Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.2. Phương pháp thực nghiệm đánh giá hiệu lực của chế phẩm thảo mộc trong phòng trừ mọt khuẩn đen, mọt gạo, mọt ngô, mọt thóc đỏ
phòng trừ mọt khuẩn đen, mọt gạo, mọt ngô, mọt thóc đỏ
Đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của 4 chế phẩm bột thảo mộc: cây dầu giun (C. ambrosioides ), cây quế (C. cassia), cây xoan (M. azedarach), cây khuynh diệp (E. paniculata).
Các công thức thí nghiệm theo liều lượng chế phẩm bột.
Thí nghiệm 1. Xác định hiệu quả của chế phẩm bột cây dầu giun (C. ambrosioides)
Đối với mọt gạo (S. oryzae), mọt ngô (S. zeamais)
Công thức 1 (CT1): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 0,5g Công thức 2 (CT2): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 1,0g Công thức 3 (CT3): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 1,5g Công thức 4 (CT4): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 2,0g Công thức 5 (CT5): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 2,5g Đối với mọt khuẩn đen (A. diaperinus), mọt thóc đỏ (T. castaneum)
Công thức 5 (CT5): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 2,5g Công thức 6 (CT6): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 3,0g Công thức 7 (CT7): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 3,5g Công thức 8 (CT8): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 4,0g Công thức 9 (CT9): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 4,5g.
Thí nghiệm 2. Xác định hiệu quả của chế phẩm bột cây quế (C. cassia), đối với mọt gạo
(S. oryzae), mọt ngô (S. zeamais), mọt khuẩn đen (A. diaperinus), mọt thóc đỏ (T.
castaneum) với các công thức sau:
Công thức 5 (CT5): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 2,5g Công thức 6 (CT6): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 3,0g Công thức 7 (CT7): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 3,5g Công thức 8 (CT8): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 4,0g Công thức 9 (CT9): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 4,5g. Công thức 10 (CT10): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 5,0g.
Thí nghiệm 3. Xác định hiệu quả của chế phẩm bột cây xoan (M. azedarach), đối với mọt gạo (S. oryzae), mọt ngô (S. zeamais). với các công thức sau:
Công thức 6 (CT6): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 3,0g Công thức 7 (CT7): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 3,5g Công thức 8 (CT8): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 4,0g Công thức 9 (CT9): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 4,5g.
Thí nghiệm 4. Xác định hiệu quả của chế phẩm bột cây khuynh diệp (E. paniculata), đối với mọt gạo (S. oryzae), mọt thóc đỏ (T. castaneum). với các công thức sau:
Công thức 6 (CT6): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 3,0g Công thức 7 (CT7): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 3,5g Công thức 8 (CT8): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 4,0g Công thức 9 (CT9): xử lý chế phẩm bột thảo mộc với liều lượng 4,5g.
Mỗi thí nghiệm đều có công thức đối chứng (0,0g) chế phẩm. Liều lượng chế phẩm cho vào 100g nông sản là thức ăn của mọt. Mọt sử dụng trong một lô thí nghiệm đều được bắt cùng một nơi, tại cùng một thời điểm.
Thí nghiệm được tiến hành trong lọ nhựa (môi trường nuôi) kích thước h = 12cm; d = 6cm. Mỗi công thức gồm 50 con mọt trưởng thành/100g thức ăn tương ứng với mỗi loài mọt, được thử nghiệm ở các mức liều lượng chế phẩm dạng bột khác nhau. Các công thức thực nghiệm theo liều lượng chế phẩm thảo mộc. Mỗi thí nghiệm được nhắc lại 3 lần.
Tỷ lệ chết của mọt được ghi lại theo định kỳ 3 ngày/1 lần, theo dõi trong thời gian 30 ngày và tất cả các con mọt bị chết được đưa ra sau mỗi lần kiểm tra theo dõi.
Hiệu lực diệt sâu mọt của chế phẩm thảo mộc được tính theo công thức Abbott (1925):
K(%) = [(Ca – Ta)/Ca] x 100
Trong đó: K là hiệu lực của chế phẩm sinh học
Ca là số mọt sống ở công thức đối chứng sau thí nghiệm Ta là số mọt sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý.
Các thí nghiệm phòng trừ được tiến hành trong phòng thí nghiệm với nhiệt độ trung bình từ 27-30oC, độ ẩm trung bình 75-83%.