Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại khu vực KTX Đại học Thái Nguyên và biện pháp xử lý bằng chế phẩm vi sinh. (Trang 25)

Các thông sốđặc trưng nhất để đánh giá đặc điểm nước thải sinh hoạt là chất hữu cơ (qua BOD5), các chất dinh dưỡng (N, P) và chất rắn. Theo kinh nghiệm, tỉ lệ nồng độ (mg/l) giữa BOD5/N/P cần thiết xử lý sinh học là 100/5/1, Nước thải sinh hoạt chưa xử lý có tỉ lệ là 100/7/5 và sau xử lý là 100/23/7. Như vậy, nước thải sau xử lý còn dư thừa N và P tạo điều kiện cho phát triển vi sinh và rong tảo, do đó việc xử lý tiếp tục N và P (xử lý bậc 3) trước khi đổ ra sông, hồ là cần thiết. [9]

Một đặc điểm quan trọng khác của nước thải sinh hoạt là không phải chỉ

có các chất hữu cơ dễ phân huỷ do vi sinh vật để tạo ra khí cacbonic và nước mà còn có các chất khó phân huỷ tạo ra trong quá trình xử lý. Khi nước thải sinh hoạt chưa được xử lý vào kênh, rạch, sông, hồ, biển sẽ gây ô nhiễm nguồn nước với các biểu hiện chính là: Gia tăng hàm lượng chất lơ lửng, độ đục, màu, hàm lượng chất hữu cơ, dẫn tới làm giảm oxy hoà tan trong nước, từ đó có thể gây chết tôm, cá và các thuỷ sinh khác, gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng tạo ra sự bùng nổ rong, tảo, dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực cho phát triển thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt, du lịch và cảnh quan, gia tăng vi

trùng, đặc biệt là vi trùng gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn…) dẫn tới ảnh hưởng

đến sức khoẻ con người, tạo điều kiện phân huỷ vi sinh, gây mùi, ảnh hưởng

đến thẩm mỹ.

Với tải trọng chất thải của từng người dân đưa vào môi trường như tính toán ở trên, nồng độ các chất ô nhiễm nước cống rãnh rất cao. Phần trên ta nói

đến lượng nước thải của tất cả các vùng, tuy nhiên lượng nước thải ở các đô thị có gì khác nhau thì ta hãy cùng nhau tìm hiểu sau: [10]

Nước đô thị bao gồm lượng nước dư thừa, nước đã dùng do sinh hoạt chủ yếu từ các gia đình, trường học, khu vui chơi giải trí và nước sản xuất lẫn vào…

Trong nước thải đô thị có các tỉ lệ: Nước thải sinh hoạt khoảng 50-60%. Nước mưa thấm qua đất khoảng 10-14%.

Nước sản xuất khoảng 30-36% do các đơn vị sản xuất thủ công nghiệp, công nghiệp thải ra. Lượng nước thải đô thị thường tính theo đầu người và phụ thuộc từng thành phố khác nhau, cũng như từng nước. Ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng lượng nước thải khoảng 150 lít/người/ngày, thành phần nước thải đô thịđược tính như sau:

Hàm lượng BOD trong nước thải đô thị cho một đầu người trong ngày sau khi đã xử lý sơ bộđánh giá ở:

Hệ thống thoát nước riêng từ 50-70 g Hệ thống thoát nước chung từ 60-80 g

Khoảng 1/3 chất ô nhiễm này hoà tan, còn 2/3 ở dạng hạt (có thể lắng cặn được hoặc không). Trong hệ thống thoát nước chung, tỉ lệ phần trăm của chất ô nhiễm lắng gạn được nói chung lớn hơn ở hệ thống riêng. Và tỉ lệ

Bảng 2.6: Tải lượng chất ô nhiễm do người thải vào môi trường hàng ngày (g/người/ngày)

