Vài nét về khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo trường mầm non ngô quyền thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 44)

8. Cấu trúc của đề tài

3.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Trường Mầm non Ngô Quyền là một trường công lập ở thành phố Vĩnh Yên. Trường đạt chuẩn quốc gia và luôn là trường điểm của ngành giáo dục mầm non huyện Vĩnh Yên.

Trải qua quá trình xây dựng, trường thành và phát triển trường Mầm non Ngô Quyền đã không ngừng phát triển về cả số lượng và chất lượng. Hiện nhà trường có tống số 11 nhóm, lớp với trên 500 trẻ với 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giảng dạy đều tốt. Để đạt được những thành công này phải kể đến những đóng góp của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cũng như được sự ủng hộ từ các bậc phụ huynh và chính quyền địa phương.

Nhà trường thường xuyên được sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể của Sở GD&ĐT thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. Đội ngũ giáo viên ổn định, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Các cháu học sinh phần lớn ở thành phố Vĩnh Yên, phụ huynh có điều kiện kinh tế và nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Có ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động thường xuyên, có hiệu quả, tham gia nhiều ý kiến bổ ích trong công tác quản lí nhà trường.

38

Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ sau mỗi chủ điểm, tham quan, dã ngoại, các ngày hội “An toàn giao thông”, “Bé yêu cây xanh”...

Trong thời gian qua, trường Mầm non Ngô Quyền luôn được phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Yên đánh giá cao và chọn làm trường điểm để các trường khác học tập.

3.2. Thực trạng xây dựng nội dung và tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của trƣờng mầm non Ngô Quyền

Trong thực tế hiện nay nhiều trường mầm non coi hoạt động vui chơi nói chung và trò chơi đóng vai theo chủ đề nói riêng là hoạt động thứ yếu, chưa đặt nó vào đúng vị trí là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Giáo viên coi trọng tổ chức tiết học hơn là tổ chức trò chơi cho trẻ, hoạt động vui chơi được tổ chức sau giờ học, coi như là trò chơi giải trí sau giờ học. Giáo viên còn áp đặt chủ đề, nội dung chơi, vai chơi, bạn chơi, hành động chơi hoặc để trẻ chơi tự do mà không có sự hướng dẫn của giáo viên. Đây là một hiện tượng khá phổ biến ở các trường mầm non hiện nay.

3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch và tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trƣờng Mầm non Ngô Quyền

Xây dựng kế hoạch được coi là khâu đầu tiên của tiến trình tổ chức, hướng dẫn trò chơi cho trẻ. Công việc này được các nhà giáo dục coi là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự phát triển thường xuyên có hệ thống hoạt động vui chơi của trẻ, đặc biệt có vai trò định hướng của các thao tác giáo dục. Trong thực tế cũng vậy, nếu kế hoạch được lập ra tỉ mỉ đúng đắn thì thực hiện mới thành công được. Trong giáo dục càng cần xác định rõ điều đó.

Qua khảo sát thực tế về việc lập kế hoạch tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của 28 giáo viên trường mầm non Ngô Quyền chúng tôi thu được kết quả sau:

39

*Bảng 1: Kết quả tìm hiểu thực trạng việc lập kế hoạch tổ chức trò chơi ĐVTCĐ của giáo viên trƣờng Mầm non Ngô Quyền

Mức độ lập kế hoạch tổ chức trò chơi ĐVTCĐ Số giáo viên Tỷ lệ (%)

Chưa bao giờ lập kế hoạch tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi.

5 17,9

Có xây dựng kế hoạch nhưng sơ sài và không thường xuyên

15 53,6

Xây dựng kế hoạch chi tiết, đảm bảo chất lượng thực hiện

8 28,5

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:

- 17,9 % giáo viên chưa bao giờ lập kế hoạch tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi.

- 53,6 giáo viên có xây dựng kế hoạch nhưng không thường xuyên, nội dung kế hoạch sơ sài chỉ nêu tên chủ đề chơi, các góc chơi và nhân vật chơi mà ít thông tin giá trị, cách tiếp cận chủ đề chơi, những thao tác các vai chơi chưa được định hướng nhiều. Trẻ chơi chủ yếu dựa trên kinh nghiệm đã có.

- 28,5 % giáo viên xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng thực hiện, sự đầu tư nghiêm túc về khâu chuẩn bị đồ chơi, khâu giám sát hướng dẫn thực hiện trò chơi.

