8. Cấu trúc của đề tài
3.3.1. Kết quả chung
Thực trạng phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo trong trò chơi đóng vai theo chủ đề được thể hiện qua bảng kết quả sau:
Bảng 4: Kết quả tìm hiểu thực trạng phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
Mức độ Thực trạng Phát triển trí nhớ PTC PT lúc cao, lúc thấp PTT SL % SL % SL % Cả 3 tiêu chí 52 43,3 45 37,5 23 19,2
46
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy trí nhớ của trẻ trong trò chơi đóng vai theo chủ đề không như nhau thể hiện ở 3 mức độ: phát triển cao, phát triển bình thường, phát triển thấp.
+ Số trẻ có trí nhớ tốt trong trò chơi đóng vai theo chủ đề đạt mức độ là cao nhất chiếm 43,3% (52 trẻ). Trẻ ở mức độ này: trẻ đã nhớ lại được hình ảnh của các nhân vật, hành động của nhân vật và thái độ cảm xúc của nhân vật trong quá khứ mà trẻ đã quan sát được. Sau đó, trẻ biết tưởng tượng và tái hiện hình ảnh của nhân vật bằng lời nói, cử chỉ sao cho phù hợp với vai chơi và hoàn cảnh chơi.
Chẳng hạn:
Ở góc phân vai: Lan Hương, Mai Anh, Phương Linh đóng vai làm bác sĩ và các bệnh nhân. Lan Hương ánh mắt trìu mến, nói giọng đầy yêu thương nói với Mai Anh: “Nào, Mai Anh ngoan, ngồi xuống đây bác khám cho nào”, đeo ống nghe và khám cho Mai Anh “Mai Anh bị ốm rồi, phải uống thuốc vào nhé!”. Trong trường hợp này, thì các bé thể hiện vai diễn của mình tốt, trẻ đã biết cách diễn tả lại hoạt động của người bác sĩ, và người bệnh nhân một cách tương đối chính xác.
+ Số trẻ có trí nhớ chưa tốt (lúc cao, lúc thấp) trong trò chơi đóng vai theo chủ đề đạt mức độ trung bình chiếm 37,5% (45 trẻ). Trẻ ở mức độ này có trí nhớ của trẻ không ổn định, trẻ dễ nhớ, nhưng cũng dễ quên. Khi trẻ tham gia vào trò chơi đóng vai, trẻ còn lúng túng khi thể hiện vai chơi, tức là khi tham gia một vai chơi, trẻ phải nhớ lại hình ảnh, động tác, cử chỉ, lời nói của nhân vật sau đó trẻ mới có thể tái hiện lại hành động của nhân vật trong trò chơi một cách chính xác. Tuy nhiên, trẻ ở mức độ này trí nhớ của trẻ còn mập mờ, trẻ không nhớ rõ, không hình dung rõ nhân vật mà trẻ nhập vai chơi. Nên những động tác, cử chỉ, lời nói của trẻ khi nhập vai còn lúng túng và chưa được chính xác, nhiều câu từ còn chưa chau chuốt, chưa đúng câu từ.
47 Chẳng hạn:
Ở góc phân vai: bé Hương và bé Nam đang chơi trò chơi bán hàng. Hương là người bán hàng và Nam là người mua hàng. Khi Nam vào mua hàng, và nói: “Bác cân cho tôi cái này”, thì Hương lại cho ngay hàng của Nam vào túi xách và nói: “Của bác đây”. Một lúc sau, Hương lại bỏ hàng trong túi của Nam ra và cân lại. Trong trường hợp này, bé Hương là người bán hàng, nhưng lại quên mất thái độ khi có người vào mua hàng là phải hỏi họ cần gì, và quên luôn cả việc cân hàng mà đã cho vào túi. Sau đó Hương lại nhớ lại mình cần phải cân hàng cho khách, và lại bỏ hàng của Nam ra cân. Như vây, trí nhớ của Hương còn mập mờ, và lúng túng trong cách bán hàng và giao tiếp với khách.
+ Số trẻ có trí nhớ kém trong trò chơi đóng vai theo chủ đề đạt mức độ thấp nhất chiếm 19,2% (23 trẻ). Trẻ ở mức độ này có trí nhớ kém phát triển, trẻ có thể không nhớ được hành động, hình ảnh, hay cử chỉ, lời nói, cảm xúc của nhân vật trong quá khứ. Do đó, khi trẻ tham gia vào trò chơi, trẻ thiếu tự tin khi nhập vai, trẻ không biết diễn đạt vai chơi của mình sao cho phù hợp với vai chơi và hoàn cảnh chơi, trẻ không muốn tham gia vào trò chơi.
Chẳng hạn:
Góc phân vai: Trẻ hóa thân vào nhân vật Tấm và Cám trong chuyện cổ tích:
Mai là Cám nói với chị Tấm: “Chị Tấm ơi”, thì Hồng trong vai chị Tấm lại trả lời với giọng gắt lên: “Cái gì”. Trong trường hợp này, thì nhân vật chị Tấm trả lời như thế không đúng với tính cách của nhân vật trong câu chuyện.
