Chuyển đổi hoạt động kinh tế của các hộ nông dân bị mất đất nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến đất nông nghiệp tại thị trấn Mường Khến huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009 - 2013. (Trang 39)

nghiệp do quá trình đô thị hóa.

Trong tổng số 50 hộ điều tra, tuổi đời bình quân của các chủ hộ khá trẻ 47,38 tuổi; hầu hết chủ hộ là nam giới, chiếm 66%. Theo số liệu điều tra nông hộ, sau khi thu hồi đất , bình quân nhân khẩu của hộ gia đình là 4,14 người/hộ, bình quân lao động trên hộ gia đình là 2,14 lao động, trong đó, lao động nông nghiệp bình quân là 0,47 lao động/hộ.

Kinh tế mỗi hộ gia đình phát triển hay không phụ thuộc khá nhiều vào khả năng tổ chức, quản lý, bố trí sản xuất của chủ hộ. Chủ hộ là người đưa ra phương hướng, kế hoạch sản xuất. Mỗi chủ hộ có khả năng nhận thức khác nhau và tiếp thu khác nhau điều này phụ thuộc vào tuổi, giới tính, và đặc biệt là trình độ văn hóa của mỗi người. Một số thông tin cơ bản về các hộ được thể hiện qua bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3: Thông tin cơ bản về hộ nông dân mất đất

Các chỉ tiêu Cơ cấu (% trong tổng số) 1. Tuổi của chủ hộ - Từ 20 – 30 - Từ 30 – 50 - Trên 50 2% 66% 32% 2. Giới tính -Nam -Nữ 66% 34% 3. Trình độ văn hóa - Tiểu học - THCS - THPT - Chuyên nghiệp ( TCCN, CĐ, ĐH) 25,5% 30,5% 29,5% 14,5%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng cho thấy chủ hộ có độ tuổi chủ yếu là (30-50), đây là độ tuổi trung bình mà ở đó người dân hầu hết đã có ít nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, họ là những người có khả năng nắm bắt thông tin, học hỏi kinh nghiệm và cần có những chính sách để nâng cao nhận thức, chuyển giao công nghệ kỹ thuật để họ có điều kiện đầu tư phát triển.

Số hộ có độ tuổi trên 50 tuổi, chiếm tỷ lệ nhỏ, đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Nhưng lại gặp khó khăn trong việc thay đổi phương thức sản xuất, cách thức kiếm sống phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, trình độ văn hóa của chủ hộ tại địa bàn nghiên cứu hầu hết đã học hết THCS và THPT (chiếm 84% trong tổng số chủ hộ). Trình độ văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, khả năng tiếp thu và tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để phát triển kinh tế của các hộ, đồng thời kinh tế các hộ lại có vai trò quyết định trong việc nâng cao trình độ văn hóa cho người nông dân. Những chủ hộ học hết tiểu học phần lớn là người già và người nghèo không có điều kiện học tập trong khi những hộ gia đình có chủ hộ theo học chuyên nghiệp đều dễ dàng thích nghi với cuộc sống mới và có thể linh hoạt trong sản xuất giúp cải thiện cuộc sống gia đình sau khi bị thu hồi đất.

4.3.3. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới nghề nghiệp của các hộ.

Do có thay đổi về nguồn vốn đất đai, tư liệu sản xuất chủ yếu của cac hộ nông dân nên dẫn đến những thay đổi về lao động và thu nhập của các hộ. Theo kết quả điều tra cho thấy 54% số hộ có thu nhập tăng, 16% số hộ co thu nhập không đổi và 30 % số hộ có thu nhập giảm so với trước khi đất nông nghiệp bị thu hồi. Các hộ dân có đất nông nghiệp nằm trong khu vực xây dựng các dự án được điều tra hầu hết bị thu hồi tới trên 85% diện tích đất nông nghiệp, có nhiều hộ bị thu hồi tới 100% đất nông nghiệp. Việc không còn tư liệu sản xuất dẫn đến sự dịch chuyển lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.

Bảng 4.4: Tình hình nghề nghiệp của hộ trước và sau đô thị hóa TT Nghề nghiệp của hộ Trước ĐTH (%) Sau ĐTH Tăng (+) Giảm (-) 1 Nông nghiệp 90 20 -70 2 Kinh doanh TM-DV 6 46 +40 3 Lao động tự do 4 22 +18 4 Cán bộ viên chức 20 20 0 5 Khác 0 20 +20

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Hình 4.4: Tình hình nghề nghiệp của hộ trước và sau đô thị hóa

(Đơn vị: %) 90 6 20 0 20 46 20 20 4 22 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nông nghiệp Kinh doanh TM-DV Lao động tự do Cán bộ viên chức Khác Trước ĐTH Sau ĐTH

