L ỜI NÓI ĐẦU
2.3. Xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân
2.3.1. Xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau tuy nhiên dưới góc độ kinh tế hàng hóa thì kinh tế hộ phát triển theo ba xu hướng chính như sau:
Xu hướng thứ nhất: Những hộ gia đình sản xuất kinh doanh nhưng không đủ tiêu dùng, họ không có khả năng tái sản xuất giản đơn. Sự phát triển của nhóm hộ này theo hai xu hướng có thể họ sẽ trở thành lao động làm thuê hoặc họ sẽ quay lại cuộc sống sinh tồn.
Xu hướng thứ hai: Những hộ gia đình sản xuất kinh doanh chỉ đủ tiêu dùng lượng sản phẩm để bán của họ là không nhiều hoặc không đáng kể, sự phát triển của họ có thể trở thành nhóm hộ sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên để làm được như vậy cần có sự hỗ trợ hợp tác từ bên ngoài.
Xu hướng thứ ba: Những hộ sản xuất hàng hóa sản phẩm của họ để bán họ có thể có những lợi thế về đất đai, lao động, vốn, lợi thế về lưu thông hàng hóa hay khả năng tiếp cận khoa học...[1]
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các hoạt động kinh tế nông hộ tại xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân tại xã Phú Thượng: - Tình hình sản xuất kinh doanh của nông hộ.
- Tình hình sử dụng đất đai của hộ.
- Tìm hiểu các yếu tố tác động đến kinh tế hộ nông dân để đưa ra các giải pháp phát triển trong thời gian tới.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm
Đề tài được nghiên cứu tại xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian
- Thời gian thực tập từ tháng 02/2014 - 05/2014.
- Thu thập số liệu về sự phát triển kinh tế hộ từ năm 2011- 2013, số
liệu khảo sát thực trạng được điều tra năm 2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu. - Đánh giá các nguồn lực của địa phương.
- Phân tích tình hình kinh tế theo nhóm hộ điều tra.
- So sánh sự khác nhau về hiệu quả kinh tế giữa các nhóm hộ
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của hộ gia đình.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế cho từng nhóm hộ.
- Đề xuất một số giải pháp chung nhằm phát triển kinh tế hộ tại địa phương.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết có liên quan đến kinh tế hộ.
- Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND xã, phòng tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp, thu thập từ các báo cáo, tạp chí, Tổng hợp từ internet…
3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Là phương pháp thu thập thông tin chưa được công bố ở bất kỳ một tài liệu nào. Trong đề tài này để thu thập được các thông tin sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu tôi xây dựng bảng câu hỏi tiến hành hỏi người dân để thu thập các số liệu.
- Phương pháp quan sát: Là phương pháp qua quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.
- Điều tra bằng bảng hỏi: Là phương pháp tìm hiểu quy mô, mức sống của người dân tại địa phương, xác định tiềm năng cơ hội, những thuận lợi và khó khăn của người dân đang tồn tại.
3.4.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu phỏng vấn
Điều tra chọn mẫu là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung.
Chọn hộ điều tra: Sau khi khảo sát, điều tra tình hình kinh tế, dân số, chính trị... của xã tôi thấy có 3 xóm: Cao Lầm, Làng Phật và Nà Kháo là 3
khu xóm mang những nét đặc trưng đại diện được chọn để tiến hành điều tra. Những tiêu chí và kết quả lựa chọn xóm:
- Xóm Nà Kháo nằm ở trung tâm xã, trình độ dân trí cao,các chủ hộ chủ yếu là cán bộ viên chức, sản xuất kinh doanh,... số ít là thuần nông, đời sống nhân dân đa phần khá giả.
- Xóm Cao Lầm nằm gần trung tâm xã, trình độ dân trí khá cao, các hộ làm nông nghiệp kiêm ngành nghề, một số làm cán bộ viên chức, đời sống người dân khá ổn định.
- Xóm Làng Phật nằm xa trung tâm xã, dân trí còn thấp, chủ yếu là thuần nông, số ít kiêm ngành nghề, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Kết quả chọn hộ: Từ tình hình kinh tế ở 3 xóm trên tôi chọn 60 hộ để điều tra được chia đều cho mỗi xóm 20 hộ. Sau đó tiến hành phân loại hộ khá - giàu, trung bình, nghèo theo tiêu chuẩn áp dụng trong xã sau đó căn cứ vào tài liệu của UBND xã để tiến hành phân loại.
3.4.3. Phương pháp xử lí, phân tích và tổng hợp số liệu
* Phương pháp xử lí và tổng hợp số liệu
Số liệu điều tra các hộ gia đình sau khi thu thập đủ, sẽ tiến hành làm sạch biểu tức là kiểm tra, rà soát và chuẩn hoá lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra và chuẩn hóa lại các thông tin. Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân tổ, đồng thời được xử lí thông qua chương trình Excle. Việc xử lí thông tin là cơ sở cho việc phân tích.
* Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
Các thông tin, số liệu được mô tả, liệt kê rõ ràng theo các phương pháp thống kê.
- Phương pháp thống kê so sánh
Các số liệu phân tích được so sánh qua các năm, các chỉ tiêu để thấy được những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu
3.5. Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu đề tài
3.5.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ nông hộ
- Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ - Số nhân khẩu bình quân/hộ
- Số lao động bình quân/hộ - Trình độ văn hóa của chủ hộ - Mức trang bị công cụ sản xuất/ hộ - Vốn đầu tư sản xuất bình quân/ hộ
3.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh đời sống thu chi của nông hộ
- Tổng thu nhập của hộ/ năm - Tổng thu nhập của người/ năm - Thu nhập bình quân người/ tháng - Tổng bình quân các khản chi của hộ - Cơ cấu các khoản chi
3.5.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và các công thức tính
Số liệu điều tra bằng bảng hỏi được xử lý dựa trên cơ sở thống kê toán học thông qua phần mền máy tính Excel.
+ Giá trị sản xuất: GO ( Gross output ) là toàn bộ của cải vật chất, dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường một năm ). GO phản ánh tổng giá trị của cải vật chất hộ thu được.
Công thức tính:
GO = ∑ Qi * Pi
Trong đó:
Qi: Số lượng sản phẩm thứ i Pi: Giá bán sản phẩm thứ i
GO phản ánh tổng giá trị của cải vật chất hộ thu được.
+ Chi phí trung gian: ( IC ) chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của từng cá nhân.
IC = ∑ Ci
Trong đó:
Ci là khoản chi phí thứ i trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng: VA ( Valu Added ) là phần giá trị tăng thêm của một quá trình sản xuất kinh doanh.
VA Được thể hiện bằng công thức:
VA = GO- IC
Trong đó:
GO là giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian.
Nó phản ánh bộ phận giá trị mới được tạo ra của các các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà những người lao động của hộ làm ra.
+ Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần giá trị gia tăng còn lại sau khi trừ đi khấu hao tài sản cố định, tiền thuê lao động thường xuyên, thuế và tiền lãi vay vốn.
MI = VA - (A + L + T + r) A: Khấu hao tài sản cố định
L : Chi phí lao động thuê thường xuyên T : Thuế
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội tại địa bàn xã Phú Thượng xã Phú Thượng
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Thượng là xã miền núi nằm ở phía Đông huyện Võ Nhai cách trung tâm huyện (thị trấn Đình Cả) 2 km và cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 39 km, có trục đường Quốc lộ 1B chạy qua với chiều dài 7km. Địa giới hành chính được xác định như sau:
+ Phía Bắc: Giáp xã Vũ Chấn và Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
+ Phía Đông: Giáp xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
+ Phía Nam: Giáp xã Phương Giao và xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
+ Phía Tây: Giáp thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
4.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình xã có tính đặc thù dãy núi đá vôi dốc đứng bị chia cắt bởi các khe nước ngầm là nguồn nước khá phong phú phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.
Hướng dốc chính của địa hình: Theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và từ các sườn núi dốc về thung lũng chạy dọc theo Quốc lộ 1B.
4.1.1.3. Khí hậu-Thủy văn
Phú Thượng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Bắc Bộ. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông ít mưa, khô và giá lạnh, nhiều sương mù, sương muối ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp.
+ Nhiệt độ trung bình: 24,50 C, sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 6, tháng 7 khoảng 270
C - 280C, thấp nhất vào tháng 12 đến tháng 1 khoảng 140C - 150C.
% – 84%, thấp nhất khoảng 79 % vào cuối tháng 12 và tháng 1 năm sau. + Lượng mưa trung bình trong năm: 2.000mm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Tổng lượng mưa chiếm 75% lượng mưa cả năm.
+ Nắng: Số giờ nắng bình quân trong năm 1200 h/năm, phù hợp với một số cây trồng như: cây lương thực: lúa, ngô, khoai..; cây lâm nghiệp: keo, mỡ…; cây ăn quả: vải, na, nhãn, quýt…; cây công nghiệp ngắn ngày: cây thuốc lá…
+ Chế độ gió: Theo hai hướng chính: Hướng Đông Nam vào mùa mưa và hướng Đông Bắc vào mùa khô tương đối ổn định. Vận tốc gió trung bình theo hướng Đông Bắc đạt 1,2 m/s.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
-Tài nguyên đất:
Với tổng diện tích tự nhiên của xã là 5.792,54 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 5.317,78 ha, đất phi nông nghiệp: 894,43 ha, đất chưa sử dụng:
259,20 ha. Diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn đây là điều kiện thuận
lợi để người dân phát triển sản xuất nông nghiệp, là điều kiện cơ bản góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn xã.
- Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt trên địa bàn xã khá phong phú với hệ thống khe, suối, ao, hồ thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, với lượng mưa trung bình/năm khá lớn đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.
Nguồn nước ngầm do địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi đá vôi nên ngoài phần nước mặt từ sông, suối, trên địa bàn xã còn có các nguồn nước ngầm từ các hang động trong núi đá vôi với trữ lượng lớn.
Diện tích ao hồ, sông suối trên địa bàn xã là: 89,32 ha, trong đó diện tích đang nuôi trồng thuỷ sản là 25,39 ha, diện tích có khả năng để nuôi trồng thuỷ sản là 4,12 ha
- Tài nguyên nhân văn:
Hòa chung với sự phát triển của đất nước xã cũng đang trong quá trình tiến hành thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đã tạo cho người đân trong xã các kỹ năng về lao động sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách năng động, sáng tạo thích ứng tốt với nền kinh tế thị trường. Đồng thời bên cạnh đó nhân dân trong xã Phú Thượng còn là những người dân cần cù, chịu khó, ham học hỏi và sáng tạo, biết khắc phục khó khăn, biết phát huy, kế thừa những kinh nghiệm, thành quả đạt được cùng với đông đảo đội ngũ tri thức, cán bộ khoa học tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong giai đoạn tới.
4.1.2. Điều kiện vềđất đai
4.1.2.1.Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã
Phú Thượng có tổng diện tích đất tự nhiên là 5.792,54 ha. Chủ yếu là rừng và đồi núi, tạo điều kiện cho việc chăn nuôi gia súc và đại gia súc trâu bò và thuận lơi cho việc làm nương rẫy
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua các năm (2011-2013) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) 2010/ 2009 2011/ 2010 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 5.792,54 100 5.792,54 100 5.792,54 100 100 100 100
I. Tổng diện tích đất nông nghiệp 5.333,86 92,08 5.320,59 91,85 5.317,78 91,80 99,75 99,95 99,85
1. Đất sản xuất nông nghiệp 884,45 16,58 890,52 16,74 894,43 16,82 100,94 100,49 100,71
Đất Ttrồng cây hàng năm 620,75 70,18 530,63 59,59 528,67 59,11 84,90 99,20 92,05
Đất trồng cây lâu năm 263,70 29,82 359,89 40,41 365,76 40,89 135,55 101,19 118,37
2. Đất lâm nghiệp 4.424,02 82,94 4.403,84 82,77 4.395,89 82,66 99,79 99,87 99,83 3. Đất nuôi trồng thủy sản 25,39 0,48 26,23 0,49 27,46 0,52 103,57 104,74 104,16
II. Đất phi nông nhiệp 196,27 3,39 203,35 3,51 215,56 3,72 103,61 106,00 104,81
1.Đất chuyên dùng 23,56 12 25,52 12,55 25,92 12,02 104,55 95,81 100,18 2.Đất thổ cư 47,72 24,31 49,78 24,48 50,23 23,30 100,68 95,19 97,94 3.Đất khác 124,99 63,68 128,05 62,97 139,41 64,67 98,88 102,70 100,79
III. Đất chưa sử dụng 262,41 4,53 268,60 4,64 259,20 4,47 102,36 96,50 99,43
Trong những năm gần đây tổng diện tích đất tự nhiên của xã không có gì thay đổi.Trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng quỹ đất của xã, chiếm 99,85% và có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Năm 2011 là 5.333,86 ha năm 2012 giảm xuống còn 5.320,59 ha và tiếp tục giảm năm 2013 còn 5.317,78 ha
Chỉ có tổng diện tích đất nông nghiệp là giảm dần qua từng năm bởi vì nguồn thu từ nông nghiệp quá ít không đủ để đáp ứng được nhu cầu của người dân, nên họ có xu hướng chuyển dịch dần sang dịch vụ và nghề phụ.
Diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng được mở rộng chứng tỏ tình hình khai thác và sử dụng đất ngày càng cao. Loại hình đất phi nông nghiệp cũng có sự tăng lên qua các năm.Tỉ lệ sử dụng đất thổ cư cũng tăng dần do sự tăng dân số mặc dù có tăng nhưng tăng không nhiều. Đời sống nông dân càng được nâng cao và kinh tế càng phát triển thì đất chuyên dùng ngày càng tăng dần qua 3 năm. Như vậy qua biểu ta thấy cơ cấu sử dụng đất khá ổn đinh và