40  Giáo án soạn chi tiết

Chủ đề: Bé đi chơi bằng phương tiện giao thông Đề tài:

Đối tượng: trẻ 4 – 5 tuổi

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết được tên các góc chơi: siêu thị của bé, hoạt động với đồ vật, góc sách chuyện.

- Trẻ biết được tên các loại đồ vật ở các góc chơi, công dụng của các đồ chơi.

2. Kỹ năng

- Trẻ biết thể hiện hành động phù hợp với vai chơi: Người mua hàng, người bán hàng.

- Trẻ biết cách xâu vòng, xếp hình, mở sách, đóng sách, xem tranh.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động góc.

- Trẻ chơi ngoan, đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn, vai chơi với bạn.

II. Chuẩn bị

- Các loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các góc chơi: các phương tiện giao thông, mũ bảo hiểm, chuyện tranh, hạt vòng, dây.

III. Tiến hành

1. Gây hứng thú

- Cho trẻ hát và vận động bài hát: “Đoàn tàu nhỏ xíu”. - Đàm thoại với trẻ về chủ đề:

41

+ Các con có biết xung quanh lớp mình có rất nhiều các phương tiện giao thông không?

- Hôm nay, chúng mình hãy cùng cô chơi ở những góc chơi về chủ đề: “Bé đi chơi bằng các phương tiện giao thông”.

2. Nội dung

a. Góc phân vai : trò chơi bán hàng: Bán xe máy, xe đạp, ô tô, máy bay. - Bạn nào thích chơi ở góc phân vai với trò chơi bán hàng: bán xe máy, ô tô, mũ bảo hiểm, xe đạp, máy bay?

- Chơi ở góc phân vai thì bạn nào thích là người bán hàng? Bạn nào thích là người mua hàng?

- Nếu là người bán hàng, thì các con sẽ mời khách như thế nào? - Nếu là người mua hàng, thì các con sẽ mua như thế nào? - Khi mua hàng thì các con dùng gì để mua?

b. Góc sách chuyện: xem tranh chuyện. - Bạn nào thích ở góc sách chuyện? - Ở góc này chúng mình làm gì?

- Khi mở, đóng sách chúng mình phải như thế nào? c. Góc hoạt động với đồ vật

- Ai sẽ chơi ở góc hoạt động với đồ vật?

- Ở góc này, thì các con sẽ xâu hạt vòng để trang trí ô tô và xếp nhà để xe, nặn bánh xe ô tô.

d. Góc vận động

- Bạn nào sẽ chơi ở góc này?

- Ở góc này, các con sẽ được hát múa, chơi trò chơi vận động, chơi với bóng, đẩy gậy.

- Các con sẽ thống nhất chia nhóm ra để chơi: một nhóm múa hát, một nhóm chơi trò chơi vận động.

42

3. Tổ chức cho trẻ chơi

- Cô cho trẻ về các góc chơi, và quan sát xem trẻ chơi ở các góc như thế nào?

- Cô đến góc phân vai và quan sát trẻ chơi, cô có thể nhập vai và hỏi trẻ: + Bác ơi! Bác đang bán gì thế?

+ Bác bán cho tôi một cái ô tô được không? + Chiếc ô tô giá bao nhiêu vậy bác?

+ Bác có thể giảm giá cho tôi được không?

Hoặc cô sẽ là người bán hàng: Bác ơi! Bác mua hàng co tôi đi, tôi bán rất nhiều thứ như mũ bảo hiểm, xe ô tô… chất lượng tốt, giá cả phù hợp.

- Trong quá trình trẻ chơi, nếu trẻ gặp khó khăn hay chưa làm đúng các thao tác, lời nói. Cô phải gợi ý, sửa sai cho trẻ, để trẻ làm cho đúng.

- Góc sách chuyện:

+ Chúng mình đang xem gì đấy? - Góc hoạt động với đồ vật: + Các con đang xếp gì đấy? + Xếp nhà xe để làm gì?

+ Các con dùng hạt vòng để làm gì? + Các con xâu như thế nào?

- Góc vận động:

+ Giáo viên đứng quan sát trẻ đã thể hiện hát, vận đông như thế nào, sử dụng dụng cụ gì?

