Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 36)

L ỜI NÓI ĐẦU

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

-Tài nguyên đất:

Với tổng diện tích tự nhiên của xã là 5.792,54 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 5.317,78 ha, đất phi nông nghiệp: 894,43 ha, đất chưa sử dụng:

259,20 ha. Diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn đây là điều kiện thuận

lợi để người dân phát triển sản xuất nông nghiệp, là điều kiện cơ bản góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn xã.

- Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt trên địa bàn xã khá phong phú với hệ thống khe, suối, ao, hồ thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, với lượng mưa trung bình/năm khá lớn đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.

Nguồn nước ngầm do địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi đá vôi nên ngoài phần nước mặt từ sông, suối, trên địa bàn xã còn có các nguồn nước ngầm từ các hang động trong núi đá vôi với trữ lượng lớn.

Diện tích ao hồ, sông suối trên địa bàn xã là: 89,32 ha, trong đó diện tích đang nuôi trồng thuỷ sản là 25,39 ha, diện tích có khả năng để nuôi trồng thuỷ sản là 4,12 ha

- Tài nguyên nhân văn:

Hòa chung với sự phát triển của đất nước xã cũng đang trong quá trình tiến hành thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đã tạo cho người đân trong xã các kỹ năng về lao động sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách năng động, sáng tạo thích ứng tốt với nền kinh tế thị trường. Đồng thời bên cạnh đó nhân dân trong xã Phú Thượng còn là những người dân cần cù, chịu khó, ham học hỏi và sáng tạo, biết khắc phục khó khăn, biết phát huy, kế thừa những kinh nghiệm, thành quả đạt được cùng với đông đảo đội ngũ tri thức, cán bộ khoa học tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong giai đoạn tới.

4.1.2. Điu kin vđất đai

4.1.2.1.Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã

Phú Thượng có tổng diện tích đất tự nhiên là 5.792,54 ha. Chủ yếu là rừng và đồi núi, tạo điều kiện cho việc chăn nuôi gia súc và đại gia súc trâu bò và thuận lơi cho việc làm nương rẫy

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua các năm (2011-2013) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) 2010/ 2009 2011/ 2010 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 5.792,54 100 5.792,54 100 5.792,54 100 100 100 100

I. Tổng diện tích đất nông nghiệp 5.333,86 92,08 5.320,59 91,85 5.317,78 91,80 99,75 99,95 99,85

1. Đất sản xuất nông nghiệp 884,45 16,58 890,52 16,74 894,43 16,82 100,94 100,49 100,71

Đất Ttrồng cây hàng năm 620,75 70,18 530,63 59,59 528,67 59,11 84,90 99,20 92,05

Đất trồng cây lâu năm 263,70 29,82 359,89 40,41 365,76 40,89 135,55 101,19 118,37

2. Đất lâm nghiệp 4.424,02 82,94 4.403,84 82,77 4.395,89 82,66 99,79 99,87 99,83 3. Đất nuôi trồng thủy sản 25,39 0,48 26,23 0,49 27,46 0,52 103,57 104,74 104,16

II. Đất phi nông nhiệp 196,27 3,39 203,35 3,51 215,56 3,72 103,61 106,00 104,81

1.Đất chuyên dùng 23,56 12 25,52 12,55 25,92 12,02 104,55 95,81 100,18 2.Đất thổ cư 47,72 24,31 49,78 24,48 50,23 23,30 100,68 95,19 97,94 3.Đất khác 124,99 63,68 128,05 62,97 139,41 64,67 98,88 102,70 100,79

III. Đất chưa sử dụng 262,41 4,53 268,60 4,64 259,20 4,47 102,36 96,50 99,43

Trong những năm gần đây tổng diện tích đất tự nhiên của xã không có gì thay đổi.Trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng quỹ đất của xã, chiếm 99,85% và có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Năm 2011 là 5.333,86 ha năm 2012 giảm xuống còn 5.320,59 ha và tiếp tục giảm năm 2013 còn 5.317,78 ha

Chỉ có tổng diện tích đất nông nghiệp là giảm dần qua từng năm bởi vì nguồn thu từ nông nghiệp quá ít không đủ để đáp ứng được nhu cầu của người dân, nên họ có xu hướng chuyển dịch dần sang dịch vụ và nghề phụ.

Diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng được mở rộng chứng tỏ tình hình khai thác và sử dụng đất ngày càng cao. Loại hình đất phi nông nghiệp cũng có sự tăng lên qua các năm.Tỉ lệ sử dụng đất thổ cư cũng tăng dần do sự tăng dân số mặc dù có tăng nhưng tăng không nhiều. Đời sống nông dân càng được nâng cao và kinh tế càng phát triển thì đất chuyên dùng ngày càng tăng dần qua 3 năm. Như vậy qua biểu ta thấy cơ cấu sử dụng đất khá ổn đinh và chưa có sự chuyển dịch về cơ cấu cây trồng, hầu hết là trồng lúa 2 vụ/năm.

4.1.3. Điu kin kinh tế xã hi

4.1.3.1. Dân số và lao động

Cùng với đất đai, lao động cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất của tất cả các ngành nghề, điều này càng thể hiện rõ trong sản xuất nông nghiệp nhất là khi trình độ cơ giới hóa ở nước ta còn ở mức thấp.

