Hiện trạng sử dụng sử dụng đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng và xây dựng phương án quy hoạch theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới tại xã Phú Thượng - huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2020. (Trang 32)

3.3.3. Thc trng h tng kinh tế - xã hi theo B tiêu chí Quc gia v NTM

- Đánh giá thực trạng hạ tầng cơ sở theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông

thôn mới.

- Đánh giá chung.

3.3.4. Xây dng phương án quy hoch cơ s h tng theo tiêu chí NTM. 3.3.5. Thun li, khó khăn, gii pháp ch yếu.

3.4. Các phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thp thông tin, s liu

3.4.1.1. Thông tin thứ cấp

- Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết có liên quan đến kinh tế hộ.

- Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND xã, huyện, phòng tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp, thu thập từ các báo cáo, tạp chí, Tổng hợp từ internet…

3.4.1.2. Thông tin sơ cấp

- Phương pháp quan sát: Là phương pháp qua quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.

- Phỏng vấn bán cấu trúc: Là phương pháp phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi đã được xây dựng sẵn, nhằm tìm hiểu thu nhập và mức sống của người dân tại địa bàn. Những chính sách của nhà nước đã và đang thực hiện tác động đến đời sống của người dân, những thuận lợi và khó khăn khi thục hiện các chính sách đó.

3.4.2. Phương pháp phân tích thông tin, s liu

Lấy ý kiến của các cán bộ thôn, xã và của nông dân thông qua thảo luận nhóm về tình hình thực hiện các tiêu chí NTM tại xã. Như: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư.

3.4.3. Phương pháp điu tra dã ngoi b sung

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được trong các phòng ban, phát hiện những vấn đề không rõ và sai khác ta tiến hành điều tra dã ngoại bổ sung nhằm thống nhất các tài liệu số liệu đã thu thập được. Phát hiện và bổ sung những thiếu sót, những3chênh lệch giữa thực tế và tài liệu thu thập.

3.4.4. Phương pháp thng kê và tng hp s liu

Các tài liệu, số liệu được thống kê theo hệ thống các bảng biểu có liên quan tới đề tài nghiên cứu nhằm giúp việc nghiên cứu đạt kết quả tốt. Đồng thời có thể tiến hành các công tác nội nghiệp nhằm xử lý,chuyển đổi các số liệu từ phức tạp sang đơn giản tổng quát.

3.4.5. Phương pháp x lý s liu

Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Các tài liệu, số liệu đã thu thập đòi hỏi cần chọn lọc loại bỏ những yếu tố không cần thiết, lấy các số liệu hợp lý, có cơ sở khoa học và đúng với tình hình thực tế địa phương.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nhân lực của xã

4.1.1. Đặc kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Phú Thượng là xã miền núi nằm ở phía Đông của huyện Võ Nhai, cách trung tâm huyện lỵ (thị trấn Đình Cả) 2 km và thành phố Thái Nguyên 39 km trên trục quốc lộ 1B, có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Bắc giáp với xã Vũ Chấn và Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp với xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

- Phía Nam giáp với xã Phương Giao và xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Tây giáp thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Xã Phú Thượng nằm trong vùng miền núi Bắc Bộ, thuộc vòng cung Bắc Sơn. Độ cao đỉnh núi từ 200 - 550 m, dốc đứng, địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh. Nằm giữa hai dãy núi là thung lũng tương đối bằng phẳng, vùng đất canh tác chân núi có độ biến thiên trong khoảng 5,0 - 54 m.

Hướng dốc chính của địa hình: theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. và từ các sườn núi dốc về thung lũng chạy dọc theo QL 1B. Các hướng dốc cục bộ từ các khe suối dốc về vùng ruộng canh tác và các khu vực đất làng xóm.

