Đán
4.2.1. Thực trạng công tác quản lý đất đai
Phường Thịnh Đán sau hơn 10 năm thành lập đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ nên vấn để quản lý đất đai được chính quyền địa phương hết sức quan tâm. Từ thực tiễn cho thấy nhu cầu về đất đai ngày một lớn trong cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Vì thế mà vấn đề sử dụng và quản lý đất đai trong nước nói chung và trên địa bàn phường Thịnh Đán nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Các vụ việc tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai còn gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Việc sử dụng đất sai mục đích, không theo quy hoạch…. còn xảy ra nhiều trên địa bàn phường Thịnh Đán. Mặc dù chính quyền địa phương hết sức quan tâm giải quyết song do nhiều vấn đề về lịch sử để lại và do Phường Thịnh Đán được tách ra từ Phường Tân Thịnh năm 2004 nên về trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý đất đai còn thiếu thốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình quản lý đất đai của phường Thịnh Đán.
Cùng với việc đổi mới pháp luật đai của Đảng và nhà nước đã đặt nhiệm vụ cải cách nền hành chính quốc gia, cải cách thể chế hành chính nhà nước oàn thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy được tính tự chủ của địa phương.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, nền kinh tế của phường Thịnh Đán đã có sự thay đổi tăng trưởng kinh tế có hiệu quả, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Vì vậy công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng, xác định nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Do đó để nâng cao hiệu lực quản lý, khuyến khích việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả nguồn lực đất đai của quốc gia, ngày 26/11/2003
Luật Đất đai 2003 đã ra đời. Việc bổ sung và thêm mới một số nội dung về quản lý Nhà nước về đất đai nhằm mục đích đưa công tác quản lý đất đai ngày càng hiệu quả và thích hợp. Tại điều 6 Luật Đất đai năm 2003[12] quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, đó là:
- Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
- Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng và bản đồ quy hạch sử dụng đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai. - Quản lý tài chính về đất đai.
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất.
Đồng thời Luật Đất đai năm 2003 chia đất đai thành 3 nhóm chính. Đó là: - Đất nông nghiệp.
- Đất chưa sử dụng.