a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên là 5.792,54 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp là 5.333,86 ha:
Trong đó:
+ Đất lúa nước 368,97 ha;
+ Đất rừng sản xuất 2204,46 ha; + Đất rừng phòng hộ 258,44 ha; + Đất rừng đặc dụng 1961,12 ha.
Tài nguyên đất của xã Phú Thượng khá đa dạng về loại đất, đất có độ dốc < 80 tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đây là thuận lợi cơ bản góp phần đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn xã.
b. Tài Nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn xã khá phong phú với hệ thống khe, suối dày đặc. Ngoài ra, với lượng mưa trung bình/năm khá lớn được bổ sung đã một phần đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong xã.
- Nguồn nước ngầm: Do địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi đá vôi nên ngoài phần nước mặt từ sông, suối, trên địa bàn xã còn có các nguồn nước ngầm từ các hang động trong núi đá vôi với trữ lượng tương đối tốt, là nguồn nước cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong xã.
c. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của xã Phú Thượng là 4.424,02ha, trong đó có 2.204,46ha là diện tích rừng sản xuất và 258,44ha là rừng tự nhiên phòng hộ. Diện tích rừng đặc dụng là 1.961,12ha. Đây là diện tích rừng quý giá cần được bảo vệ chặt chẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, hạn chế xói mòn rửa trôi.
d.Tài nguyên nhân văn
Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất, con người của huyện Võ Nhai nói chung và Phú Thượng nói riêng gắn liền với lịch sử hoàn thành và phát triển của tỉnh và của dân tộc Việt Nam. Trên địa bàn xã có 4490 nhân khẩu và 1212 hộ, gồm các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Dìu. Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng các dân tộc anh em với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Người dân trong xã có truyền thống cách mạng , cần cù,chịu khó, có kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm sản xuất, cùng với sự hiếu học đã góp phần sử dụng ngày càng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là việc sử dụng tài nguyên đất cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Với bản sắc đó, Phú Thượng đã góp phần tạo nên những truyền thống và những nét đẹp văn hóa chung cho huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.