phòng thí nghiệm
* Điều tra thực tế:
- Quan sát, ghi chép lại đặc điểm địa hình, các thông số cảm quan như
màu, mùi của nước tại những vị trí lấy mẫu.
- Điều tra trực tiếp tình hình quản lý, sử dụng nước và xử lý nước thải tại khu KTX.
* Lấy mẫu:
- Vị trí lấy mẫu: Mẫu nước thải sinh hoạt được lấy tại cống thải phía sau khu KTX đổ vào con suối.
- Cách lấy mẫu: cứ cách 40 phút thì tiến hành lấy 1 mẫu, lấy đủ 5 mẫu thì chộn đều các mẫu với nhau để lấy 1 mẫu chung bình.
- Thời gian lấy mẫu:
+ Với mẫu đem phân tích được lấy vào chai nhựa sạch FANTA 1.5 lít. Sau khi lấy mẫu được mang ngay đi phân tích .
+ Với mẫu lấy đem xử lý bằng chế phẩm vi sinh được lấy cùng thời điểm. - Dụng cụ:
+ Thiết bị lấy mẫu là ca định lượng.
+ Thùng chứa là 9 sô nhựa (sạch, không thủng, có nắp đậy kín) thể tích mỗi thùng là 5 lít.
* Thí nghiệm sự ảnh hưởng của một số vi sinh vật tới nước thải sinh hoạt
+ Công thức 1: Đựng mẫu đối chứng (không sử dụng chế phẩm vi sinh)
đậy nắp kín để xử lý kỵ khí.
+ Công thức 2: Đựng mẫu được xử lý bằng chế phẩm DW.09 dạng bột,
đậy nắp kín để xử lý kỵ khí.
+ Công thức 3: Đựng mẫu được xử lý bằng chế phẩm BICICO dạng bột,
đậy nắp kín để xử lý kỵ khí.
- Mẫu được để nơi thoáng mát, sạch sẽ có mái che và xử lý kỵ khí trong 30 ngày.
- Mỗi 1 công thức mẫu đều được nhắc lại 3 lần sau đó lấy trung bình từng mẫu rồi mang đi phân tích trong phòng thí nghiệm.
* Phân tích trong phòng thí nghệm
- Các chỉ tiêu quan trắc mang tính đặc thù gây ô nhiễm nước thải sinh hoạt đó là: pH, BOD5, COD, NTS, PTS, Coliform.
Bảng 3.1: Từng chỉ tiêu và phương pháp phân tích
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Phương Pháp
1 pH - TCVN 6492: 1999 2 BOD5 mg/l TCVN 6001: 1995 3 COD mg/l TCVN 6491: 1999 4 Coliform MNP/100ml TCVN 6187-1: 1996 5 NTS mg/l TCVN 7598:2007 6 PTS mg/l TCVN 1525: 2001