Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại khu vực KTX Đại học Thái Nguyên và biện pháp xử lý bằng chế phẩm vi sinh. (Trang 43)

3.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp là phương pháp phổ biến thường được dùng khi nghiên cứu một đề tài của bộ TNMT.

Đây là phương pháp tham khảo tài liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. phương pháp này là phương pháp truyền thống nhanh và hiệu quả. Với phương pháp này có thể áp dụng nghiên cứu các nội dung sau:

- Thu thập các số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật, có liên quan tới vấn đề

nước thải sinh hoạt.

- Thu thập các số liệu thứ cấp tại ban quản lý KTX ĐH Thái Nguyên. - Thu thập thông tin liên quan tới đề tài qua sách, giáo trình, báo trí, internet…

3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm phòng thí nghiệm

* Điều tra thực tế:

- Quan sát, ghi chép lại đặc điểm địa hình, các thông số cảm quan như

màu, mùi của nước tại những vị trí lấy mẫu.

- Điều tra trực tiếp tình hình quản lý, sử dụng nước và xử lý nước thải tại khu KTX.

* Lấy mẫu:

- Vị trí lấy mẫu: Mẫu nước thải sinh hoạt được lấy tại cống thải phía sau khu KTX đổ vào con suối.

- Cách lấy mẫu: cứ cách 40 phút thì tiến hành lấy 1 mẫu, lấy đủ 5 mẫu thì chộn đều các mẫu với nhau để lấy 1 mẫu chung bình.

- Thời gian lấy mẫu:

+ Với mẫu đem phân tích được lấy vào chai nhựa sạch FANTA 1.5 lít. Sau khi lấy mẫu được mang ngay đi phân tích .

+ Với mẫu lấy đem xử lý bằng chế phẩm vi sinh được lấy cùng thời điểm. - Dụng cụ:

+ Thiết bị lấy mẫu là ca định lượng.

+ Thùng chứa là 9 sô nhựa (sạch, không thủng, có nắp đậy kín) thể tích mỗi thùng là 5 lít.

* Thí nghiệm sự ảnh hưởng của một số vi sinh vật tới nước thải sinh hoạt

+ Công thức 1: Đựng mẫu đối chứng (không sử dụng chế phẩm vi sinh)

đậy nắp kín để xử lý kỵ khí.

+ Công thức 2: Đựng mẫu được xử lý bằng chế phẩm DW.09 dạng bột,

đậy nắp kín để xử lý kỵ khí.

+ Công thức 3: Đựng mẫu được xử lý bằng chế phẩm BICICO dạng bột,

đậy nắp kín để xử lý kỵ khí.

- Mẫu được để nơi thoáng mát, sạch sẽ có mái che và xử lý kỵ khí trong 30 ngày.

- Mỗi 1 công thức mẫu đều được nhắc lại 3 lần sau đó lấy trung bình từng mẫu rồi mang đi phân tích trong phòng thí nghiệm.

* Phân tích trong phòng thí nghệm

- Các chỉ tiêu quan trắc mang tính đặc thù gây ô nhiễm nước thải sinh hoạt đó là: pH, BOD5, COD, NTS, PTS, Coliform.

Bảng 3.1: Từng chỉ tiêu và phương pháp phân tích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Phương Pháp

1 pH - TCVN 6492: 1999 2 BOD5 mg/l TCVN 6001: 1995 3 COD mg/l TCVN 6491: 1999 4 Coliform MNP/100ml TCVN 6187-1: 1996 5 NTS mg/l TCVN 7598:2007 6 PTS mg/l TCVN 1525: 2001

3.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Xử lí số liệu trên máy tính bằng phần mềm word, phần mềm excel.

3.4.4. Phương pháp tổng hợp so sánh với QCVN 08:2008 Bộ TN&MT

Từ các số liệu thứ cấp cộng với số liệu đo đạc, tính toán, khảo sát thực tế, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm được đem so sánh với QCVN đểđưa ra được mức độ ô nhiễm môi trường nước, đánh giá được khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của các chế phẩm vi sinh, từđó đưa ra các giải pháp quản lý và xử

lý bảo vệ môi trường khu vực, hướng tới một môi trường xanh sạch đẹp và phát triển bền vững.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều tra và thông tin cơ bản

4.1.1 Vài nét về Đại học Thái Nguyên và khu KTX - Lịch sử phát triển - Lịch sử phát triển

+ Tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm của vùng Đông bắc Bắc bộ, là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 cả nước với 27 cơ sở đào tạo, trong đó có 8 trường ĐH với tổng số sinh viên trên 15000 người.