Chính vì vậy để có những biện pháp tổ chức, sử dụng hợp lý nguồn lao động sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao thì việc xem xét và đánh giá tình hình dân số lao động là vô cùng quan trọng. Tình hình dân số vào lao động của xã Phú Thượng trong 3 năm 2011 - 2013 được thể hiện qua bảng 4.2

Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2011-2013) Năm Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%) SL SL SL 12/11 13/12 BQ 1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 3.925 4.593 4.665 117,02 101,57 109,29 2. Tổng số hộ Hộ 1.013 1.074 1.194 106,02 111,17 108,60 3. Tổng số lao động Người 2.668 2.915 3.116 109,26 106,90 108,08

(Nguồn:UBND xã Phú Thượng)

Qua bảng trên ta thấy:

Về số nhân khẩu: Tổng số nhân khẩu tính đến cuối năm 2013 là 4.665 người, năm 2012 là 4.593 người và năm 2011 là 3.925 người, số nhân khẩu bình quân là 109,29%.

Về số hộ: Tổng số hộ năm 2013 là 1.194 hộ, năm 2012 là 1074 hộ, năm 2011 là 1013 hộ. Số hộ tăng bình quân qua 3 năm là 108,60%.

Về lao động: Tổng số lao động tính trong năm 2013 là 3.116 người. Năm 2012 là 2.915 người và năm 2011 là 2.668 người. Số lao động bình quân qua 3 năm là 108,08%. Trong đó số lao động trong ngành nông nghiệp chiếm khoảng 70% tổng dân số. Số còn lại là lao động phi nông nghiệp và các ngành nghề khác. Nguồn lao động khá dồi dào là một lợi thế trong điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của xã.

4.1.3.2. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất. Nó là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thời gian gần đây UBND xã và người dân địa phương đã cùng nhau cải thiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật một cách hoàn thiện và có nhiều thay đổi.

- Giao thông:

Xã Phú Thượng được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cũng như sự đóng góp của nhân dân nên chất lượng đường giao thông đã được cải thiện.

cầu tràn Làng Phật với tổng dự toán là 1,8 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ để khắc phục hậu quả mưa lũ (năm 2013).

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, vận dụng tốt các quy chế dân chủ trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nên phong trào làm đường nông thôn được người dân hưởng ứng mạnh mẽ. Trong năm 2013 đã mới được 9,43 km đường bê tông, đạt 86,59% so với kế hoạch.

Các tuyến giao thông trong quá trình nâng cấp, mở rộng mặt đường đều được người dân đóng góp bằng tiền, ngày công lao động, vật liệu và tự nguyện hiến đất, hoa màu trên đất để giải phóng mặt bằng. Năm 2013 toàn xã đã có 59 hộ tự nguyện hiến 1.748,8 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn và đường nội đồng.

Hiện nay hệ thống giao thông hầu hết đã được bê tông hóa ở các ngõ xóm. Đặc biết, tuyến đường quốc lộ 1B chạy qua địa bàn xã đang được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội.

- Thủy lợi:

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhân dân nạo vét kênh mương, phát huy tối đa hiệu quả của các công trình thuỷ lợi, đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất. Làm tốt công tác quản lý duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường giao thông liên thôn, đảm bảo giao thông trong mùa mưa lũ.

- Hệ thống điện:

Có mạng lưới hệ thống điện toàn xã tượng đối tốt. Xã đã không ngừng phát triển xây dựng lắp đặt nhiểu trạm biến áp. Vì vậy đã có 100% có điện lưới quốc gia, tỷ lệ số hộ được dùng điện lưới quốc gia đạt 100%.

- Thông tin liên lạc:

di động tương đối rộng. Gần như nhà nào cũng có điện thoại cố định để tiện cho việc liên lạc. Dân số được xem truyền hình, được nghe đài phát thanh.

4.1.3.3. Một sốđặc điểm về y tế giáo dục của xã

- Về y tế:

Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân được quan tâm như duy trì chế độ trực thường xuyên tại trạm, thực hiện tốt các chương trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân… Có đội ngũ cán bộ các y bác sĩ được bồi dưỡng chuyên môn và cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo nên việc chăm sóc khám chữa bệnh của nhân dân khá tốt.Trạm còn tăng cường đầu tư dụng cụ, thiết bị y tế để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng càng tốt hơn.

- Về giáo dục:

Sự nghiệp giáo dục của địa phương thường xuyên được chăm lo, quan tâm để từng bước phát triển giáo dục của xã hội. Trên địa bàn xã 1 trường mầm non gồm 4 phân trường, có 3 trường đó là trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, có đôị ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn, có trách nhiệm và yêu nghề. - Văn hóa, thể dục-thể thao:

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước và các Quy định của địa phương. Địa phương còn tổ chức phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình và nâng cao chất lượng phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở khu định cư. Ngoài ra địa phương còn tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở xã, phường. Tăng cường công tác quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, các tụ điểm tệ nạn để có biện pháp xử lý.

- Quốc phòng an ninh:

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. UBND xã chỉ đạo lực lượng công an, quân sự phối hợp chặt chẽ trong công tác xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng, tuần tra kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 36)