Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian sống và số lượng trứng của A diaperinus

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc (Trang 45 - 47)

Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.4. Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian sống và số lượng trứng của A diaperinus

Nhộng A. diaperinus Trưởng thành Hình 3.6. Vòng đời phát triển của A. diaperinus

3.1.4. Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian sống và số lượng trứng của A.diaperinus diaperinus

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian sống và số lượng trứng của A. diaperinus thu được kết quả ở bảng 3.4.

Qua bảng 3.4. cho thấy, khi nuôi trong môi trường thức ăn A3 và A4 số lượng trứng sinh sản và số lượng con trưởng thành rất cao, trong khi đó nuôi trong môi trường thức ăn A1 và A2 số lượng thấp hơn rất nhiều.

Như vậy, với thức ăn có trộn hỗn hợp thức ăn gà dạng viên, men bia, bột ngô hoặc bột mì thì số lượng mọt sản sinh ra rất lớn, đặc biệt là hỗn hợp từ bột ngô. Điều này

giải thích vì sao những kho chứa nhiều loại thức ăn hỗn hợp thì sự có mặt của mọt khuẩn đen càng nhiều.

Bảng 3.4. Nhân nuôi A. diaperinus trong các loại môi trường thức ăn khác nhau Chỉ tiêu Hộp nuôi Loại môi trường thức ăn

A1 A2 A3 A4 Hộp 1 103 256 880 761 Số trứng (n) Hộp 2 96 211 826 658 (Sau 5 ngày) Hộp 3 212 312 831 742 Trung bình 137,00 259,67 845,67 720,63 Số trưởng Hộp 1 81 178 714 601 thành (n) Hộp 2 76 165 682 532 (Sau 2 tháng) Hộp 3 111 246 665 608 Trung bình 89,33 196,33 687,00 580,33 Ghi chú:

Môi trường thức ăn A1: 100% bột ngô.

Môi trường thức ăn A2: 80% bột ngô + 20% thức ăn gà dạng viên

Môi trường thức ăn A3: 76% bột ngô + 17% thức ăn gà dạng viên + 7% men bia. Môi trường thức ăn A4: 76% bột mì + 17% thức ăn gà dạng viên + 7% men bia.

Qua quá trình thí nghiệm nhận thấy, kích thước và khối lượng ở các giai đoạn của

A. diaperinus trong các lô thí nghiệm này lớn hơn rất nhiều so với lô thí nghiệm xác định tỷ lệ chuyển pha ở các giai đoạn này, có thể đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về các chỉ số trong quá trình nghiên cứu so với kết quả của Mozaffar Hosen, Autaur Rahman Khan và Mosharrof Hossain [45].

So sánh một số kết quả nghiên cứu đạt được và kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Mozaffar Hosen, Autaur Rahman Khan và Mosharrof Hossain [45] (bảng 3.5, 3.6, 3.7.).

Bảng 3.5.Hiệu quả các loại thức ăn đối với A. diaperinus

(con) thành được hình thành (%)

(oC) Môi trường thức ăn bột ngô (*) 200 79,00 29,0 ± 2,0

Môi trường thức ăn A1 100 81,21 34,5 ± 1,2

Môi trường thức ăn A2 100 84,33 34,5 ± 1,2

Môi trường thức ăn A3 100 87,45 34,5 ± 1,2

Môi trường thức ăn A4 100 85,42 34,5 ± 1,2

Ghi chú: (*) Môi trường thức ăn bột ngô là thí nghiệm của Mozaffar Hosen, Autaur Rahman Khan và Mosharrof Hossain [45]

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.5. cho thấy, tỷ lệ trứng nở trong điều kiện nuôi bột ngô của Mozaffar Hosen, Autaur Rahman khan và Mosharrof hossain [45] thấp hơn so với môi trường thức ăn A1, A2, A3 và A4, điều này cho thấy điều kiện nhiệt độ đã ảnh hưởng đến tỷ lệ nở của trứng. Tuy nhiên, nhiệt độ cao đã làm chậm thời gian phát dục ở các tuổi và làm giảm kích thước trọng lượng ở các giai đoạn (bảng 3.6, 3.7).

Bảng 3.6. Hiệu quả của các loại thức ăn đối với kích thước, tỷ lệ nở của trứng, thời gian

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w