Hình 3.4 Bào tử nấm mốc Asp.oryzae quan sát trên kính hiển vi.

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp enzym proteaza và amylaza từ chủng nấm mốc Aspergillus oryzae (Trang 29)

3.1.3. Kết quả kiểm tra hoạt lực enzym amylaza trên môi trường Czapek - Dox nhưng thay saccaroza bằng tinh bột tan. - Dox nhưng thay saccaroza bằng tinh bột tan.

Chủng nấm mốc sau khi phân lập và nuôi cấy trên môi trường nhân giống. Chúng tôi tiến hành kiểm tra hoạt lực enzym proteaza và amylaza tạo thành theo phương pháp vòng thủy phân. Môi trường kiểm tra hoạt lực enzym amylaza theo mục 4, mục 5 phụ lục. Kết quả thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.5 và 3.6

Hình 3.5. Asp. oryzae phát triển sau 2 ngày nuôi cấy trên môi trường Czapek - Dox nhưng thay saccaroza bằng tinh bột tan.

Hình 3.6. Hoạt tính enzym amylaza theo phương pháp vòng thủy phân.

Bảng 3.1: Kết quả theo dõi hoạt tính enzym amylaza.

Chủng nấm mốc Thời gian nuôi D(cm) d(cm) D/d

Hình 3.6Hình 3.5 Hình 3.5

Aspergillus oryzae 24h 1.2 0.8 1.50

48h 2.5 1.5 2.27

60 3.2 2.1 2.29

72h 4.0 2.6 2.50

3.1.4. Kết quả kiểm tra hoạt lực enzym proteaza trên môi trường Czapek - Dox nhưng thay NaNO3 bằng gelatin. - Dox nhưng thay NaNO3 bằng gelatin.

Hình 3.7. Nấm mốc phát triển sau 2 ngày nuôi cấy trên môi trường trường Czapek - Dox nhưng thay NaNO3bằng gelatin.

Hình 3.8. Hoạt tính enzym proteaza theo vòng thủy phân.

Bảng 3.2:Kết quả theo dõi hoạt tính enzym proteaza theo vòng thủy phân.

Chủng nấm mốc Thời gian nuôi D(cm) d(cm) D/d

Aspergillus oryzae 24h 1.5 0.6 2.50

48h 3.2 1.6 2.91

60h 4.6 2.6 3.07

72h 5.2 3.1 3.25

Nhận xét:

Từ bảng 3.1, 3.2, hình 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 cho thấy chủng nấm mốc Asp. oryzae

tạo vòng thủy phân khi cho dung dịch Lugol vào môi trường chứa tinh bột và gelatin. Như vậy cho thấy chủng nấm mốc Asp. oryzae sau khi phân lập có tiết enzym proteaza và amylaza.

Hình 3.8Hình 3.7 Hình 3.7

Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nuôi cấy và bảo quản gống để đưa vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh tổng hợp hai enzym proteaza và amylaza từ chủng Aspergillus oryzae.

3.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp enzym proteaza và amylaza. proteaza và amylaza.

3.2.1. Khảo sát sự ảnh hưởng của thành phần môi trường dinh dưỡng.

Để xem xét ảnh hưởng của nguồn cơ chất khác nhau lên khả năng tổng hợp enzym amylaza, proteaza của Aspergillus oryzae tôi sử dụng các loại cơ chất là:

Cám gạo, bột bắp, bột đậu tương, bã khô dầu. Bổ sung 1% (NH4)2SO4 và 10% trấu nhằm làm xốp môi trường, độ ẩm 60%.

Quá trình chuẩn bị môi trường và nuôi mốc theo sơ đồ 2.1.

3.2.1.1. Khảo sát khả năng sinh tổng hợp enzym trên các cơ chất riêng lẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Môi trường nuôi cấy nấm mốc để sinh tổng hợp enzym thì rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên để chọn môi trường cơ chất thích hợp thì cần quan tâm các yếu tố như: Loại enzym cần tổng hợp, hoạt lực enzym, cũng như hiệu quả kinh tế.

Để đánh giá sự ảnh hưởng của mỗi loại cơ chất đến khả năng tổng hợp proteaza và amylaza của nấm mốc, chúng tôi tiến hành nuôi mốc trên từng cơ chất đã chọn. Sau 3 ngày nuôi chúng tôi tiến hành xác định hoạt lực enzym và kết quả được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của cơ chất đến sự sinh tổng hợp enzym proteaza và amylaza.

Cơ chất Hoạt độ enzym (Hđ/g) 3 ngày.

amylaza proteaza

Cám gạo 2.542 33.6

Bột đậu tương 2.406 21

Khô dầu 2.328 29.4

Hình 3.9 Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của cơ chất đến sự sinh tổng hợp enzym.

Qua bảng 3.3 và biểu đồ hình 3.9 chúng tôi có nhận xét như sau:

Trong 4 loại môi trường đã khảo sát thì sự tổng hợp enzym proteaza mạnh nhất trên môi trường cám gạo (33,6), rồi đến khô dầu (29,4), bột đậu tương (21) và cuối cùng là bột ngô (16.8).

Còn đối với enzym amylaza thì cũng mạnh nhất trên môi trường cám gạo (2,542) rồi đến môi trường bột đậu tương (2,406), khô dầu (2,328) và cuối cùng là bột ngô (2.174).

Như vậy, cám gạo là môi trường thuận lợi cho sự tổng hợp của cả hai loại enzym. Điều đó chứng tỏ trong cám gạo chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cũng như chất cảm ứng hơn so với 3 cơ chất còn lại.

Vì vậy chúng tôi chọn cám gạo làm cơ chất chính để khảo sát tiếp theo.

3.2.1.2. Khảo sát khả năng sinh tổng hợp enzym trên môi trường kết hợp hai cơ chất. cơ chất.

Để hoàn thiện hơn thành phần dinh dưỡng của môi trường nuôi mốc, chúng tôi tiến hành phối trộn cám gạo với một trong 3 cơ chất còn lại để khảo sát khả năng sinh tổng hợp enzym.

Sau 3 ngày nuôi mốc trên các loại môi trường: cám gạo-khô dầu, cám gạo-bột đậu tương, cám gạo-bột bắp thì tiến hành xác định hoạt độ enzym. Kết quả được ghi trong bảng 3.4

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của sự kết hợp 2 cơ chất đến sinh tổng hợp enzym.

Cơ chất Hoạt độ enzym(Hđ/g)

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp enzym proteaza và amylaza từ chủng nấm mốc Aspergillus oryzae (Trang 29)