Khả năng chống oxy hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận polyphenol, hoạt tính chống oxy hóa và ức chế enzyme α glucosidase của một số loài rong biển tại khánh hòa (Trang 56)

3.2.1.1.Khả năng khử gốc tự do DPPH

DPPH là một gốc tự do bền, có màu tía và có độ hấp thu cực đại ở bước sóng 517 nm. Khi có mặt chất chống oxy hóa, nó sẽ bị khử thành 2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazine (DPPH-H) có màu vàng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng trong rong biển, có nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học trong đó có các chất chống oxy hóa có khả năng khử gốc tự do DPPH cao. Nghiên cứu khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết 2 loại rong mơ S. microcystumS. oligocystum được thể hiện ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2. khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết trong nước rong mơ

S. microcystum S. oligocystum Loại rong Khả năng khử gốc tự do DPPH (%) IC50 (mg/ml) 0,04 mg/ml 0,09 mg/ml 0,13 mg/ml 0,18 mg/ml S.microcystum 42,17 ± 0,89a 47,59 ± 0,32a 57.03 ± 3,64b 62,78 ± 1,15c 0,095 S.oligocystum 52,59 ± 4,84a 58,54 ± 4,52ab 67,09 ± 3,34b 78,92 ± 3,15c 0,039 Vitamin C 0,214

(Chữ cái trong bảng trên cùng một hàng ở cùng một điều kiện khác nhau chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê p < 0,05)

Kết quả thể hiện ở Bảng 3.2 cho thấy cả 2 loài rong mơ là rong S. microcystum

và rong S. oligocystum đều có khả năng khử gốc tự do DPPH. Tuy nhiên, khả năng chống oxy hóa của các loài rong khác nhau thì khác nhau. Ở cùng nồng độ dịch chiết nhưng khả năng khử gốc tự do DPPH của rong mơ S. microcystum thấp hơn rong S.

oligocystum. Cụ thể, ở nồng độ dịch chiết là 0,18 mg/ml thì khả năng khử gốc tự do DPPH của rong S. microcystum là 62,78 %. Trong khi đó con số này đối với rong mơ

S. oligocystum là 78,92 %.

Để đánh giá khả năng khử gốc tự do DPPH, vitamin C được sử là một chất đối chứng dương. Kết quả cho thấy, giá trị IC50 của hai loài rong mơ tương ứng là 0,095 và 0,039 (mg/ml) thấp hơn so với vitamin C (0,214 mg/ml). Theo Ismail và cộng sự (2002) [29] khi nghiên cứu khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết 4 loài rong biển là

Porphyra sp., Laminaria sp., Undaria sp.Hijikia sp. ở Malaisia khi chiết bằng nước có giá trị IC50 lần lượt là 0,55; 0,51; 0,66 và 0,57 (mg/ml). Giá trị này cao hơn rất nhiều so với 2 loài rong mơ được khảo sát. Như vậy, có thể kết luận rằng dịch chiết của hai rong mơ này có khả năng khử gốc tự do DPPH rất mạnh. Khi so sánh giữa 2 loài rong được nghiên cứu thì rong mơ S. oligocystum có hoạt tính khử gốc tự do cao hơn rong mơ S. microcystum (rong mơ S. oligocystum có giá trị IC50 thấp hơn).

3.2.1.2. Đánh giá tổng năng lực khử

Ngoài phương pháp đánh giá khả năng khử gốc tự do DPPH thì phương pháp đánh giá tổng năng lực khử cũng là một trong những phương pháp dùng để đánh giá khả năng chống oxy hóa từ động và thực vật. Đối với phương pháp đánh giá tổng năng lực khử thì các chất chống oxy hoá trong nguyên liệu sẽ khử phức K3Fe(CN)6 thành phức K4Fe(CN)6, phức này tác dụng với FeCl3 thành KFe[Fe(CN)6] (xanh Pruss). Kết quả đánh giá tổng năng lực khử được của 2 loài rong mơ được thể hiện ở Bảng 3.3

Bảng 3.3. Tổng năng lực khử của dịch chiết trong nước rong mơ S.microcystum

S.oligocystum

Loại rong Tổng năng lực khử IC50

(mg/ml)

