Phương pháp thực nghiệm nuôi mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc (Trang 25 - 28)

Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp thực nghiệm nuôi mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus

Vật liệu

Môi trường thức ăn để nuôi mọt:

76% bột ngô + 17% thức ăn gà dạng viên + 7% men bia. Tạo độ ẩm môi trường nuôi: táo quả

Thể nền để nơi cho nhộng hình thành: nhựa xốp 40 x 170 x 18mm Hộp nhựa: kích thước 185 x 255 x 85mm

Nhiệt độ và độ ẩm: ghi chép hàng ngày.

Phương pháp thu thập mọt trưởng thành Alphitobius diaperinus Panzer

Thu thập mọt trưởng thành từ các kho nông sản, kho thức ăn gia súc. Mọt trưởng thành được cho vào hộp nhựa. Hộp nhựa có chứa 1000 ml thức ăn (76% bột ngô + 17%

thức ăn gà dạng viên + 7% men bia) và hai nửa quả táo được đặt úp lên môi trường để duy trì độ ẩm.

Hộp nhựa có nắp đậy với một lỗ thông 100 x 170mm và vải sợi mịn được bịt kín giữa nắp và hộp, để thông không khí.

Thí nghiệm 1. Nuôi mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus với môi trường thức ăn khác nhau.

+ Môi trường thức ăn A1: 100% bột ngô.

+ Môi trường thức ăn A2: 80% bột ngô + 20% thức ăn gà dạng viên

+ Môi trường thức ăn A3: 76% bột ngô + 17% thức ăn gà dạng viên + 7% men bia. + Môi trường thức ăn A4: 76% bột mì + 17% thức ăn gà dạng viên + 7% men bia. Các bước:

(1) Hộp nhựa để nuôi có 1000 ml thức ăn và hai nửa quả táo rửa sạch được đặt úp lên môi trường.

(2) Cho 100 con trưởng thành Alphitobius diaperinus vào hộp để nuôi lấy trứng. (3) Các con mọt trưởng thành được nuôi để sinh sản (đẻ trứng) trong 5 ngày. Sau 5 ngày nuôi, dùng rây (kích thước 2.0 x 3.35mm) để rây lấy trứng và thu bắt trưởng thành. Trứng được đưa trở lại hộp nuôi (sau khi đếm trứng và ghi chép). Mọt trưởng thành Alphitobius diaperinus được đưa trở lại hộp nuôi khác để nuôi tiếp.

(4) Vào khoảng ngày thứ 7 – 10, thay thế hai nửa quả táo tươi mới được đặt vào mỗi hộp nuôi, cung cấp hơi ẩm cho ấu trùng phát triển (việc thay táo để giữ độ ẩm cho môi trường nuôi là tuỳ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm môi trường, thay táo mới khi táo cũ trong hộp môi trường nuôi không còn tươi ẩm).

(5) Vào khoảng ngày thứ 35, khi trong hộp nuôi bắt đầu có ấu trùng tuổi cuối, đưa vào một thể nền để nhộng hình thành, gồm hai mảnh nhựa xốp (40 x 170 x 18mm) được đặt vào mỗi hộp, và một nửa quả táo được đặt mặt úp xuống mỗi thể nền để duy trì ẩm độ.

(6) Vào khoảng ngày thứ 50 – 60, môi trường nuôi và thể nền hình thành nhộng được rây và bẻ tách rời thể nền để để lấy con trưởng thành Alphitobius diaperinus vừa mới được vũ hoá.

Thí nghiệm 2. Phương pháp thí nghiệm xác định sự sinh trưởng và vòng đời mọt

Alphitobius diaperinus

(1) Thu thập trứng mọt: nuôi 100 con mọt trưởng thành trong hộp nhựa có chứa thức ăn A3 để thu thập trứng mọt.

(2) Trứng được thu thập vào ngày sau đó bằng cái rây (kích thước 2.0 x 3.35mm). (3) Nuôi ấp trứng mọt trong đĩa petri có chứa thức ăn dạng bột A3. Mỗi đĩa petri cho ấp 100 quả trứng để xác định tỷ lệ nở của trứng và thu số lượng lớn ấu trùng đem nuôi.

(4) Các ấu trùng (sâu non) vừa mới được nở ra từ trứng, 100 ấu trùng được chuyển đến bình lọ nhựa, mỗi bình lọ nhựa có chứa 250g môi trường thức ăn A3.

(5) Độ ẩm trong bình nuôi được duy trì bằng nửa quả táo.

Theo dõi ghi chép

(1) Trứng: kích thước trứng được đo 30 quả trên kính hiển vi có trắc vi thị kính; khối lượng trứng được xác định bằng cách cân 20 quả trứng/lần cân, cân 5 lần, lấy trung bình cho 1 quả trứng.

(2) Sâu non các tuổi: kích thước đầu sâu non của mỗi tuổi được xác định bằng cách đo 30 đầu sâu non; chiều dài sâu non các tuổi (đo 30 sâu tương ứng mỗi tuổi); khối lượng sâu non các tuổi (cân 20 sâu non/lần cân, cân 5 lần, lấy trung bình cho 1 sâu non; thời gian phát triển của sâu non các tuổi (theo dõi 30 sâu non từ tuổi này đến tuổi tiếp sau đó); tỷ lệ sâu non phát triển (nuôi 100 sâu non theo dõi tỷ lệ sâu non chuyển sang tuổi tiếp sau đó).

(3) Các ấu trùng tuổi cuối hoá nhộng: nhộng mới đươc hình thành được xác định giới tính (đực, cái) trên kính hiển vi, đo kích thước nhộng (đo 30 nhộng cái, 30 nhộng đực cả chiều dài và chiều rộng lớn nhất); khối lượng nhộng (cân 20 nhộng/lần cân, cân 5 lần, lấy trung bình cho 1 nhộng); thời gian phát triển của nhộng (theo dõi 30 nhộng hoá trưởng thành); tỷ lệ nhộng hoá trưởng thành (theo dõi 100 nhộng tính số trưởng thành được vũ hoá /số nhộng).

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w