+ Cô nhập vai cùng chơi và hướng dẫn trẻ chơi, vận đông bài hát: “Lái ô tô”

- Khi trẻ chơi, nếu thấy trẻ gặp khó khăn cô hướng dẫn cho trẻ, sửa sai cho trẻ.

43 - Giáo viên tập trung trẻ lại và nhận xét.

3.2.2.Thực trạng về tạo môi trƣờng chơi cho trẻ

Môi trường chơi: Không gian chơi, phương tiện, điều kiện vật chất phục vụ và bầu không khí tâm lí thoải mái trong quá trình chơi.

Qua khảo sát thực tế cho thấy các góc chơi ở trường mầm non được trang trí thiên về mục đích làm nổi bật tên chủ đề, chứ chưa chú ý nhiều đến giá trị sử dụng, chưa tạo điều kiện cho trẻ thiết lập mối quan hệ khi chơi.

3.2.3. Mức độ tích l y kinh nghiệm làm sống lại kinh nghiệm của trẻ trong trò chơi

* Bảng 2: Bảng kết quả tìm hiểu thực trạng tích l y kinh nghiệm của giáo viên làm sống lại kinh nghiệm của trẻ trong trò chơi.

Mức độ tích lũy kinh nghiệm làm sống lại kinh nghiệm của trẻ trong trò chơi

Số lượng Tỷ lệ (%)

Thường xuyên quan tâm đến việc tĩnh lũy kinh nghiệm, tìm tòi các biện pháp khác nhau

8 28,6

Không thực hiện việc tích lũy kinh nghiệm, tìm tòi các biện pháp khác nhau

16 57,1

Chưa đánh giá đúng vai trò của bản thân trong khi hướng dẫn trẻ chơi

4 14,3

44

- 28,6 % số giáo viên thường xuyên quan tâm đến việc tích lũy kinh nghiệm, tìm tòi các biện pháp khác nhau trong hướng dẫn trẻ chơi.

- 57,1 % số giáo viên chưa đánh giá đúng vai trò bản thân trong khi hướng dẫn trẻ chơi dẫn đến nội dung chơi còn ngh o nàn, hoạt động chơi còn đơn điệu, hứng thú chơi không bền, khả năng sáng tạo của trẻ bị hạn chế.

- 14,3 % số giáo viên không thực hiện việc tích lũy kinh nghiệm và tìm tòi các biện pháp khi hướng dẫn trẻ chơi.

3.2.4. Thực trạng quy trình tổ chức hƣớng dẫn trẻ chơi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

Bảng 3: Kết quả tìm hiểu thực trạng quy trình tổ chức hƣớng dẫn trẻ chơi trong trò chơi ĐVTCĐ

Mức độ thực hiện quy trình tổ chức hướng dẫn trẻ chơi trong trò chơi ĐVTCĐ

Số lượng Tỷ lệ

Thực hiện không theo một quy trình nào, để trẻ chơi tự do không có định hướng, giáo viên không tham gia

6 21,4

Thực hiện rập khuôn, máy móc theo quy trình đã xây dựng

15 53,6

Thực hiện theo quy trình hợp lí, không áp đặt, máy móc khi hướng dẫn trẻ chơi

7 25

45

- 21,4 % số giáo viên thực hiện không theo một quy trình nào, để trẻ chơi tự do không có định hướng, giáo viên không tham gia.

- 53,6 % số giáo viên thực hiện dập khuôn, máy móc theo quy trình đã xây dựng.

- 25 % số giáo viên cho trẻ chơi theo quy trình hợp lí, giáo viên vừa định hướng chủ đề chơi, vừa khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng trong sự lựa chọn trò chơi, vai chơi. Hướng dẫn trẻ chơi đúng cách, không áp đặt, có quan sát và định hướng thường xuyên cho trẻ trong khi trẻ chơi để trẻ không bị lạc hướng, không gây rắc rối cho các bạn cùng chơi.