+ ĐH Thái Nguyên được thành lập năn 1994 trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các trường ĐH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Việc thành lập các đại học trong đó có ĐH Thái Nguyên là việc triển khai tư tưởng của Đảng, đó là xây dựng các trung tâm đào tạo lớn và chất lượng cao ở các vùng. Sau 20 năm phát triển, ĐH đã không ngừng phát triển và hoàn thiện theo mô hình đầy đủ

của một ĐH vùng bao gồm: Các đơn vị quản lý, các đơn vị đào tạo, các đơn vị nghiên cứu và các đơn vị phục vụđào tạo.

- Sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược phát triển của ĐH Thái Nguyên

+ Sứ mệnh:

Đại học Thái Nguyên là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các tỉnh, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn, đồng thời thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng trung du miền núi phía Bắc – vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, có truyền thống đấu tranh cách mạng, giàu tiềm năng phát triển và có địa bàn chiến lược dặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

+ Tầm nhìn:

Đại học Thái Nguyên trở thành đại học vùng đa ngành, đa lĩnh vực có quy mô lớn nhất cả nước. Đại học là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ và quản lý tiên tiến; tham gia thẩm định và đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển phục vụ

cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội bền vững của khu vực trung du miền núi phía Bắc, góp phần đưa vùng phát triển cùng với tiến trình phát triển chung của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đồng thời, góp phần đưa giáo dục đại học nước ta tiến kịp và hội nhập với giáo dục đại học thế giới.

-Vài nét về khu KTX ĐH Thái Nguyên

Thực hiện Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg ngày 24-04-2009 Thủ tướng Chính phủ về phát triển nhà ở cho HS, SV các trường ĐH, CĐ, THCN. Cụm công trình nhà sinh viên ĐH Thái Nguyên được khởi công xây dựng vào sáng 16 tháng 06 năm 2009, bao gồm 16 công trình 5 tầng xây dựng trên diện tích 35000m2. Có số vốn đầu tư trên 230 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Khi hoạt động chính thức KTX sẽ đáp ứng nhu cầu nhà ở cho 5000 sinh viên của các trường đại học trong khu vực bao gồn: ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Ngoại Ngữ, ĐH Kinh Tế và Quản trị Kinh doanh, ĐH Khoa Học.

Với nguồn đầu tư lớn, quy mô khang trang rộng rãi và trang thiết bị hiện

đại hứa hẹn sẽ là một trong những khu KTX kiểu mẫu cho hàng loạt các khu KTX khác mọc lên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Trong 2 năm 2009 và 2010, Chính phủ đã dành 8.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình này để tạo ra bước đột phát về nhà ở cho sinh viên, phấn

đấu đến năm 2015 đáp ứng được 60% số lượng sinh viên tại các cơ sở đào tạo trên cả nước.

+ ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

Trường ĐH Nông Lân Thái Nguyên thuộc tổ 10 xã Quyết Thắng – Thành phố Thái Nguyên, nằm ở phía Tây và cách trung tâm TP khoảng 5 km, với tổng diện tích của Nhà trường là 97,5 ha. Đến nay Nhà trường đã xây dựng được 73 phòng học, diện tích là 9940 m²; 06 phòng máy tính, diện tích là 306 m²; 02 phòng học ngoại ngữ, diện tích là 150 m²; 23 phòng thí nghiệm, diện tích là 1077 m²; 02 xưởng thực hành với nhiều máy móc thiết bị, diện tích là 483 m². Ký túc xã có 238 phòng, diện tích là 15420 m². Diện tích hội trường A 1125 m². Diện tích nhà thi đấu 3700 m². Diện tích sân vận động là 2000 m². Diện tích thư viện 750 m², thư viện điện tử được kết nối internet có khả năng truy cập vào thư viện của các trường đại học lớn trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất này cùng với cảnh quan, môi trường xanh, sạch đẹp đã tạo điều kiện để Nhà trường thực hiện thành công nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong suốt những năm vừa qua, đồng thời đáp ứng những nhiệm vụđặt ra trong thời gian tới..

Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên được thành lập ngày 19/9/1970. Trải qua 3 lần đổi tên là: Đại học Kỹ thuật Miền núi, Đại học Nông Lâm Miền núi và Đại học Nông nghiệp III. Từ ngày 04/04/1994 Đại học Thái Nguyên

được thành lập theo Nghị định số 31/CP của Chính phủ và Trường Đại học Nông nghiệp III trở thành một trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên với tên gọi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường vừa là trung tâm đào tạo các cán bộ khoa học, quản lý nông lâm nghiệp vừa là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

Mục tiêu của Trường là phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo, NCKH chất lượng cao, phục vụđắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn mà trước hết là nông nghiệp và nông thôn của các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

Trường hiện đang đào tạo các cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế nông lâm nghiệp ở 5 trình độ khác nhau: trung học, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ KHKT. Thực hiện gắn đào tạo, NCKH với chuyển giao khoa học- công nghệ, đảm nhận nhiều đề tài trọng điểm cấp bộ, cấp nhà nước.

Trường có quan hệ hợp tác chặt chẽ với hầu hết các Viện, Trường, Trung tâm NCKH nông lâm nghiệp trong cả nước. Đặc biệt, trường có quan hệ hợp tác với 33 tổ chức, chính phủ và các trường đại học lớn trên thế giới trên các lĩnh vực đào tạo, NCKH và chuyển giao khoa học nông lâm nghiệp, điển hình như: Pháp, Canada, Tây Ban Nha, Newzealand, tổ chức For foundation...

Hiện nay trường Đại học Nông lâm có 9 khoa chuyên môn: Khoa Nông học, khoa Chăn nuôi thú y, Khoa Lâm nghiệp, Khoa Quản Lý Tài nguyên, Khoa Môi trường, Khoa Sư phạm KTNN, Khoa KN & PTNT, Khoa Khoa học cơ bản và Khoa Sau đại học. Trường hiện có 6 phòng chức năng: phòng Đào tạo, phòng Khoa học & QHQT, phòng Hành chính tài vụ, phòng Công tác HSSV, phòng Quản trị & phục vụ và phòng Thanh tra khảo thí & đảm bảo

CLGD. Trường có 6 trung tâm: Trung tâm nghiên cứu phát triển nông lâm nghiệp miền núi, Trung tâm Môi trường tài nguyên miền núi, Trung tâm Thực hành thực nghiệm, Trung tâm Liên kết đào tạo & tư vấn du học quốc tế, Trung tâm ngoại ngữ, Trung tâm tin học ứng dụng.

Trường Đại học Nông lâm hiện có 504 người, trong đó cán bộ giảng dạy là 332. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao(Giáo sư,P.giáo sư và tiến sĩ) là 102 người, chiếm 30,72% trong tổng số cán bộ giảng dạy của nhà trường, 1

nhà giáo nhân dân. 10 nhà giáo ưu tú, 1 anh hùng lao động, tỉ lệ giáo viên có trình độ sau đại học là đạt hơn 85% cao nhất ở khu trung du miền núi phía bắc.

Đến năm 2014-2015 nhà trường phấn đấu 100% cán bộ giảng dạy có trình độ

thạc sĩ trở lên.

4.2 Đánh giá thực trạng nước thải tại khu ký túc xá

4.2.1 Thực trạng số lượng sinh viên tại khu ký túc xá

Trong khu vực KTX bao gồm: KTX cũ của ĐH Nông Lâm (A&B), KTX mới xây của ĐH Thái Nguyên và một nhà Căng tin phục vụ ăn uống cho sinh viên. Theo điều tra tháng 3 năm 2014 thì số lượng sinh viên cụ thể là:

Hiện nay trường Đại Học Nông Lâm có 2 khu KTX A và B, đáp ứng

được khoảng 40% sinh viên chính quy, đây là nơi tập trung một số lượng lớn sinh viên nội trú. Do nhu cầu sinh hoạt của sinh viên, hàng ngày một lượng lớn nước thải được thải ra.