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.4 và hình 4.4 cho thấy: Trước khi quá trình ĐTH diễn ra các hộ gia đình chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp: Trồng ngô, lúa, chăn nuôi v.v. chiếm tới 90% trong tổng số ngành nghề nhưng khi quá trình ĐTH diễn ra thì số hộ sản xuất nông nghiệp đã giảm mạnh 70%, chỉ còn 20%, đồng thời số hộ gia đình tham gia vào sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ và một số các ngành nghề khác lại tăng lên nhanh khiến cơ cấu ngành nghề thay đổi, ngành nghề của người dân trở nên đa dạng và phong phú hơn. Trên thực tế, các hộ dân đều bị thu hồi đất nông nghiệp với số lượng lớn,

ngoài ra, khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức bồi thường được thực hiện nhiều nhất là bồi thường bằng tiền mặt. Cùng với bồi thường thiệt hại, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cũng được thực hiện bằng tiền.

Mặt khác, đa số người dân đều muốn được bồi thường, hỗ trợ theo hình thức này vì với mỗi người nông dân có một khoản tiền mặt lớn là ước mơ của họ. Do vây, đại đa số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đều được bồi thường và hỗ trợ bằng tiền. Điều này cũng khiến nguồn vốn (đất đai) chuyển thành nguồn vốn tài chính, thời gian phát triển đô thị kéo dài cũng trở thành lí do khiến người dân ý thức được việc cần phải chuyển đổi sang ngành nghề phù hợp hơn để duy trì cũng như phát triển nguồn vốn tài chính gia đình. Điều này phản ánh được thực trạng của người dân sau khi bị thu hồi đất, một phần lớn các hộ nông dân chuyển sang kinh doanh – buôn bán, dịch vụ bởi với nguồn vốn tài chính khá lớn được bồi thường, việc hoạt động kinh doanh sẽ khiến nguồn thu nhập ổn định và phù hợp với điều kiện phát triển của khu vục hơn.

Tuy nhiên, một lượng lớn lao động chưa thể tìm kiếm được thành ngành nghề ổn định, phù hợp nên đã chuyển sang lao động tự do. Thực tế điều tra cho thấy, lao động tự do có thể đem lại nguồn thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp trước đây,

Tuy nhiên đây lại là nguồn thu nhập không ổn định, dễ tiêu xài nhưng khó tiết kiệm. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hộ nông dân chưa biết cách tận dụng được những cơ hội về thị trường nên vẫn chưa tìm ra phương thức sản xuất phù hợp với bản thân và gia đình mình.

4.3.4. Ảnh hưởng của quá trình đô thị tới đời sống của người dân.

Khi thu hồi đất để xây dựng đô thị, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đã làm tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn xã hội, điều kiện phát triển con người cho người dân. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cụm công nghiệp được xây dựng tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, cũng như đặc điểm chung của người nông dân Việt Nam, người dân ở đây thường gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi hình thức sinh kế của họ. Các hình thức sản xuất mới trong chăn nuôi và trồng trọt thường không dễ dàng được thực

hiện do nó liên quan đến hàng loạt các thay đổi trong cuộc sống, điều kiện sản xuất của người dân.

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn xã hội được mở ra nhưng ít người dân tận dụng cơ hội này để cải thiện bản thân nhằm thay đổi sinh kế của mình. Khi bị thu hồi đất, 100% hộ gia đình đều nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng tiền mặt nhưng có rất ít người sử dụng nguồn vốn này cho việc học nghề. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra chỉ có 16% hộ gia đình sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào việc học nghề, cho con học hành. Khi phỏng vấn thì nhiều người cho biết nguyên nhân của việc ít người chủ động học nghề là do tuổi cao, ít thông tin hướng nghiệp, tìm kiếm nơi làm việc khó khăn. Tỷ lệ của các nhóm lao động giảm mạnh theo độ tuổi, lao động trong độ tuổi 15-18 có tỷ lệ đi học khá cao là 68%, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 12% đối với lứa tuổi từ 18-30. Lao động trên 30 không có ai theo học. Họ hiểu rằng trong tình hình đô thị hóa, công nghiệp ngày càng phát triển như hiện nay muốn có việc làm thì phải có trình độ tay nghề và bằng cấp, tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là do tuổi cao, khó khăn trong việc theo học. Phần lớn số hộ đều sử dụng nguồn vốn này để đầu tư xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản, chi tiêu... sự đầu tư này là nhu cầu thiết yếu nhưng về mặt xã hội sẽ dẫn đến không bền vững cho sinh kế người dân. Đây là điều mà các cơ quan chức năng khi thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ phải quan tâm và có những giải pháp hợp lý và sát với điều kiện từng địa phương cụ thể.