3.3. Kết quả tìm hiểu thực trạng phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Qua quá trình quan sát thực tế hoạt động vui chơi (trò chơi đóng vai theo chủ đề) của trẻ kết hợp với phương pháp trò chuyện với giáo viên và đánh giá trên 4 loại trí nhớ: trí nhớ hành động, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ từ ngữ - logic trên 120 trẻ của 3 lớp 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi tại trường mầm non Ngô Quyền, tôi thu được kết quả sau:

3.3.1. Kết quả chung

Thực trạng phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo trong trò chơi đóng vai theo chủ đề được thể hiện qua bảng kết quả sau:

Bảng 4: Kết quả tìm hiểu thực trạng phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

Mức độ Thực trạng Phát triển trí nhớ PTC PT lúc cao, lúc thấp PTT SL % SL % SL % Cả 3 tiêu chí 52 43,3 45 37,5 23 19,2

46

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy trí nhớ của trẻ trong trò chơi đóng vai theo chủ đề không như nhau thể hiện ở 3 mức độ: phát triển cao, phát triển bình thường, phát triển thấp.

+ Số trẻ có trí nhớ tốt trong trò chơi đóng vai theo chủ đề đạt mức độ là cao nhất chiếm 43,3% (52 trẻ). Trẻ ở mức độ này: trẻ đã nhớ lại được hình ảnh của các nhân vật, hành động của nhân vật và thái độ cảm xúc của nhân vật trong quá khứ mà trẻ đã quan sát được. Sau đó, trẻ biết tưởng tượng và tái hiện hình ảnh của nhân vật bằng lời nói, cử chỉ sao cho phù hợp với vai chơi và hoàn cảnh chơi.

Chẳng hạn:

Ở góc phân vai: Lan Hương, Mai Anh, Phương Linh đóng vai làm bác sĩ và các bệnh nhân. Lan Hương ánh mắt trìu mến, nói giọng đầy yêu thương nói với Mai Anh: “Nào, Mai Anh ngoan, ngồi xuống đây bác khám cho nào”, đeo ống nghe và khám cho Mai Anh “Mai Anh bị ốm rồi, phải uống thuốc vào nhé!”. Trong trường hợp này, thì các bé thể hiện vai diễn của mình tốt, trẻ đã biết cách diễn tả lại hoạt động của người bác sĩ, và người bệnh nhân một cách tương đối chính xác.

+ Số trẻ có trí nhớ chưa tốt (lúc cao, lúc thấp) trong trò chơi đóng vai theo chủ đề đạt mức độ trung bình chiếm 37,5% (45 trẻ). Trẻ ở mức độ này có trí nhớ của trẻ không ổn định, trẻ dễ nhớ, nhưng cũng dễ quên. Khi trẻ tham gia vào trò chơi đóng vai, trẻ còn lúng túng khi thể hiện vai chơi, tức là khi tham gia một vai chơi, trẻ phải nhớ lại hình ảnh, động tác, cử chỉ, lời nói của nhân vật sau đó trẻ mới có thể tái hiện lại hành động của nhân vật trong trò chơi một cách chính xác. Tuy nhiên, trẻ ở mức độ này trí nhớ của trẻ còn mập mờ, trẻ không nhớ rõ, không hình dung rõ nhân vật mà trẻ nhập vai chơi. Nên những động tác, cử chỉ, lời nói của trẻ khi nhập vai còn lúng túng và chưa được chính xác, nhiều câu từ còn chưa chau chuốt, chưa đúng câu từ.

47 Chẳng hạn:

Ở góc phân vai: bé Hương và bé Nam đang chơi trò chơi bán hàng. Hương là người bán hàng và Nam là người mua hàng. Khi Nam vào mua hàng, và nói: “Bác cân cho tôi cái này”, thì Hương lại cho ngay hàng của Nam vào túi xách và nói: “Của bác đây”. Một lúc sau, Hương lại bỏ hàng trong túi của Nam ra và cân lại. Trong trường hợp này, bé Hương là người bán hàng, nhưng lại quên mất thái độ khi có người vào mua hàng là phải hỏi họ cần gì, và quên luôn cả việc cân hàng mà đã cho vào túi. Sau đó Hương lại nhớ lại mình cần phải cân hàng cho khách, và lại bỏ hàng của Nam ra cân. Như vây, trí nhớ của Hương còn mập mờ, và lúng túng trong cách bán hàng và giao tiếp với khách.

+ Số trẻ có trí nhớ kém trong trò chơi đóng vai theo chủ đề đạt mức độ thấp nhất chiếm 19,2% (23 trẻ). Trẻ ở mức độ này có trí nhớ kém phát triển, trẻ có thể không nhớ được hành động, hình ảnh, hay cử chỉ, lời nói, cảm xúc

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo trường mầm non ngô quyền thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)