Đặc điểm sinh học các loài cây sử dụng trong phòng trừ mọt Cây dầu giun (Chenopodium ambrrosioides Linn.) (họ Chenopodiaceae)

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc (Trang 32 - 36)

Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.4. Đặc điểm sinh học các loài cây sử dụng trong phòng trừ mọt Cây dầu giun (Chenopodium ambrrosioides Linn.) (họ Chenopodiaceae)

Cây dầu giun (Chenopodium ambrrosioides Linn.) (họ Chenopodiaceae)

Dầu giun hay còn gọi là cỏ hôi, rau muối dại, thanh hao dại. Thuộc dạng cây cỏ, sống hàng năm hoặc lâu năm, thường mọc hoang nhiều ở các bãi sông. Cây cao khoảng 0,5 – 1m, thân có khía dọc, màu lục hoặc tím tía. Lá mọc so le, cuống lá ngắn, phiến lá

khuôn hình ngọn giáo dài 5,5 – 7,5cm, rộng 1 – 2cm, khía răng không đều, đầu răng nhọn, hai mặt lá có màu lục nhạt, có lông trên gân lá ở mặt dưới, các lá ở ngọn có phiến hẹp và gần như nguyên. Cụm hoa là những bông kép, hoa nhỏ, tụ tập ở kẽ lá, hoa nhỏ có màu xanh. Quả bế, hình cầu có màu lục nhạt. Hạt nhỏ màu đen bóng. Mùa hoa quả từ tháng 5 – 7. Toàn cây có mùi hắc rất đặc biệt.

Cây dầu giun chứa 0,3 – 0,5% tinh dầu. thành phần chủ yếu là ascaridol chiếm 60 – 80%, ngoài ra còn có limonen, pinocanon, arituson. Cây dầu giun có vị cay đắng, có độc, có tác dụng trị giun, làm trà uống. Sử dụng toàn cây trừ rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 5 – 6, lúc cây có hoa. Cây cắt về phải cất ngay để lấy tinh dầu, nếu để lâu cây sẽ bay mất tinh dầu và cây bị thối.

Cây quế (Cinnamomum cassiaGoddess) (họ Lauraceae)

Cây quế còn gọi là quế thanh, quế quy. Cây thân gỗ, cao khoảng 10 – 20m, đường kính 45 – 50m, thân thẳng tròn thân có nhiều nhánh, vỏ ngoài nứt nẻ có màu xám nâu. Cành non vuông 4 cạnh, màu xanh nhạt, phủ lông dày màu nâu đen, sau nhẵn, Lá đơn, mọc cách, hình thuôn trái xoan, dài 10 – 18cm, rộng 4 – 6cm. Phiến lá cứng dày, mặt dưới màu lục có lông thưa, có 3 gân xuất phát từ gốc, nổi rõ, những gân bên nổi rõ ở mặt trên. Quả hình viên trụ màu tím hồng. Cây mọc hoang trong rừng hoặc trồng bằng hạt, chiết bằng cành. Lá và vỏ chưng cất tinh dầu. Quế có nhiều ở dọc dãy Trường Sơn, từ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh... Thích hợp ở điều kiện khí hậu nóng ẩm, ưa đất sâu, chua (pH: 4,5 – 5,5), mát ẩm trên đồi có độ dốc thấp, khả năng đâm chồi mạnh, hạt có độ nảy mầm cao.

Quế chứa 4 – 5% tinh dầu, thành phần chủ yếu là andehyt xiamic (chiếm 70 – 90%), ngoài ra còn có các loại phênol trong đó chủ yếu là eugenol, có thêm safron, fucfuron... Quế có vị thơm, cay, ngọt, được dùng nhiều trong đông y có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, gây co mạch, tăng bài tiết, sát trùng, chữa một số bệnh đường tiêu hoá, hô hấp ...

Cây xoan (Melia azedarach L.) (họ Meliaceae)

Cây xoan hay còn gọi là xoan ta, xoan nhà, sầu đông, thầu đâu. Cây thân gỗ trưởng thành cao từ 7 – 12m, mọc nhiều ở đồng bằng, trung du miền núi. Cây có hoa

nhỏ màu tía nhạt hoặc tím hoa cà, mọc thành cụm, mùi thơm nhạt. Quả hạch, cỡ hòn bi, vỏ khi chín có màu vàng nhạt, treo trên cây suốt mùa đông và dần dần trở thành trắng. Lá dài tới 50 cm, mọc so le, cuống lá dài với 2 hoặc 3 lần lá phức mọc đối, các lá chét có màu lục sẫm ở mặt trên và màu lục nhạt hơn ở mặt dưới, mép lá có răng cưa.

Cây xoan được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực được lưu giữ. Yếu tố gây độc của cây xoan là các chất gây ngộ độc thần kinh chứa tetranotriterpen và các loại nhựa chưa xác định, hàm lượng các chất này cao nhất ở trong quả; có thể trừ khử khoảng 200 loài côn trùng gây hại. Theo Trần Kim Quy đã điều chế thành công ra ba nhóm thuốc bảo vệ thực vật mới được chiết xuất từ hạt và lá cây xoan ta với tên gọi liminoid, chất này có khả năng diệt mọt trong ngũ cốc ức chế 100% sự nảy mầm của hạch nấm gây hại hoa màu.

Cây khuynh diệp (Eucalyplus paniculata Sm.) (họ Myrtaceae)

Cây khuynh diệp là dạng thân gỗ, có cây cao vài chục mét. Cây khuynh diệp được biết đến như cây bạch đàn bởi vì nó rỉ ra một chất nhựa được gọi là chất kino chất này có thể chữa được bệnh.

Thành phần quan trọng của khuynh diệp là cireol, hay còn gọi là dầu bạch đàn. Chất này được dùng có tác dụng khử trùng, là chất có khả năng long đờm, cải thiện đường hô hấp, làm giảm các bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng và các chứng ho thông thường do cảm cúm, ngăn ngừa bệnh sởi, cảm cúm, cá tác dụng lợi tiểu, đặc biệt rất tốt cho trẻ em.

Cây dầu giun

(Chenopodium ambrrosioides L.) (Cinnamomum cassiaCây quế Goddess)

Cây xoan

(Melia azedarach Linn.) (Eucalyplus paniculataCây khuynh diệp Sm.) Hình 2.2. Các loài cây thảo mộc làm chế phẩm thảo mộc

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w