cường các hoạt động khuyến nông, mở các lớp truyền bá kinh nghiệm sản

xuất, các buổi tập huấn, họp mặt trao đổi kinh nghiệm, thông tin, từ đó giúp nông dân có sự chuyển biến về nhận thức, giúp nông hộ làm quen với cơ chế thị trường, xoá bỏ những tập quán lạc hậu, lựa chọn hướng đi phù hợp với tiềm lực kinh tế của mình, phù hợp với xu hướng phát triển của cả nước.

Bên cạnh đó cần có các giải pháp dạy nghề nông, du nhập nghề mới tạo nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương. Cùng với các giải pháp đó các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, phải tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm để tạo điều kiện cho người dân miền núi có thể tiếp cận tốt với khuyến nông. Trạm khuyến nông cần thực hiện tốt 3 chức năng : Xây dựng mạnh lưới cơ sở, phổ biến kỹ thuật và phục vụ hỗ trợ xây dựng mô hình thật tốt và chuyển giao cho đội ngũ nông dân giỏi trước, làm theo khẩu hiệu : làm cho người giàu thì giàu hơn, người nghèo thành khá, xóa dần hộ nghèo đói, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và giá trị sản xuất, giải quyết việc làm. Tổ chức khuyến nông cơ sở ở thôn, bản, nhân sự phải do chính người dân bầu ra là những người nông dân giỏi trong hoạt động được bà con suy tôn. Đào tạo đội ngũ khuyến nông phải tận tụy, sát thực tiễn, giám làm, đổi mới suy nghĩ và có phương cách chỉ đạo tập chung, được nông dân tín nhiệm.

* Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Nội dung chủ yếu của giải pháp này là nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất bằng phương pháp khuyến nông.

Đối với những hộ làm nông nghiệp cần tập trung nâng cao kỹ năng sản xuất của hộ, từ khâu chọn giống, làm đất canh tác, chăm sóc đến khâu thu hoạch, phổ biến cho hộ quy trình sản xuất lúa lai, lúa đặc sản mang tính chất hàng hoá cao. Để thực hiện tốt điều này cần tăng cường công tác khuyến nông, tuyên truyền phổ biến những giống cây trồng, vật nuôi có đặc tính tốt. Trợ giúp cho hộ khâu kỹ thuật trong quy trình sản xuất thử nghiệm, xây dựng mô hình điển hình để chuyển giao khoa học kỹ thuật có hiệu quả.

Đối với những hộ có tham gia hoạt động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, cần khuyến khích các hộ mở rộng quy mô đầu tư theo chiều sâu,

lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp vào một số khâu có điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra xã cũng cần có biện pháp nhân rộng các hoạt động sản xuất ngành nghề ra toàn xã, thông qua các tổ chức đoàn thể giới thiệu những ngành nghề tiều thủ công nghiệp mới nhằm giải quyết lao động khi nhàn rỗi, tạo điều kiện tăng thu nhập cho hộ

Ngày nay, ứng dụng khoa học kỹ thuật được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì mới tăng nhanh được năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

* Mở rộng thị trường tiêu thụ

Mở rộng thị trường tiêu thụ là giải pháp quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói chung và kinh tế hộ xã Phú Thượng nói riêng. Vì chỉ khi sản phẩm của nông hộ làm ra được tiêu thụ tốt mới kích thích được sự phát triển của sản xuất hàng hoá, kích thích đầu tư thâm canh, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi cũng như đa dạng hoá ngành nghề. Để làm được điều đó cần có các giải pháp sau:

- Có chính sách giúp đỡ, hướng dẫn nông hộ nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao không chỉ đáp ứng được thị trường trong vùng mà còn trong cả nước.

- Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức trung gian tiêu thụ sản phẩm do xã sản xuất ra.

- Xã cần tạo điều kiện hỗ trợ trong việc xây mới chợ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống đường giao thông để nông sản phẩm hàng hoá và các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp được nhanh chóng chuyển đến người tiêu dùng

các thông tin về khoa học công nghệ để nông hộ nắm bắt được kịp thời và có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình mình, làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

* Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là tiền đề để các hộ phát triển sản xuất hàng hóa, là cơ sở của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Bao gồm: điện, đường, trường, trạm, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hệ thống giao thông nông thôn rất quan trọng trong cuộc sống và mọi hoạt động sản xuất của người dân vì vậy cần tập trung hoàn thiện hệ thống đó với sự hỗ trợ của nhà nước và nhân dân cùng làm.

Mặt khác cần nâng các khu chợ của xã vì đây là nơi giao lưu kinh tế của người dân trong xã với nhau và của người dân trong xã với người dân nơi khác. Mở rộng các hệ thống thông tin liên lạc: khi kinh tế càng phát triển thì yêu cầu lượng thông tin càng nhiều đặc biệt ở những xã khó khăn cần nhanh chóng giải quyết để nắm bắt được những thông tin thị trường một cách nhanh nhất.

Trạm xã cần được hoàn thiện và nâng cấp các trang thiết bị khám chữa bệnh cho người dân vì có đảm bảo được sức khỏe họ mới có thể hoạt động sản xuất kinh tế.

* Giải pháp về thị trường

Cần giúp đỡ hướng dẫn hộ nông dân nâng cao năng lực sản xuất, tạo được những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường trên địa bàn và vùng lân cận, nhằm tạo được thị trường rộng hơn thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

Chính quyền xã cần có những biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác dự báo, phổ biến rộng rãi thông tin thị trường, thông tin về khoa học công nghệ để nông hộ nắm bắt kịp thời và có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Nhà nước và chính quyền địa phương cần tìm thị trường và giá cả hợp lý cho các sản phẩm nông nghiệp để họ yên tâm trong sản xuất, giúp họ vươn lên nâng cao cuộc sống của mình.