Chỉ tiêu ô nhiễm Tải lượng Chỉ tiêu ô nhiễm Tải lượng

BOD5 45 ÷ 54 Nitrat (NO3-) COD 1,6 ÷ 1,9,

BOD520 Tổng phospho (theo P) 0,8 – 4 Tổng chất rắn 170 ÷ 220 Phospho vô cơ 0,7 tổng P Chất rắn lơ lửng 70 ÷ 145 Phospho hữu cơ 0,3 tổng P Rác vô cơ (kích

thước >0,2 mm) 5 ÷ 15 Kali (theo K2O) 2,0 - 6,0

Dầu mỡ 10 ÷ 30 Vi trùng (vi trùng trong 100ml nước thải sinh hoạt)

Kiềm (theo

CaCO3) 20 ÷ 30 Tổng số vi khuẩn 109 -1010 Clo (Cl-) 4 ÷ 8 Coliform 106 -109 Tổng nitơ (theo N) 6 ÷ 12 Feacal streptococcus 105 -106 Nitơ hữu cơ 0,4 tổng N Salmonella typhosa 10 - 104 Amoni tự do 0,6 tổng N Đơn bào Đến 103 Nitrit (NO2) - Trứng giun sán Đến 103

Siêu vi trùng (virus) 102 -104

(Nguồn 6)

Các số liệu cho thấy chất lượng nước vùng thượng lưu của hầu hết các con sông khá tốt, trong khi ở vùng hạ lưu đã có dấu hiệu ô nhiễm do ảnh hưởng của các vùng đô thị, và các cơ sở công nghiệp. Mạng quan trắc môi trường quốc gia tiến hành quan trắc ở 4 con sông chảy qua các khu đô thị

chính của Việt Nam là sông Hồng (Hà Nội), sông Cấm (Hải Phòng), sông Hương (Huế) và sông Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh)…

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu ở các sông của Việt Nam

Vùng Sông Vượt tiêu chuẩn loại A

ĐBSH

Sông Hồng - Lào Cai - Hà

Nội 1,5-2/NH4 Sông Hồng, đoạn từ sông Hồng đến Việt Trì 3,8/BOD5 2/NH4 Sông Cầu 2/NH4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sông Thương 2,7/BOD5

Bắc Trung Bộ

Sông Hiếu

2-3/BOD5 1,5-1,8/NH4 Sông Hương 2,5/BOD5

Duyên hải Nam Trung Bộ Sông Hàn

1-2/BOD5 1,4-2,6/NH4

ĐBSCL

Sông Sài Gòn 2-4/BOD5 Sông Thị Vải 10-15/BOD5

(Nguồn 9)

Các xu thế cho thấy, giá trị đo được của 2 thông sô ô nhiễm cơ bản amoni (NH4

+

) và nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD5) dao động khá nhiều và vượt quá mức tiêu chuẩn chất lượng nước loại A. Tình trạng ô nhiễm trở nên trầm trọng hơn vào mùa khô, khi mà mực nước các sông ngòi hạ thấp.

Sông ngòi ở các vùng đô thị Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn, bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải chưa qua xử lý. Các số liệu khảo sát do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường (Viện KTNĐ&BVMT) cho thấy, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm trong các sông của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Đồng Nai cao hơn tiêu chuẩn cho phép rất nhiều.

Ngày càng có nhiều các kênh, sông ngòi, mương và hồ nội đô trở thành nơi chứa nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Hầu hết các chợ ở Hà Nội đã bị

ô nhiễm BOD rất cao. Tương tự, 4 sông nhỏ nội đô Hà Nội và có 5 con kênh

ở thành phố Hồ Chí Minh có nồng độ DO rất thấp cỡ 0-2 mg/l, và nồng độ

BOD ở mức cao, cỡ 50-200 mg/l (Bảng 2.8).