Dãy núi đá vôi (phía Bắc QL1B) là vùng địa chất caster, có nhiều hang động, nhiều khe nước và hang ngầm chứa nước mặt, là nguồn nước khá phong phú để phục vụ canh tác và dân sinh. Phía Nam QL1B là dãy núi đất, có nhiều khe suối nhỏ bổ sung cho nguồn suối chính là suối Lũ, suối Dong cung cấp nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của xã. Tuy nhiên, trong mùa khô, nước mặt khan hiếm, nguồn giếng khơi là nguồn dự phòng cho dân sinh có hàm lượng vôi khá cao, cần xử lý trước khi sử dụng. Do địa hình phức tạp cộng với diễn biến thời tiết bất thường nên trên địa bàn xã còn

có hiện tượng sạt lở, lũ ống và úng ngập cục bộ do sự kết hợp tác động của nhiều nguồn nước ngầm tại một vài thời điểm ngắn trong mùa lũ (khu vực suối Cạn-xóm Nà Kháo và xóm Suối Cạn).

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn a. Khí hậu

Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Bắc Bộ. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông ít mưa, khô và giá lạnh, nhiều sương mù, sương muối, mưa đá ảnh hưởng phần nào đến canh tác.

Nhìn chung, khí hậu tương đối ổn định, ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Hướng gió chủ đạo là gió Đông Nam và Tây Bắc trong mùa hạ và Đông Bắc vào mùa đông.

- Nhiệt độ trung bình: 24,5°C.

- Nhiệt độ trung bình lớn nhất: 29,4°C (tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng 6, 7 và 8, nóng nhất tới 39°C).

- Nhiệt độ trung bình nhỏ nhất: 13,2°C (tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12, 1, và tháng 2).

- Độ ẩm trung bình: 81,5%.

- Lượng mưa trung bình năm: 2000mm, thuộc vùng mưa trung bình của vùng trung du Bắc Bộ, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mưa tập trung nhất vào tháng 6, 7 và tháng 8. Tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm 75% lượng mưa cả năm.

- Nắng: Số giờ nắng bình quân trong năm 1200 h/năm, phù hợp với một số cây công nghiệp như keo, thuốc lá, cây ăn quả như vải, na...

- Chế độ gió: Thịnh hành theo 2 hướng chính: hướng Đông Nam trong mùa mưa, gió Đông Bắc trong mùa khô, tương đối ổn định. Vận tốc gió trung bình theo hướng Đông Bắc đạt 1,2m/s.

b. Thủy văn

Trên địa bàn xã không có sông lớn chảy qua, có 02 suối chạy dọc dưới chân 02 dãy núi, dòng chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và hợp lưu thành sông Dong ở phía Tây Nam ngoài ranh giới xã.

Phía Bắc là suối Mỏ Gà, chạy dưới chân dãy núi đá, có dòng chảy khá ổn định, với nhiều suối nhánh và các hang động, hang ngầm là nguồn sinh thủy quanh năm do đó đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt và nông nghiệp với quy mô nhỏ hiện nay của đồng bào.

Phía Nam là suối Lũ, chạy dưới chân dã núi đất, có hệ thống suối nhánh nhỏ hơn suối Mỏ Gà, dòng chảy hạn chế do chỉ có dòng chảy mặt, không có dòng chảy ngầm như suối Mỏ Gà.

Trong mùa mưa lũ, khu vực thấp ven suối Mỏ Gà thường bị úng ngập, diện ngập không lớn và thời gian ngập lớn nhất là 24h, chiều cao ngập sâu nhất là 1-1,2m

4.1.2. Tài nguyên, khoáng sn

a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên là 5.792,54 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp là 5.333,86 ha:

Trong đó:

+ Đất lúa nước 368,97 ha;

+ Đất rừng sản xuất 2204,46 ha; + Đất rừng phòng hộ 258,44 ha; + Đất rừng đặc dụng 1961,12 ha.

Tài nguyên đất của xã Phú Thượng khá đa dạng về loại đất, đất có độ dốc < 80 tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đây là thuận lợi cơ bản góp phần đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn xã.

b. Tài Nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn xã khá phong phú với hệ thống khe, suối dày đặc. Ngoài ra, với lượng mưa trung bình/năm khá lớn được bổ sung đã một phần đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong xã.

