0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Đặc điểm sinh học của các loài mọt

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA MỘT KHUẨN ĐEN ALPHITOBIUS DIAPERINUS PANZER VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ MỌT CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM THẢO MỘC (Trang 30 -32 )

Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.3. Đặc điểm sinh học của các loài mọt

Mọt gạoSitophilus oryzae L. (Coleoptera: Curculionidae)

Mọt gạo thường phát triển mạnh trong gạo, ngô, thóc, nhưng cũng thường có mặt ở các ngũ cốc khác. Kích thước cơ thể: 2,3 - 3,5mm. Mặt lưng màu nâu đến nâu đen, không bóng, trên góc mỗi cánh trước có 2 điểm màu đỏ (hình bán nguyệt), đôi khi không rõ. Tấm lưng ngực trước có những lỗ chấm tròn nông, sắp xếp có quy luật. Trên cánh cứng có 4 đốm vàng. Cánh màng phát triển.

Sâu non: Màu trắng, đầu màu nâu cong hình chữ C, không có chân.

Đặc tính sinh học: Mọt bay khoẻ. Sâu non, nhộng phát triển trong hạt. Điều kiện thích hợp ở nhiệt độ 28 - 300C, ẩm độ 75 - 90%, thuỷ phần hạt từ 13 - 17%

Mọt thóc đỏ Tribolium castaneum Herbst (Coleoptera: Tenebrionidae)

Mọt trưởng thành: dài 3 - 3,5 mm, rộng 1 - 1,2 mm màu nâu đỏ. Râu chuỗi hạt 11 đốt, 3 đốt ngoài hình chùy rõ ràng. Mắt kép màu đen, to. Nhìn mặt bụng sẽ thấy khoảng cách 2 mắt kép bằng đường kính 1 mắt kép, cánh cứng dài che phủ hết bụng, trên cánh có những điểm lõm làm thành hàng dọc.

Sâu non: màu vàng, dài 6 - 7 mm, có 3 đôi chân ngực phát triển. Đốt bụng cuối cùng xẻ thành 2 gai nhọn cong lên. Trên mặt lưng của mỗi đốt có khoang màu vàng.

Đặc tính sinh học: Mọt trưởng thành bay khoẻ, sâu non bò từ nơi này đến nơi khác. Mọt trưởng thành và sâu non đều ăn, thuộc nhóm côn trùng hại thứ cấp. Trong điều kiện tối thích ở nhiệt độ 350C, ẩm độ tương đối là 100%, thức ăn là bột mỳ thì vòng đời hết 20 ngày. Ở nhiệt độ 300C, ẩm độ dưới 70%, thức ăn bằng bột mỳ thì vòng đời là 27 ngày.

Hình dạng rất giống mọt gạo. Kích thước thường lớn hơn (3,5 - 5mm). Cánh trước trơn bóng và các điểm đỏ trên cánh khá rõ. Các lỗ chấm trên tấm lưng ngực trước thô và dày ở phía trước. Rất khó phân biệt với mọt gạo nếu chỉ dựa vào hình thái bên ngoài. Do đó việc phân biệt dựa vào hình dạng cơ quan sinh dục đực ở mọt gạo có hình bán nguyệt còn ở mọt ngô có hình 3 góc. Bề mặt trên của cơ quan sinh dục đực mọt gạo đơn giản không có lông dài còn ở mọt ngô có 2 lông dài. Đầu máng đẻ trứng của con cái mọt gạo có hình chữ Y, còn mọt ngô là hình móc nhọn. Mọt ngô cũng có thể bay được. Khả năng sinh trưởng và phát triển của mọt ngô tốt nhất là trong ngô hạt, sau đó mới đến thóc gạo và các ngũ cốc khác. Mọt chịu lạnh rất tốt.

Mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus Panzer (Coleoptera: Tenebrionidae)

Trưởng thành: thân hình bầu dục, màu đen bóng, kích thước 5 - 7 mm. Bờ bên của mảnh lưng ngực phía trên cong vào, còn phần sau gần như thẳng. Mắt kép bị bờ bên của đầu che khuất 1/2 - 2/3 mắt, chỉ còn lại 3 - 4 mắt đơn. Đốt chày chân trước rất rộng làm thành gai. Đường dọc cánh sâu hơn.

Sâu non: khi đẫy sức dài 11 - 13 mm, hình ống dài màu nâu, có 3 đôi chân ngực, đốt bụng cuối cùng nhọn.

Đặc điểm sinh học: mọt trưởng thành và sâu non đều thích sống tập trung ở các nơi sàn, nền kho ẩm thấp và ăn các loại thực vật ẩm mốc, sản phẩm mục nát. Mọt trưởng thành tự ăn lẫn nhau và có khả năng nhịn đói. Ở nhiệt độ 250C, ẩm độ 70% chúng sống được 100 ngày và đẻ khoảng 1000 trứng, trong môi trường khô ráo sâu non tuổi nhỏ đều chết, sâu non đẫy sức chịu đựng được.

Mọt gạo

Sitophilus oryzae Linne

Mọt ngô

Sitophilus zeamais Motschulsky

Mọt khuẩn đen

Alphitobius diaperinus Panzer Tribolium castaneumMọt thóc đỏ Herbst Hình 2.1. Các loài mọt thí nghiệm

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA MỘT KHUẨN ĐEN ALPHITOBIUS DIAPERINUS PANZER VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ MỌT CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM THẢO MỘC (Trang 30 -32 )

×