Bảng 2.8: Chất lượng nước các sông, ao hồ, kênh mương vùng đô thị

SS (mg/l) BOD ( mg/l) COD (mg/l) DO (mg/l) Kim Ngưu (Hà Nội) 150-220 50-140 0,5-1,0 Sét (Hà Nội) 150-200 110-180 0,2-0,5 Lừ (Hà Nội) 150-300 60-120 0,5-1,5 Tô Lịch (Hà Nội) 60-350 14-120 0,5-7,9 Hồở Hà Nội 100-150 15-45 0,5-2,0 Hồở Hải Phòng 47-205 15-67 15-105 0,5-7,0 Các cửa cống thải ở Hải Phòng 60-390 <1,0 (Nguồn {9}) Cả nước ta có 63 thành phố, thị xã, tỉnh lị mới chỉ có tổng 1200 km cống thoát nước. Thành phố quan trọng Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, hệ thống thoát nước mới chỉ đảm bảo phục vụ khoảng 40-50% dân số,

ở các thành nhỏ hơn tỉ lệ phục vụ chỉđạt khoảng 20-30%.

Một số thành phố đang thực hiện các dự án thoát nước và vệ sinh môi trường, nhưng trước mắt chỉ có giới hạn ở việc chống úng ngập và thoát nước mưa đó là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Hạ Long, Đà Nẵng, Huế, Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Vũng Tàu. Ở các đô thị

loại đặc biệt, loại I, II, tỉ lệ số hộ có bể tự hoại khoảng 60-85%, ở các đô thị còn lại tỉ lệ này chỉ khoảng 25-40%. Các bể tự hoại quá cũ hư hỏng không được sửa chữa, hoạt động quá tải bùn phân không được theo định kỳ. [11]

Tất cả các đô thị đều chưa có trạm xử lý nước thải tập trung. Riêng Hà Nội có hai trạm xử lý nước thải thử nghiệm khánh thành 2/9/2005 ở Kim Liên (3400 m3/ngày đêm), Trúc Bạch (2300 m3/ngày đêm), riêng trạm xử lý nước thải khu đô thị Bắc Thăng Long (42000 m3/ngày đêm) đang hoàn tất xây dựng nhưng lại chưa có hệ thống thoát nước. Ở đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II đa số hộ dân sử dụng bể tự hoại không có ngăn lọc nước thải sinh hoạt sau bể

này đều thải ra hệ thống thoát nước đường phố hoặc kênh mương, ao hồ tự

nhiên gây ô nhiễm môi trường khá trầm trọng.

Chất lượng nước sông Vàm Cỏ:

Bảng 2.9: Dự báo tải lượng một số chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt tại huyện Bến Lức đến năm 2015 – 2020

Năm Lưu lượng Nước thải sinh hoạt (m3/ngày) Các kịch bản

Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày) BOD (Nhu cầu ôxy sinh hóa) COD (Nhu cầu ôxy hóa học) SS (chất rắn lơ lửng ΣN (tổng Nitơ) ΣP (Tổng Phốt Pho) 2015 21.193 1 7.419 15.897 9.538 870 212 2 1.060 1.696 2.120 1.272 212 3 636 1.060 1.060 742 127 2020 31.878 1 11.158 23.909 14.346 2.072 319 2 1.594 2.550 3.188 1.913 319 3 956 1.594 1.594 1.116 191 (Nguồn 2)

Cho đến nay, trên bình diện toàn vùng lưu vực sông VCĐ chưa có một tổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chức nào chuyên trách quản lý các vấn đề liên quan đến tài nguyên và môi trường (TN&MT) ở cấp độ lưu vực hay là ở cấp độ tiểu lưu vực sông. Phần lớn, công tác quản lý TN&MT trên lưu vực được tiến hành trong địa giới hành chính của từng địa phương và trong phạm vi trách nhiệm của từng ngành, dưới sự chỉ đạo và điều phối chung của các Bộ/ngành ở Trung ương, chưa có sự phối hợp nào thực sự có hiệu quả giữa các địa phương cũng như

Trong khi đó, TN&MT nước, phần lớn không có biên giới rõ ràng. Nguồn nước hoàn toàn có thể tự do di chuyển theo các dòng chảy tự nhiên từ địa phương này sang địa phương khác, ô nhiễm môi trường ở địa phương này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến địa phương khác... Do vậy, với cơ chế quản lý như hiện nay, khó có thể đạt được các mục tiêu mong muốn về phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại khu vực KTX Đại học Thái Nguyên và biện pháp xử lý bằng chế phẩm vi sinh. (Trang 25)