Sơ đồ nghiên cứu tổng quát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận polyphenol, hoạt tính chống oxy hóa và ức chế enzyme α glucosidase của một số loài rong biển tại khánh hòa (Trang 36)

Giải thích quy trình

(1)Xử lý nguyên liệu

Nguyên liệu rong biển còn tươi (gồm 4 loài là rog mơ S. microcystum, S. oligocystum, rong mứt Porphyta và rong nho Caulerpa lentillifera) được thu mua tại các hộ dân ở Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nguyên liệu được vận chuyển về

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu tổng quát

Nguyên liệu rong biển

Rửa sạch, làm khô (độ ẩm 10-21%)

Nghiền nhỏ

Chiết

Thu dịch chiết

Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung môi chiết đến hàm lượng TPC

của dịch chiết rong biển

Đánh giá khả năng chống oxy hóa + Khả năng bắt gốc tự do DPPH + Tổng năng lực khử

Đánh giá khả năng ức chế enzyme α- glucosidase

Loại dung môi

Nhiệt độ Thời gian

Tỷ lệ: NL/DM1/25 (w/v)

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hàm lượng TPC của dịch chiết

rong biển

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng TPC của dịch

chiết rong biển

phòng thí nghiệm hóa học. Tại phòng thí nghiệm, nguyên liệu rong tươi được rửa sạch bằng nước ngọt để loại bỏ muối và tạp chất. Sau đó, tiến hành phơi khô rong biển dưới ánh nắng mặt trời đến độ ẩm 10-21% nhằm giảm hàm lượng ẩm trong rong, góp phần quan trọng trong việc ức chế sự phát triển của vi sinh vật sống trên rong và ức chế quá trình tổng hợp và chuyển hóa trong rong. Đồng thời, khi hàm lượng ẩm trong nguyên liệu giảm, tốc độ trích ly tăng lên vì nước tác dụng với protein và các chất háo nước khác ngăn cản sự dịch chuyển của dung môi thấm sâu vào trong nguyên liệu, làm chậm quá trình khuếch tán. Sau khi làm khô, rong biển được nghiền nhỏ bằng máy xay sinh tố nhằm mục đích tăng diện tích tiếp xúc của rong nguyên liệu và dung môi, đồng thời làm phá vỡ cấu trúc tế bào rong, tạo điều kiện thuận lợi cho các chất hòa tan trong dung môi. Tuy nhiên, không nên xay hoặc nghiền rong quá nhỏ vì kích thước bột rong quá nhỏ sẽ bít lỗ của giấy lọc làm cản trở quá trình lọc. Sau khi nghiền nhỏ, rong được bảo quản trong các túi PE hút chân không ở nhiệt độ khoảng 8-10oC trước khi sử dụng cho thí nghiệm nhằm hạn chế quá trình tổng hợp và chuyển hóa các chất trong rong. Rong được bảo quản tốt hơn, đảm bảo cho quá trình thực hiện không gặp gián đoạn về vấn đề nguyên liệu.

(2) Chiết

Chiết là dùng dung môi để hòa tan các chất khác, sau khi hòa tan ta được hỗn hợp dung môi và chất cần tách.

Cân chính xác 1 g nguyên liệu rong biển khô. Sau đó, tiến hành chiết rong biển trong bể ổn nhiệt với tỷ lệ NL/DM là 1/25 (w/v). Dung môi được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là methanol với nồng độ dung môi lần lượt là 0, 25, 50, 80 và 100 %. Chiết ở 5 khoảng nhiệt độ khác nhau là 50, 60, 70, 80 và 100oC. Thời gian chiết là 10, 30, 60, 90 và 120 phút. Sau khi chiết xong, ta thu dịch chiết và tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu:

 Xác định độ ẩm.

 Đánh giá hàm lượng polyphenol tổng số.

 Đánh giá khả năng khử gốc tự do DPPH.

 Đánh giá tổng năng lực khử.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận polyphenol, hoạt tính chống oxy hóa và ức chế enzyme α glucosidase của một số loài rong biển tại khánh hòa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)