- Nguồn nước ngầm: Do địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi đá vôi nên ngoài phần nước mặt từ sông, suối, trên địa bàn xã còn có các nguồn nước ngầm từ các hang động trong núi đá vôi với trữ lượng tương đối tốt, là nguồn nước cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong xã.

c. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng của xã Phú Thượng là 4.424,02ha, trong đó có 2.204,46ha là diện tích rừng sản xuất và 258,44ha là rừng tự nhiên phòng hộ. Diện tích rừng đặc dụng là 1.961,12ha. Đây là diện tích rừng quý giá cần được bảo vệ chặt chẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, hạn chế xói mòn rửa trôi.

d.Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất, con người của huyện Võ Nhai nói chung và Phú Thượng nói riêng gắn liền với lịch sử hoàn thành và phát triển của tỉnh và của dân tộc Việt Nam. Trên địa bàn xã có 4490 nhân khẩu và 1212 hộ, gồm các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Dìu. Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng các dân tộc anh em với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Người dân trong xã có truyền thống cách mạng , cần cù,chịu khó, có kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm sản xuất, cùng với sự hiếu học đã góp phần sử dụng ngày càng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là việc sử dụng tài nguyên đất cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Với bản sắc đó, Phú Thượng đã góp phần tạo nên những truyền thống và những nét đẹp văn hóa chung cho huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

4.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội

4.2.1. Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

Cơ cấu kinh tế của xã là : Nông, lâm nghiệp - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ.

Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp.

Thu nhập bình quân/người/năm 2013: 14.885.000 đồng. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao là 13,82% (năm 2013)

Ngành nghề sản xuất chính của nhân dân trong xã là sản xuất nông, lâm nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn giá trị sản xuất trong nền kinh tế. Các ngành nghề

khác như: Sản xuất vật liệu xây dựng, làm mộc, chế biến gỗ, dịch vụ sửa chữa, dịch vụ du lịch, thương mại còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế.

4.2.1.1. Sản xuất nông nghiệp:

Phát triển tương đối toàn diện theo hướng đa dạng hóa cây trồng, sản xuất hàng hóa với năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng lên. Có nhiều mô hình sản xuất tổng hợp đạt hiệu quả cao được đưa vào sản xuất làm nâng giá trị sản xuất của toàn xã lên cao hơn so với năm trước.

Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt: 3.591,81 tấn, đạt 100,11% kế hoạch năm, bằng 95,39 % so với cùng kỳ.

Trong đó: + Thóc: 2.010,3 tấn, bằng 100,16% kế hoạch. + Ngô: 1.581,51 tấn, bằng 100,03% kế hoạch.

Sản lượng một số loại cây trồng khác:

- Thuốc lá: 15,33 tấn, đạt 17,03% kế hoạch năm, bằng 17,53% so với cùng kỳ.

- Lạc: 4,7 tấn, đạt 29,4% kế hoạch năm, bằng 68,6% so với cùng kỳ. - Đỗ tương: 11,5 tấn, đạt 108,5% kế hoạch năm, bằng 325,2% so với cùng kỳ.

Xây dựng thành công mô hình cánh đồng một giống canh tác theo phương pháp SRI trên địa bàn xã với tổng diện tích 2 vụ là 67,85 ha, giống sử dụng cho mô hình là giống lúa thuần chất lượng cao TBR45, TBR36 và Bao Thai, số kinh phí hỗ trợ cho mô hình là 37.290.000 (hỗ trợ phân vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật). Mô hình đã giảm được: 352,14 triệu đồng (tiền giống, công cấy, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón đầu tư cho sản xuất); tăng được 105,16 triệu đồng tiền sản lượng thóc tăng thêm so với phương pháp truyền thống và đặc biệt là nhằm giúp sản xuất nông nghiệp hướng theo sản xuất hàng hóa bền vững và bảo vệ được môi trường.

Phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện, Công ty cổ phần Thiên Đức thực hiện mô hình lúa lai tại 2 xóm Nà Kháo và Na Phài với diện tích là 3 ha, sử dụng các giống Nhị ưu 89, Thịnh dụ 11, Q ưu 1 và D ưu 600, hỗ trợ cho

mô hình 227,5 kg phân bón KT Uskom và 120 chai Uskom, 450 gói Exin rầy và 450 gói Exin bệnh.

Diện tích cây trồng vụ đông: Cây ngô: 8,56 ha, cây khoai lang: 1,8 ha,

cây thuốc lá: 8,8 ha, rau màu các loại 41 ha.

4.2.1.2. Chăn nuôi

Tổng đàn gia súc, gia cầm như sau: đàn trâu có 164 con; đàn bò có 21 con; đàn lợn có 1.795 con; đàn dê 370 con và đàn gia cầm có 33.820 con.

Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đã được quan tâm; Làm tốt công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm trên địa bàn xã, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt 100% kế hoạch đề ra, riêng tiêm phòng tụ huyết trùng trâu bò đạt 50% kế hoạch (Do chỉ tiêu giao cao hơn so với tổng số đàn trâu bò).

Đàn gia súc trên địa bàn xã tiếp tục có xu hướng giảm do không có bãi chăn thả, quá trình cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp, việc chăn nuôi đại gia súc theo xu hướng lấy thịt chưa được phát triển trong nhân dân.

Tổng diện tích ao, hồ nuôi trồng thủy sản là 25,39 ha, sản lượng đạt 35 tấn.

4.2.1.3. Sản xuất lâm nghiệp

Toàn xã trồng được 99,4 ha rừng tập trung, đạt 133,4% so với kế hoạch. Đã khai thác được 1.850 m3 gỗ rừng trồng và vườn nhà.

Trong năm toàn xã đã trồng được 9,3 ha chè, đạt 155% kế hoạch.

4.2.1.4. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Hiện nay, xã có 01 hợp tác xã sản xuất vật liêu xây dựng, 01 cơ sở sản xuất cống thủy lợi, 02 cơ sở sản xuất ngói xi măng, 01 cơ sở sản xuất gạch xi măng - bột đá, 05 cơ sở sản xuất đồ mọc thành phẩm, 07 cơ sở may mặc quy mô hộ gia đình, 09 cơ sở xay sát gạo. Trong những năm qua, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã từng bước phát triển tạo ra những sản phẩm thiết thực có phục vụ nhân dân địa phương và vùng lân cận.

4.2.1.5. Du lịch, dịch vụ

Trên địa bàn xã có khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hang Phượng Hoàng - Suối Mỏ Gà gồm các hang, động đẹp hùng vĩ còn nhiều nét hoang sơ với hai hệ thống hang cạn và hang nước. Ngành dịch vụ thương mại đang từng bước phát triển với nhiều hình thức đa dạng đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt và đời sống của nhân dân trong xã với các ngành

hàng như: cung ứng vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, hàng công nghệ phẩm, giao thông vận tải, kinh doanh nông sản.

4.2.2. Dân s và lao động

4.2.2.1. Dân số

Xã Phú Thượng gồm 11 xóm, tổng dân số là 4.990 người.

Dân tộc: Trên địa bàn xã có 06 dân tộc anh em cùng chung sống là: Nùng, Tày, Dao, Kinh, Cao Lan và Hoa. Trong đó, dân tộc Nùng chiếm tỷ lệ cao nhất ( 55%), tiếp theo là dân tộc Tày chiếm (21,1%), dân tộc Dao chiếm (12%), dân tộc kinh chiếm (10,4%), dân tộc Cao Lan chiếm (1,1%), còn lại dân tộc Hoa chiếm (0,4%).

Dân cư trên địa bàn xã phân bố không đồng đều mà chủ yếu là tập trung ở 09 xóm nằm ven trục Quốc lộ 1B. Xã có 02 xóm nằm trong vùng sâu

xa là Cao Biền và Ba Nhất.

Bảng 4.1. Hiện trạng dân số năm 2013 của xã Phú Thượng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng và xây dựng phương án quy hoạch theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới tại xã Phú Thượng - huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2020. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)