L ỜI NÓI ĐẦU
4.2.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra
4.2.6.1. Kết quả sản xuất ngành trồn trọt
Giá trị ngành trồng trọt được tổng hợp từ giá trị sản xuất từ cây lúa và cây ngô. Cây lúa là cây trồng chủ yếu của nông hộ, vì vậy nó đem lại thu nhập chính và ổn định hơn so với các cây khác.
Bảng 4.10: Thu nhập từ trồng trọt
Diễn giải ĐVT BQ Nhóm hộ
Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo 1. Lúa
- Diện tích Sào 4,66 5,36 5,11 3,5
- Năng suất Kg/sào 183,33 200 180 170
- Sản lượng Kg 862,27 1072 919,8 595
- Giá bán 1.000đ/kg 8 8 8 8
- Thành tiền 1.000đ 6.898,13 8.576 7.358,4 4.760
2. Ngô
- Diện tích Sào 1,68 1,95 2,33 0,75
- Năng suất Kg/sào 183,33 200 180 170
- Sản lượng Kg 312,30 390 419,4 127,5
- Giá bán 1.000đ 7,5 7,5 7,5 7,5
- Thành tiền 1.000đ 2.342,25 2.925 3.145,5 956,25
3. Tổng giá trị
sản xuất 1.000đ 9.240,38 11.501,00 10.503,90 5.716,25
Qua bảng 4.10 bảng tổng hợp thu nhập từ trồng trọt cho thấy tổng diện tích cây lúa bình quân/hộ là 4,66 sào với năng suất bình quân là 183,33 kg/sào. Trong đó nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình có năng suất cao hơn do hộ có mức đầu tư chi phí tốt hơn, bón phân hợp lý và biết chọn giống phù hợp với chất đất.
Diện tích cây lúa bình quân của nhóm hộ khá là 5,36 sào với sản lượng đạt được là 200 kg/sào, nhóm hộ trung bình có diện tích cây lúa bình quân là 5,11 sào với năng suất 180 kg/sào và nhóm hộ nghèo có diện tích cây lúa thấp nhất là 3,5 sào, sản lượng đạt được chỉ với 170 kg/sào.
Với giá bán là 8.000 đ/kg lúa nên giá trị sản xuất bình quân của hộ thi được là 6.898.130 đồng. Trong đó, giá trị sản xuất của nhóm hộ khá là 8.576.000 đồng, nhóm hộ trung bình là 7.358.400 đồng, và nhóm hộ nghèo là 4.760.000 đồng.
Đối với trồng màu thì tổng diện tích bình quân/hộ là 1,68 sào trong đó nhóm hộ khá có diện tích bình quân là 1,95 sào với năng suất 200 kg/sào, nhóm hộ trung bình có diện tích bình quân là 2,23 sào với năng suất là 180 kg/sào và nhóm hộ nghèo có diện tích trồng trung bình là 0,75 sào, năng suất cũng là 170 kg/sào. Với giá bán bình quân 7.500 đ/kg nên giá trị sản xuất bình quân của hộ thu được là 2.342.250 đồng. Trong đó, nhóm hộ khá có giá trị sản xuất là 2.925.000 đồng, nhóm hộ trung bình là 3.145.500 đồng và nhóm hộ nghèo là 956.250 đồng.
Năng suất của hộ nghèo thường thấp hơn so với hộ khá và trung bình do họ thiếu vốn để sản xuất, canh tác chưa phù hợp
Ngoài thu nhập từ cây lúa còn có các sản phẩm thu từ sản phẩm phụ như rơm, rạ. Và một số cây trồng khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của gia đình như rau, lạc, đỗ tương, đỗ xanh…
4.2.6.2. Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi của nhóm hộ điều tra chưa phát triển mạnh, hầu hết các hộ mới chỉ nuôi để tận dụng các sản phẩm phụ trong sản xuất, dư thừa trong sinh hoạt.
Bảng 4.11: Thu nhập từ chăn nuôi Diễn giải ĐVT BQC Theo nhóm hộ Hộ khá HTB Hộ nghèo 1. Lợn thịt - Số con/năm Con 1,58 1,59 4,41 0,75 - TLXCBQ/con Kg 80 80 80 80 - TLXC/năm kg 180 127,2 352,8 60 - Giá bán hơi 1.000đ 40 40 40 40 - GTSX (GO1) 1.000đ 7.200 5.088 14.112 2.400 2. Gia cầm
- Số đầu gia cầm/hộ Con 4,03 9,09 3 -
- TLBQ/con Kg 1,67 2,5 2,5 - - Tổng TL đàn gia cầm Kg 10,08 22,73 7,5 - - Giá bán 1.000đ 40 60 60 - - GTSX (GO2) 604,50 1.363,5 450 - 3. Tổng giá trị sản
xuất chăn nuôi /hộ 1.000đ 7.804,50 6.451,5 14.562 2.400
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)
Qua bảng 4.11 thu nhập của nông hộ từ chăn nuôi cho thấy: số lượng lợn nuôi ở các hộ gia đình không nhiều
Đối với lợn thịt bình quân mỗi năm xuất chuồng 1,58 con/ hộ. Với trọng lượng xuất chuồng vào khoảng 80 kg/con, giá bán trung bình là 40.000 đ/kg lợn hơi. Số lợn bình quân của nhóm hộ khá là 1,59 con, trọng lượng xuất chuồng/năm là 127.2 kg giá trị sản xuất của nhóm hộ này được xác định là 5.088.000 đồng.
xuất chuồng trên năm là 325,8 kg. Giá trị sản xuất của nhóm này được xác định là 14.112.000 đồng. Còn với nhóm hộ nghèo số lợn nuôi được bình quân là 0,75 con/năm trọng lượng xuất chuồng/năm là 60 kg, giá trị sản xuất 2.400.000 đồng. Qua đây ta cũng thấy được nhóm hộ nghèo không có đủ điều kiện cũng như năng lực để nuôi được nhiều lợn.
Đối với chăn nuôi gia cầm: số đầu gia cầm bình quân trên hộ là 4,03 con/hộ, số lượng này tương đối là ít. Chủ yếu chăn nuôi theo mô hình chăn thả, nên khi có dịch khả năng phòng trừ cũng như chạy chữa gặp rất nhiều khó khăn.
Đối với hộ khá số lượng gia cầm bình quân là 9,09 con. Trọng lượng xuất chuồng trung bình là 2,5 kg/con. Giá trị sản xuất của hộ khá đạt được là 1.363.500 đồng. Nhóm hộ trung bình có số lượng gia cầm bình quân là 3con. Giá trị sản xuất của hộ là 450.000 đồng. Nhóm hộ nghèo có số lượng gia cầm rất ít hầu như chỉ chăn phục vụ gia đình do đó số lượng không đáng kể. Ngoài 2 loại phổ biến trên một số hộ còn chăn nuôi một số vật nuôi khác như trâu, bò,… những con vật này đều đem lại giá trị khá nhưng số hộ chăn nuôi rất ít nên chúng tôi không đưa vào bảng hạch toán. Như vậy ngành chăn nuôi đem lại GTSX cho hộ khá là 6.451.500 đồng/hộ/năm, đem lại GTSX cho hộ trung bình là 14.562.000 đồng, đem lại GTSX cho hộ nghèo là 2.400.000 đồng. Điều này chứng minh chăn nuôi ở xã phát triển còn chậm đặc biệt ở nhóm hộ nghèo sản xuất ngành chăn nuôi còn mang tính chất tận dụng, tính hàng hóa chưa cao.