Trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận polyphenol, hoạt tính chống oxy hóa và ức chế enzyme α glucosidase của một số loài rong biển tại khánh hòa (Trang 28)

Nhiều công trình đã nghiên cứu sử dụng dịch chiết hoặc phân lập các hợp chất có khả năng chống oxy hóa và ức chế enzyme -glucosidase từ nguồn nguyên liệu tự nhiên. Các nhóm chất đã được phân lập bao gồm: flavonoids, alkaloids, phenolic, curcuminoids, terpinoids và anthocyanins (Kumar và cộng sự, 2011) [32]. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai ứng dụng vào thực tế các nguồn nguyên liệu này còn rất hạn chế do những nghiên cứu từ quy mô phòng thí nghiệm, trên động vật và lâm sàng trên người chưa thực hiện một cách hệ thống. Tiềm năng ứng dụng sản phẩm từ tự nhiên còn rất lớn. Gần đây, Hyun và cộng sự (2015) [27] đã đánh giá khả năng ức chế enzyme - glucosidase của dịch chiết từ cỏ dâu quạ (Crowberry, Empetrum nigrum L). Kết quả

nghiên cứu cho thấy dịch chiết trong methanol và phân đoạn ethyl acetate từ loại cỏ này có khả năng ức chế enzyme -glucosidase rất mạnh với giá trị IC50 lần lượt là 9,6 và 5,0 g/ml. Tác giả kết luận rằng cỏ dâu quạ có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật cho con người. Tadera và cộng sự (2006) [48] đã so sánh hoạt tính ức chế enzyme - glucosidase có nguồn gốc từ nấm men và thành ruột non của chuột của 6 flavonoid. Kết quả cho thấy enzyme -glucosidase bị ức chế mạnh bởi 3 nhóm chất là: anthocyanidin, isoflavone và flavonol. Tác giả kết luận rằng, cấu trúc phân tử của nhóm chất này có ảnh hưởng lớn đến khả năng ức chế hoạt động của enzyme.

Rong biển là nguồn thực phẩm tương lai của loài người. Gần đây, nhiều nhà khoa học đã quan tâm đến các chất có hoạt tính sinh học từ rong biển, các hoạt tính đã được xác định trong rong biển bao gồm khả năng chống oxy hóa, khả năng kháng tế bào ung thư, khả năng hạ huyết áp, khả năng kháng viêm và ngăn ngừa bệnh đái tháo đường. Han Nguyen và cộng sự (2012) đã nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa, kháng enzyme cholinesterase và tyrosinase từ dịch chiết của loài rong đỏ Grateloupia Lancifolia bằng các dung môi nước, diethyl ether và methanol. Kết quả cho thấy dịch chiết từ dung môi diethyl ether cho hàm lượng polyphenol cao nhất. Hoạt tính sinh học của các dịch chiết từ các dung môi đều cao hơn α-tocopherol [26]. Farideh Namvar và cộng sự (2013) đã nghiên cứu chiết tách polyphenol từ rong Sargassum muticum bằng dung môi methanol, kết quả hàm lượng polyphenol rất cao với 78.95 ± 4.33 mg GAE/g nguyên liệu khô. Hoạt tính chống oxy hóa được xác định theo phương pháp FRAP cho kết quả khả năng chống oxy hóa cũng rất mạnh [23]. Lordanvà cộng sự (2013) đã chiết xuất các chất giàu phenolic từ nguồn rong biển ăn được, tảo nâu (Ascophyllum nodosum) ở vùng biển Iceland, có khả năng hạn chế enzyme -glucosidase và enzyme - amylase [35]. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào đánh giá tiềm năng ức enzyme liên quan đến bệnh đái tháo đường của một số loài rong khai thác, nuôi trồng ở vùng biển Khánh Hòa, cũng như các vùng biển khác ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận polyphenol, hoạt tính chống oxy hóa và ức chế enzyme α glucosidase của một số loài rong biển tại khánh hòa (Trang 28)