CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.2.1.1. Thí nghiệm giai đoạn nảy mầm
* Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm: Gieo hạt trong phòng thí nghiệm
- Chuẩn bị hạt giống:
+ Chọn hạt giống: Hạt đồng đều, khỏe, có tỷ lệ nảy mầm trên 85%, lấy hạt trong một năm, một nơi nhân ra.
+ Xử lí hạt giống: Ngâm hạt giống ttong dung dịch KM11O4 1% trong 3 phút để khử trùng, sau đó rửa lại bằng nước sôi để nguội.
+ Chuẩn bị dụng cụ: Chuẩn bị khay gieo hạt kích thước tương đối của khay là 25 X 15 X 5 cm, giấy thấm gấp nếp. Khay gieo hạt được khử trùng bằng cồn, giấy thấm để đặt lên khay gieo được khử trùng ở nhiệt độ 130°c trong lh, khi dùng mới lấy.
+ Chuẩn bị hóa chất: Pha dung dịch sorbitol vói các nồng độ tương ứng là 3%, 5%, 7%. Xem xét sự biến động các chỉ tiêu ở nồng độ đường khác nhau.
+ Tiến hành gieo hạt và xác định các chỉ tiêu liên quan đến khả năng chịu áp suất thẩm thấu cao.
• Cách tiến hành thí nghiệm
- Ngâm hạt giống ừong nước khoảng lh sau đó đem gieo hạt giống lên khay đã để sẵn giấy thấm gấp nếp. Gieo vào mỗi khay 3 hàng, mỗi hàng gieo 10 hạt, nhắc lại 3 lần cho mỗi giống. Tổng số khay gieo là 16 trong đó có 12 khay thí nghiệm và 4 khay đối chứng.
- Bổ sung 5ml nước cất vào mỗi khay đối chứng và 5 ml dung dịch sorbitol tương ứng 3%, 5%, 7% vào khay thí nghiệm hàng ngày. Đe các khay đã gieo hạt trong điều kiện phòng thí nghiệm.
- Sau 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày xác định một số chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh liên quan tói khả năng nảy mầm của hạt, bao gồm những chỉ tiêu sau:
• Xác định khả năng nảy mầm của hạt trong dung dịch sorbitol
Những hạt nảy mầm là những hạt có chiều dài rễ mầm đạt từ 3 mm trở lên. Khả năng nảy mầm của hạt được tính theo công thức sau:
p = - X 100%
b Trong đó:
P: Khả năng nảy mầm của hạt ttong dung dịch sorbitol so với đối chứng a: Là số hạt nảy mầm trong lô thí nghiệm b: Số hạt nảy mầm ở lô đối chứng • Khả năng sinh trưởng của mầm trong dung dịch sorbitol
- Sinh trưởng chiều dài mầm (mm): Dùng thước chia đến mm đo chiều dài của mầm tò chóp rễ đến chồi mầm. Thời gian đo sau khi gieo là 5 ngày, 7 ngày, 9 ngày.
- Khối lượng tươi của mầm (g): Rửa sạch mầm bằng nước cất, dùng
giấy thấm thấm sạch nước, tách bỏ phần vỏ hạt, sau đó cân bằng cân phân tích ở thời điểm sau khi gieo 5 ngày, 7 ngày, 9 ngày.
* Bổ trí thí nghiệm
- Chậu trồng cây bằng nhựa, mỗi chậu chứa khoảng 25 kg đất, đường kính chậu 30 cm, cao 40 cm.
- Chia các chậu ra làm 2 lô: Lô thí nghiệm gây hạn khi cây bắt đầu ra hoa và lô đối chứng không gây hạn.
- Tổng số chậu trồng cây là 60 chậu, mỗi chậu trồng 1 cây, mỗi giống ừồng 10 chậu thí nghiệm, và 5 chậu đối chứng. Các chậu thí nghiệm được đặt tại khu nhà lưới, vườn thực nghiệm khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Đảm bảo chế độ chăm sóc thông thường từ khi gieo hạt đến khi cây bắt đàu ra hoa thì tiến hành gây hạn, lấy mẫu tiến hành xác định các chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh vào ngày thứ 5, thứ 7 và thứ 9 sau khi gây héo. Sau đó tưới nước cho những cây còn lại phục hồi.
- Khi quả chín, thu hoạch, xác định một số chỉ tiêu về năng suất
* Cách gây hạn
- Các cây trồng được đảm bảo chế độ chăm sóc thông thường đến khi cây bắt đầu ra hoa, tiến hành gây hạn nhân tạo bằng cách không tưới nước cho đến khi đôi lá cuối cùng bắt đầu héo. Trong quá trình gây hạn, các chậu được che không cho nước mưa có thể vào chậu thí nghiệm, lô đối chứng tưới nước bình thường.
- Tiến hành theo dõi trong vòng 5 ngày kể từ khi lô thí nghiệm bắt đầu có cây bị héo. Đánh giá tỷ lệ cây không héo, tỷ lệ cây phục hồi sau 5 , 7 , 9 ngày.