Khu ký túc xá A được xây dựng trong khuôn viên trường với quy mô bao gồm 3 dãy nhà 3 tầng với tổng số phòng là 180 phòng. Hàng năm phục vụ

trên 700 sinh viên. Theo số liệu thống kê năm 2014 số lượng sinh viện của KTX A là 709 sinh viên trong đó số sinh viên nam là 203 sinh viên chiếm 28,6%, số sinh viên nữ là 506 chiếm 71,36%

Nước thải của KTX ĐH Nông Lâm là một điển hình, mang đầy đủ

những đặc tính, tính chất của nước thải sinh hoạt. Mặc dù đã có xử lý nước thải bằng chế phẩm vi sinh nhưng do số lượng mem vi sinh dùng cho xử lý ít, thời gian xử lý giữa lần trước và lần sau lại cách xa nhau nên nước thải ra môi trường vẫn vượt tiêu chuẩn.

Bảng 4.1: KTX ĐH Nông Lâm và số lượng sinh viên KTX mới ĐH Nông Lâm

Tên ký túc Sinh viên nam Sinh viên nữ Tổng số sinh viên

K1 300 0 300 K2 0 278 278 K3 84 120 204 K4 124 176 300 K5 174 166 340 K6 108 82 190 Tổng 790 822 1612

KTX cũ ĐH Nông Lâm (A&B)

Tên ký túc Sinh viên nam Sinh viên nữ Tổng sinh viên

KTX A 203 506 709

KTX B 233 295 528

Tổng 436 801 1237

Tổng toàn bộ 1226 1623 2849

(Nguồn: Điều tra trực tiếp)

Nhận xét: qua bảng 4.1 cho thấy số lượng sinh viên ở trong KTX ĐH Nông Lâm là: 2849 sinh viên chiếm 25,8% trong tổng số HSSV của trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong số KTX mới của trường hiện tại có 1612 sinh viên chiếm 83,96% của 1920 sinh viên theo dự kiến.

Bảng 4.2: KTX ĐH Kinh tế - Quản trị Kinh doanh và số lượng sinh viên Tên ký túc Sinh viên nam Sinh viên nữ Tổng số sinh viên

K7 270 0 270 K8 130 170 300 K9 0 283 283 K10 279 0 270 Tổng 679 453 1132 (Nguồn: Điều tra trực tiếp)

Nhận xét: Qua bảng 4.2 cho thấy số lượng sinh viên của trường là 1132 chiếm 88,44% của 1280 sinh viên theo dự kiến.

Bảng 4.3: KTX Khoa Ngoại Ngữ và số lượng sinh viên Tên ký túc Sinh viên nam Sinh viên nữ Tổng số sinh viên

K11 0 200 200

K12 40 128 168

Tổng 40 328 368

(Nguồn: Điều tra trực tiếp)

Nhận xét: Qua bảng 4.3 cho thấy số lượng sinh viên của trường là 368 chiếm 57,5% của 640 sinh viên theo dự kiến.

Hiện nay do thiếu giảng đường nên Khoa Ngoại Ngữ đã sử dụng 10 phòng thuộc K11và K12 làm giảng đường để phục vụ cho giảng dạy

Bảng 4.4: KTX ĐH Khoa Học và số lượng sinh viên

Tên ký túc Sinh viên nam Sinh viên nữ Tổng số sinh viên

K13 0 227 227

K14 157 98 255

K15 135 113 248

k16 108 105 213

Tổng 400 543 943

Nhận xét: Qua bảng 4.4 cho thấy số lượng sinh viên của trường là 943 chiếm 73,67% của 1280 sinh viên theo dự kiến.

4.2.2 Số lượng nước thải sinh hoạt tại khu KTX ĐH Thái Nguyên:

Bảng 4.5: Số lượng nước thải của toàn khu KTX ĐH Thái Nguyên

STT Chỉ tiêu điều tra ĐVT Kết quả Tỷ lệ %

KTX cũ ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

1

Số lượng sinh viên Người 1237 100

Nữ Người 801 64,75

Nam Người 436 35,25

2

Nước thải m3/ngày/người m3/ngày 0,09

Nữ m3/ngày 0,10 Nam m3/ngày 0,08 3 Nước thải m3/tháng/người m3/tháng 2,70 Nữ m3/tháng 3,00 Nam m3/tháng 2,40 4 Tổng m3/tháng 3340 KTX ĐH Thái Nguyên 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng sinh viên Người 4055 100

Nữ Người 2146 52,92

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại khu vực KTX Đại học Thái Nguyên và biện pháp xử lý bằng chế phẩm vi sinh. (Trang 43)