3.3.2. Kết quả tìm hiểu thực trạng phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề so sánh theo từng tiêu chí
Thực trạng phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo trong trò chơi đóng vai theo chủ đề được thể hiện qua bảng số liệu sau:
48
Bảng 5: Kết quả tìm hiểu thực trạng phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo trong trò chơi đóng vai theo chủ đề so sánh theo từng tiêu chí
Nhìn vào bảng số liệu, nhận thấy có sự chênh lệch về sự phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo trong trò chơi đóng vai theo chủ đề giữa các tiêu chí, cụ thể:
+ Ở mức độ phát triển cao:
Số trẻ có sự phát triển trí nhớ tốt trong trò chơi đóng vai theo chủ đề đạt mức độ cao với trí nhớ từ ngữ - logic là cao nhất chiếm 65 % (27 trẻ). Trẻ ở nhóm này có trí nhớ rất tốt, trẻ nhớ được các hoạt động diễn ra trong quá khứ và trẻ diễn lại hoạt động đó một cách nhẹ nhàng, lời nói rõ ràng, hành động phù hợp với vai chơi. Trẻ biết sử dụng kỹ năng, kỹ xảo của mình để thực hiện vai chơi, biết diễn tả cảm xúc vui buồn, tức giận của nhân vật mình nhập vai.
Chẳng hạn:
Ở góc gia đình, Quỳnh Anh đóng vai em út trong gia đình. Quỳnh Anh một tay ẵm em búp bê vào lòng, một tay cầm thìa bột và thổi cho em búp bê ăn và nói với Lan Hương đóng vai chị cả bằng giọng nhẹ nhàng, êm ái: “Chị Mức độ Tiêu chí PTC PT lúc cao, lúc thấp PTT SL % SL % SL % Trí nhớ hình ảnh 75 62,5 34 28,3 11 9,2 Trí nhớ hành động 67 55,8 36 30 17 14,2 Trí nhớ cảm xúc 69 57,5 35 26,7 16 13,3 Trí nhớ từ ngữ - logic 78 65 28 23,3 14 11,7
49
ơi em bé ăn ngoan không này chị này”. Lan Hương quay sang nói giọng cao, giọng điệu thể hiện sắc thái bất ngờ, yêu thương: “Em còn chưa tắm cơ mà. Phải cho em tắm đã rồi mới cho em ăn chứ.” Lan Hương đưa tay ra đỡ búp bê nói giọng êm ái, nhẹ nhàng: “Nào, bé ngoan ra chị tắm cho nào”. Quỳnh Anh dỗ dành búp bê “em bé tắm đi rồi chị cho đi chơi nhé”, nét mặt yêu thương, trong sáng.
+ Mức độ phát triển bình thường:
Số trẻ có sự phát triển trí nhớ chưa tốt trong trò chơi đóng vai theo chủ đề đạt mức độ trung bình với trí nhớ hành động là cao nhất. Trẻ ở nhóm này trí nhớ của trẻ phát triển trung bình, và trẻ dễ nhớ, nhưng cũng rất dễ quên. Sự ghi nhớ của trẻ còn mờ nhạt, trẻ diễn tả hành động của nhân vật trong quá khứ chưa chính xác, kỹ năng, kỹ xảo của trẻ còn rời rạc, lời nói lủng củng, và việc thể hiện xúc cảm của nhân vật nhiều lúc còn lúng túng và không chính xác so với tính cách của nhân vật.
Chẳng hạn:
Thái Sơn và Trung Kiên đóng vai bác sĩ và bệnh nhân. Trung kiên nói: “Bác sĩ ơi! Tôi đau đầu quá”. Thì Thái Sơn lại lấy ống nghe ra và khám bụng cho Trung Kiên. Sau đ, Thái Sơn lại nói: “Bác uống thuốc đau đầu đi”.Hành động khám bệnh của Thái Sơn trong trường hợp này là không phù hợp với hoàn cảnh chơi, tuy nhiên việc Thái Sơn cho uống thuốc đau đầu lại phù hợp với bệnh tình của Trung Kiên.
+ Mức độ phát triển thấp:
Số trẻ có sự phát triển trí nhớ không tốt trong trò chơi đóng vai theo chủ đề đạt mức độ thấp. Trẻ ở nhóm này có trí nhớ kém phát triển, trẻ không nhớ được hình ảnh, hành động, cử chỉ, lời nói hay cảm xúc của nhân vật trong quá khứ. Do đó, trẻ không thể tái hiện lại vai diễn của mình một cách chính
50
xác, trẻ nhập vai còn bị nhầm với vai khác, lời nói, cử chỉ, cảm lúc mờ nhạt và không phù hợp với vai chơi.
Chẳng hạn:
Hà Phương nhận đóng vai con Cáo trong câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống”. Khi Phương đuổi Thỏ ra khỏi nhà thì lời nói của Phương lại nhẹ nhàng và run sợ, cử chỉ, điệu bộ và hành động nhẹ nhàng, không có chút dữ tợn của nhân vật cáo trong câu chuyện, hầu như Phương chỉ đứng im và nói chuyện với nhân vật Thỏ.