0,29 (mg/ml) 0,57 (mg/ml) 0,86 (mg/ml) 1,14 (mg/ml)

S.microcystum 0,39  0,011a 0,50  0,001b 0,58  0,002c 0,69  0,006d 0,307

S.oligocystum 0,48  0,003a 0,65  0,012b 0,84  0,004c 0,92  0,004d 0,292

Vitamin C 0,425

(Chữ cái trong bảng trên cùng một hàng ở cùng một điều kiện khác nhau chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê p < 0,05)

Khả năng chống oxy hóa dựa vào tổng năng lực khử của của dịch chiết trong nước rong mơ S. microcystum S. oligocystum thể hiện ở Bảng 3.3 cho thấy, độ hấp thụ quang học của rong mơ S. oligocystum được xác định với IC50 là 0,292 mg/ml. Độ hấp thụ quang học của rong mơ S. microcystum được xác định với IC50 là 0,307 mg/ml. Giá trị IC50 được so sánh với vitamin C là chất đối chứng dương. Theo đó, giá trị IC50 của vitamin C được xác định ở nồng độ dịch chiết là 0,425 mg/ml cao hơn rất nhiều so với giá trị IC50 của 2 loài rong mơ được nghiên cứu. Giá trị IC50 càng thấp thì độ hấp thụ quang học càng cao nên khả năng chống oxy hóa càng mạnh. Như vậy, có thể kết luận rằng độ hấp thụ của 2 loài rong mơ S. microcystum S. oligocystum cao hơn rất nhiều so với vitamin C.

Khả năng chống oxy hóa của rong biển trong nghiên cứu này được xác định dựa vào khả năng khử gốc tự do DPPH và tổng năng lực khử. Kêt quả được thể hiện ở Bảng 3.2 và 3.3. So sánh khả năng năng chống oxy hóa dựa trên khả năng khử gốc tự do DPPH và tổng năng lực khử của 2 loài rong mơ S. microcystum S. oligocystum với vitamin C thì có thể kết luận rằng dịch chiết của hai rong mơ này có khả năng chống oxy hóa rất mạnh. Đây là cơ sở để sử dụng dịch chiết từ rong mơ trong lĩnh vực bảo quản thực phẩm cũng như sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng giàu khả năng chống oxy hóa từ nguồn nguyên liệu này.

Khi so sánh khả năng chống oxy hóa của 2 loài rong này với nhau thì rong mơ S. oligocystum có khả năng chống oxy hóa cao hơn rong mơ S. microcystum. Điều này có thể được giải thích như sau: khả năng chống oxy hóa phụ thuộc vào loài, nơi thu hoạch và mùa vụ thu hoạch. Theo nghiên cứu của Indu và Seenivasan (2013) khi xác định hoạt tính chống oxy hóa của một số loài rong ở vùng biển Đông Nam Ấn Độ gồm có:

Chaetomorpha linum, Grateloupia lithophilaSargassum wightii 28. Kết quả nghiên cứu cho thấy rong S. wightii có hoạt tính chống oxy hóa tốt hơn so với hai loại rong còn lại. Kelman và cộng sự cũng đã nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa của các loài tảo biển ở Hawaii vào năm 2012 30. Nghiên cứu này đã xác định được hoạt tính chống oxy hóa tổng của các chất chiết xuất từ hữu cơ của 37 mẫu rong bao gồm 30 loài rong ở Hawaii trong đó có 27 giống khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt tính chống oxy hóa của các loài rong phụ thuộc theo loài. Ngoài ra, khả năng chống oxy hóa của rong biển còn phụ thuộc vào các chất có hoạt tính sinh học trong nó. Thoudam và cộng sự (2011) đã nghiên cứu sử dụng các dung môi khác nhau để tách chiết một số chất có hoạt

tính sinh học từ rong mơ S. muticum, bao gồm alkaloids, anthraquinones, carbohydrates, flavonoids, glycosides, saponins, steroids, phenols, terpenoids và tannins 49 và hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết thu được từ loài rong này cũng được xác định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận polyphenol, hoạt tính chống oxy hóa và ức chế enzyme α glucosidase của một số loài rong biển tại khánh hòa (Trang 56)