Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ nông dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến đất nông nghiệp tại thị trấn Mường Khến huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009 - 2013. (Trang 49)

dân bị mất đất nông nghiệp trong khu vực đô thị hóa.

4.5.2.1. Các giải pháp từ phía nhà nước. * Về cơ chế, chính sách:

- Về công tác quản lý nhà nước nói chung.

+ Tập trung thực hiện với hiệu quả ngày càng cao các cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực: kế hoạch hóa, quy hoạch, quản lý đầu tư, xây dựng, quản lý ngân sách. Quản lý hành chính, quản lý và sử dụng đất, quản lý thị trường, các lĩnh vực xã hội.

+ Thực hiện tốt các chính sách sử dụng và đãi ngộ tri thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, tạo điều kiện về lực lượng tri thức trong tỉnh tham gia tích cực vào giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

+ Nâng cao giáo dục pháp luật, trợ giúp quản lý cho người nghèo. - về chính sách khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ: + Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội cần giúp các hộ nông dân có được các buổi tập huấn kỹ thuật để phổ biến kiến thức, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của các hộ nông dân, phổ biến quy trình, công nghệ mới. Đồng thời tăng cường tổ chức các hội nghị đầu bờ, tổ chức tọa đàm tham gia học tập kinh nghiệm.

+ Khuyến khích thành lập và phát triển các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp như: Hiệp hội làm vườn, hiệp hội chăm sóc cây cảnh... đây là tổ chức mang tính tự nguyện cao, có tác dụng rất tốt trong việc giúp đỡ lẫn nhau để phát triển sản xuất.

- Về chính sách đền bù đất đai: Việc tính giá đền bù đất ở thị trấn Mường Khến vẫn tính theo giá đất nông nghiệp. Trên thực tế khi xây dựng khu đô thị mới, đường giao thông, khu tái định cư... thì phần đất giáp ranh của đất nông nghiệp bị thu hồi đã thay đổi giá trị, không còn mang giá trị của đất nông nghiệp nữa. Do đó, mức giá đền bù hiện nay vẫn chưa thỏa đáng với người nông dân. Nhà nước và các ban ngành cần xây dựng khung giá đất hợp lý hơn.

- Về chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng góp phần thành công trong sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần đầu tư phát triển hệ thống giao thông thị trấn, xã, đường nội đồng, cứng hóa kênh mương cấp thoát nước tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Về chính sách tín dụng ngân hàng: Nhà nước cần tăng cường vay vốn tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi tạo cơ hội cho hộ nông dân bước đầu tư ban đầu.

- Về chính sách thị trường: Tích cực phát triển thị trường mới, phổ biến kịp thời các thông tin về thị trường, mở rộng thị trường tạo điều kiện cho người dân trao đổi mua bán, nhất là ở khu vực nông thôn, nơi tập trung nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường.

- Về chính sách thu hút nước ngoài: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư.

* Giải pháp về nguồn nhân lực:

Tiếp tục mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức, có chính sách đào tạo nghề tại nơi tiến hành đô thị hóa cho những người dân mất đất chưa có việc làm.

4.5.2.2. Nhóm giải pháp liên quan tới chính quyền thị trấn. * Về cơ chế chính sách

+ Tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao chất lượng trung tâm giao dịch “ một cửa”, công khai các thủ tục hành chính.

+ Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp, đặc biệt là năng lực quản lý điều hành ở cấp xã, thị trấn, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở gắn liền với hoàn thiện quy chế quản lý nhà nước ở cấp cơ sở.

+ Tăng cường công tác nắm tình hình ở cơ sở, duy trì thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ở các cấp, các ngành, trong đó tập trung vào các lĩnh vực sử dụng đất đai, giám sát công trình xây dựng, đảm bảo công tác quản lý nhà nước.

* Về khoa học công nghệ

+ Ưu tiên ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, tập trung sử dụng vốn cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng

tốt trong sản xuất. Ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau sạch, thực phẩm an toàn để cung cấp cho nhu cầu của thị trấn.

* Về lao động – việc làm

+ Để có thể thu hút được lao động thất nghiệp do mất đất, trước mắt cần phải chú ý thực hiện một số biện pháp:

Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất như ưu đãi trong vay vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, có chính sách hỗ trợ công tác đào tạo mở những lớp đào tạo và nâng cao tay nghề cho tầng lớp lao động địa phương.

Thứ hai, cần đào tạo nghề không chỉ cho lao động bị mất đất mà còn cho cả tầng lớp lao động trong tương lai. Tiếp tục xã hội hóa và đa dạng hóa các hoạt động đào tạo nghề. Chính quyền địa phương cần liên kết với các doanh nghiệp có thể ưu tiên tuyển dụng luôn những lao động đã qua đào tạo này. Chính quyền nên đề ra chính sách là nếu địa phương sử dụng lao động của địa phương thì sẽ hỗ trợ kinh phí. Ngoài ra, trường dạy nghề cần phải đạt được những tiêu chuẩn do doanh nghiệp đưa ra. Do đó, trường dạy nghề cũng cần liên kết với các doanh nghiệp: Doanh nghiệp cử giáo viên hỗ trợ trong giảng dạy, học sinh trường dạy nghề có thể đến thực tập ở các doanh nghiệp. Trích một phần tiền do chuyển mục đích sử dụng đất vào các trường dạy nghề của địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và hỗ trợ một phần học phí đối với con em những gia đình bị thu hồi đất.

Thứ ba, đối với những lao động đã quá tuổi đào tạo nghề mà bị mất đất thì cần khuyến khích họ chuyển sang các ngành dịch vụ, TTCN với các hình thức tín dụng thích hợp.

4.5.2.3. Giải pháp đưa ra cho các hộ nông dân.

- Tăng cường tập trung đầu tư vốn vào những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng nông sản phẩm.

- Trong quá trình đầu tư các hộ phải xác định được phương án sản xuất kinh doanh, tính toán được sơ bộ các khoản chi phí đầu tư để xác định lượng vốn cần đầu tư. Tích cực học hỏi kinh nghiệm của các hộ nông dân sản xuất giỏi.

- Cần xác định việc học tập là quan trọng, nâng cao tri thức mới có thể giúp người dân có được tiếng nói trong xã hội. Nên khuyến khích con em theo học đến chuyên nghiệp, ngoài ra nên tham gia vào các chương trình học nghề, đào tạo việc làm với ngành nghề phù hợp để có thể dễ dàng ứng dụng vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến đất nông nghiệp tại thị trấn Mường Khến huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009 - 2013. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)