Bảng 4.5: Số lượng nước thải của toàn khu KTX ĐH Thái Nguyên
STT Chỉ tiêu điều tra ĐVT Kết quả Tỷ lệ %
KTX cũ ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
1
Số lượng sinh viên Người 1237 100
Nữ Người 801 64,75
Nam Người 436 35,25
2
Nước thải m3/ngày/người m3/ngày 0,09
Nữ m3/ngày 0,10 Nam m3/ngày 0,08 3 Nước thải m3/tháng/người m3/tháng 2,70 Nữ m3/tháng 3,00 Nam m3/tháng 2,40 4 Tổng m3/tháng 3340 KTX ĐH Thái Nguyên 1
Số lượng sinh viên Người 4055 100
Nữ Người 2146 52,92
Nam Người 1909 47,08
2
Nước thải m3/ngày/người m3/ngày 0,09
Nữ m3/ngày 0,10 Nam m3/ngày 0,08 3 Nước thải m3/tháng/người m3/tháng 2,70 Nữ m3/tháng 3,00 Nam m3/tháng 2,40 4 Tổng nước thải KTX m3/tháng 10948,5
Nhà Căng tin sinh viên
1 Nhà Căng tin sinh viên m3/tháng 60
7 Tổng nước thải toàn khu KTX m3/tháng 14348,5
Nhận xét: Qua bảng ta thấy, trung bình một nữ sinh viên thải ra 0,1 m3 nước/ngày, một nam sinh viên thải ra 0,08 m3 nước/ngày. Toàn khu KTX ĐH Thái Nguyên có khoảng 5292 sinh viên cư trú sẽ thải ra 4762,8 m3 nước/ngày,
đây là một lượng nước ô nhiễm lớn nếu không có biện pháp xử lý phù hợp sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, nước canh tác của địa phương cũng như
sức khoẻ của đại bộ phận sinh viên trong khu vực.
4.2.3 Thực trạng nước thải khu KTX - - Đánh giá qua điều tra trực tiếp:
Theo điều tra thực tế thì toàn khu KTX, hoạt động xử lý nước thải chưa được thực hiện. Lý do chính là KTX mới xây dựng xong, hệ thống cống thoát nước, bể
phốt, bể lắng vẫn còn hoạt động tốt,hằng năm đều không được xử lý bằng vi sinh. Mặt khác nước được hợp đồng mua từ nhà máy nước nên thường cho rằng nước
đã đảm bảo vệ sinh và chỉ xây bể chứa và lắng tạm thời. Trong khi đó qua điều tra thì có tới 75% ý kiến cho rằng nước chưa đảm bảo chất lượng và 25% cho là đạt, dùng được.
Từ tháng 10 năm 2013 cho đến tháng 3 năm 2014, đã ghi nhận trên 200 trường hợp sinh viên bị bệnh ngoài da như: ghẻ, hắc lào, nấm tay, nấm chân và bệnh zola.
Là công trình mới nên cơ sở vật chất còn đầy đủ và tốt. Hệ thống thoát nước thải của từng phòng theo hệ thống thoát nước được xả trực tiếp xuống bể chứa nước thải của từng ký túc, nước thải của từng ký túc sau đó chảy vào cống dẫn nước thải chung của toàn khu rồi chảy xuống con suối nhỏ phía sau khu KTX bốc mùi hôi thối và làm thay đổi màu sắc nước tại suối. Nước suối sẽ làm lan toả các chất ô nhiễm đi xa gây ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm, nước mặt trong vùng, góp phần làm gia tăng tình trạng ô nhiễm chung trong vùng. Bên cạnh đó theo điều tra, nước thải của khu ký túc còn bị rò rỉ chảy xuống hồ sinh thái giữa khuôn viên khu ký túc gây ô nhiêm làm nước trong hồ chuyển màu xanh và tác động trực tiếp đến các loài động, thực vật thủy sinh, vì vậy rất cần được xử lý.
Qua điều tra hầu hết một số hộ gia đình sống trong khu vực đều cho rằng nước thải sinh hoạt của khu KTX ĐH Thái Nguyên đổ xuống con suối có gây ảnh hưởng đến môi trường, cụ thể là: Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm dùng cho sinh hoạt, nước cho canh tác nông nghệp, môi trường sống của các sinh vật sống trong nước và việc xử lý nước trước khi thải ra con suối là rất cần thiết.
- Đánh giá qua phân tích:
Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu của nước thải sinh hoạt khu KTX ĐH Thái Nguyên
Chỉ tiêu Kết quả QCVN 14 : 2008 So sánh
pH 7.62 5,0 – 9,0 Cho phép
COD (mg/l) 78,57 100 Cho phép
BOD5 (mg/l) 44,79 <30 Quá ngưỡng 1,49 lần Nitơ tổng số (mg/l) 69,89 30 Quá ngưỡng 2,33 lần Photpho tổng số (mg/l) 17,05 6 Quá ngưỡng 2,84 lần Colifom(MPN/100ml) 5200
(5,5×103) 3000 Quá ngưỡng 1,73 lần
(Nguồn: Kết quả phân tích nước thải, 2014, Viện khoa học sự sống, so sánh với QCVN 14 :2008 [15])
Nhận xét: qua bảng 4.6 cho thấy trong 7 chỉ tiêu chính nói lên mức độ ô nhiễm của nước thì nước thải KTX ĐH Thái Nguyên có 2 chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép là pH và COD, 4 chỉ tiêu vượt QCVN là:
• BOD5 (mg/l) Quá ngưỡng 1,49 lần
• Nitơ tổng số (mg/l) Quá ngưỡng 2,33 lần • Phot pho tổng số (mg/l) Quá ngưỡng 1,84 lần • Colifom (MPN/100ml) Quá ngưỡng 1,73 lần