* Giải pháp về chính sách

Nhà nước và chính quyền các cấp cần có các chính sách trợ giá đầu vào cho sản xuất. Cung cấp các giống mới, vật tư nông nghiệp với giá ưu tiên…

Có chính sách trợ giá đối với các sản phẩm do các nông hộ sản xuất ra như: đảm bảo tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định và đảm bảo có lợi ích cho họ. miễn thuế vài năm đầu cho các dịch vụ thương nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do người dân địa phương làm ra.

Giải quyết tốt chế độ chính sách vùng sâu, vùng xa cấp phát đủ số lượng, đúng đối tượng trong các chương trình xóa đói giảm nghèo.

Có những chính sách ưu đãi cho người dân vay vốn với lãi suất thấp và thủ tục đơn giản

Phn 5: KT LUN VÀ KIN NGH 5.1. Kết luận

Trong thời gian thực tập xã Phú Thượng, được sự giúp đỡ tận tình của các phòng ban trong xã cùng một số nông hộ trong địa bàn xã, đến nay đã hoàn thành đề tài nghiên cứu: " Đánh giá thc trng và đề xut mt s

gii pháp ch yếu phát trin kinh tế nông h ti xã Phú Thượng –huyn Võ Nhai - tnh Thái Nguyên ". Em xin rút ra những kết luận sau:

Phú Thượng là một xã miền núi có nền kinh tế đang phát triển, là một xã thuần nông thu nhập của người dân ổn định, đời sống của nhân dân các dân tộc trong xã từng bước được cải thiện. Cơ cấu kinh tế bắt đầu chuyển sang theo chiều hướng tích cực.

Việc phát triển các nghành nghề chưa cao, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Sau một thời gian làm quen các hộ ở đây đều đã bắt đầu thích nghi với nền kinh tế thị trường và xu hướng sản xuất hàng hoá. Các hộ đã biết cách lựa chọn sản xuất các sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó trong sản xuất nông nghiệp phần lớn các nông hộ đều đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất đã đáp ứng khá tốt nhu cầu của nhân dân. Đây là điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình. Ngoài sản xuất nghiệp đa số các nông hộ đều biết tận dụng lao động lúc nông nhàn để tăng thu nhập thông qua nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh khác nhau. Thu nhập đem lại từ các hoạt động phi nông nghiệp này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của nông hộ hiện nay.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã làm được. Trong sự phát triển của kinh tế hộ xã Phú Thượng, còn một số tồn tại cơ bản đòi hỏi cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền. Đó là việc chưa rõ ràng trong định hướng sản xuất lâu dài của nông hộ, khả năng sử dụng đất đai còn kém, hiệu quả sử dụng vốn vay còn thấp. Trong sản xuất nông nghiệp còn mất cân đối giữa tỷ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi. Các hoạt động phi nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa đủ điều kiện để nông hộ tách hẳn khỏi hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Đề tài nghiên cứu, phân tích một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ. Trong đó có một số yếu tố mà nông hộ có thể điều chỉnh được để có thể đưa kinh tế hộ gia đình mình đi lên nhưng cũng có một số yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của nông hộ. Vì thế, các nông hộ rất cần nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ phía các cơ quan Nhà nước, các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương để kinh tế hộ của xã thực sự phát triển, đúng với tiềm năng

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối vi địa phương

- Các ban ngành, cơ quan, UBND cần lựa chọn mô hình kinh tế sản xuất trong kinh tế hộ phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Tổ chức các hoạt động khuyến nông nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tiếp tục hỗ trợ kinh phí, tăng cường hệ thống tín dụng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, có những chính sách hỗ trợ những hộ nghèo yên tâm làm kinh tế. Tạo điều kiện cho các hộ nông dân được tham quan học hỏi kinh nghiệm tại một số địa phương có kinh tế hộ nông dân phát triển mạnh.

- Có chính sách thu hút những nhân tài là con em trong xã sau khi học tập về huyện công tác, đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển của địa phương.

5.2.3. Đối vi h nông dân

Các chủ nông hộ và những người lao động trong nông hộ không ngừng nâng cao trình độ sản xuất của mình bằng cách tự bản thân phải phấn đấu và coi trọng việc học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các chủ nông hộ làm ăn giỏi.

Các chủ nông hộ căn cứ vào nhu cầu của thị trường về nông sản hàng hoá và điều kiện cụ thể của nông hộ mình mà lựa chọn bố trí hệ thống cây trồng, vật nuôi hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao, tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất. Tiếp tục đầu tư xây dựng và cải tiến hệ thống hầm biogas trong việc xử lý chất thải từ chăn nuôi vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường; áp dụng các biện pháp cải tạo, nâng cao độ phì cho đất.

Với những nông hộ tại vùng úng trũng thì nhanh chóng chuyển phần diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản.

Trong hoàn cảnh dịch bệnh bùng phát như hiện nay thì mỗi chủ nông hộ có chăn nuôi đều phải nâng cao ý thức phòng và chống dịch bệnh, thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ thú y. Nếu phát hiện đàn gia súc, gia cầm của nông hộ mình có biểu hiện mắc bệnh thì phải thông báo ngay cho cán bộ thú y, không được bán chạy để tránh lây lan dịch bệnh.

Mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất và mạnh dạn đầu tư vào một số ngành có khả năng mang lại thu nhập cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 72)