Hình 4.5: Tỷ lệ sử dụng tiền bồi thường vào các mục đích (Đơn vị: %) 36 20 46 26 78 62 16 10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Xây nhà Chữa bệnh Sản xuất Mua sắm Chi tiêu Tiết kiệm Học tập Khác

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Một ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đó là khi bị mất đất nông nghiệp, tính tương trợ, tình cảm nông thôn bị hạn chế. Trong cộng đồng người nông dân, người dân tương trợ nhau dưới hình thức như đổi công trong mùa vụ sản xuất. Hơn nữa, những hộ nông dân không đủ tư liệu sản xuất, nguồn vốn, lương thực thực phẩm nên có thể vay mượn của nhau. Khi không còn đất nông ngiệp người dân ít có cơ hội để tiếp xúc, tương trợ nhau, do vây, nhiều người dân băn khoăn là mất đất dẫn đến tính tương tác trong cộng đồng dân cư sẽ dần mất đi. Một thực trạng xảy ra làm không ít người dân lo lắng là khi thiếu đất sản xuất dẫn đến thời gian rảnh rỗi nhiều, lại có nhiều tiền mặt từ các khoản bồi thường, hỗ trợ và thu nhập của lao động tự do sẽ là tiền đề cho các tệ nạn xã hội như nạn hút chích, cờ bạc, rượu bia gia tăng.

4.3.5. Đánh giá sự ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế - xã hội của các hộ thông qua các câu hỏi định tính. của các hộ thông qua các câu hỏi định tính.

Giai đoạn được nghiên cứu nằm trong giai đoạn thị trấn Mường Khến đang trong đà phát triển đô thị một cách mạnh mẽ. Các công trình, dự án phát triển đời sống người dân trong khu vực thay đổi. Việc lôi kéo các nhà đầu tư cũng như sự quan tâm các cấp lãnh đạo đã làm phát triển kinh tế cho địa bàn

thị trấn Mường Khến nói riêng và cho toàn huyện Tân Lạc nói chung. Theo đánh giá tổng hợp từ phiếu điều tra, có đến 86% hộ dân được phỏng vấn đánh giá khu vực đang phát triển trong khi chỉ có 14% hộ dân được phỏng vấn đánh giá khu vực phát triển trung bình.

ĐTH có ảnh hưởng tích cực đến nhiều lĩnh vực như: CSHT, dịch vụ, tiếp cận thị trường dễ dàng hơn nhiều những năm qua. Ngoài ra, ĐTH cũng khiến cho dân cư trên địa bàn được tiếp xúc với nhiều ngành nghề mới đa dạng và phong phú hơn, kéo theo đó cơ hội việc làm mở ra cũng giúp giải quyết thêm nhiều vấn đề xã hội khác.

Các hộ dân đều được sử dụng các dịch vụ tốt của nhà nước: điện nước cung cấp đầy đủ, tình trạng an ninh trên địa bàn không có nhiều vấn đề đáng lo ngại, mặc dù nhiều dự án được xây dựng tuy nhiên việc đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn được thực hiện khá tốt do hầu hết dự án cải thiện, làm mới CSHT khu vực đều vừa hoàn thiện và đang đi vào sử dụng.

Việc phát triển ĐTH đem lại khá nhiều mặt tích cực cho hầu hết người dân trong khu vực, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề được nhắc đến khi thực hiện quá trình tham vấn ý kiến cộng đồng.

Việc bồi thường giải phóng mặt bằng chưa thực sự tạo nên nguồn vốn tài chính phù hợp để có thể giúp một phần không nhỏ người dân cải thiện cuộc sống. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ về phát triển kinh tế, việc làm, học nghề cho người dân bị mất đất tuy có những vấn đề còn bất cập và chưa phù hợp với thực trạng.

Tốc độ ĐTH nhanh làm lượng xe lưu thông trên các tuyến đường ngày càng nhiều. Vì thế, lượng bụi và khí độc thải ra ngày một nhiều hơn. Các công trình lớn liên tục được xây dựng trên địa bàn thị trấn tiềm ẩn sự gia tăng ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Ngoài ra, việc lưu lượng xe di chuyển nhiều cũng nảy sinh những vấn đề về giao thông. Có đến 56% ý kiến cho rằng tình trạng giao thông của khu vực thị trấn ở mức trung bình, trong khi đó chỉ có 34% ý kiến nhận định là tốt và 10% ý kiến là xấu.

Như vậy, để có thể phát triển bền vững trong tương lai cần phát huy những tác động tích cực và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của ĐTH đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.

4.3.6. Kế hoạch của các hộ nông dân trong thời gian tới.

Kết quả thu được sau quá trình thăm dò ý kiến các hộ dân bị mất đất nông nghiệp như sau:

Hình 4.6: Kế hoạch của các hộ dân sử dụng đồng vốn được bồi thường

(Đơn vị: %) 10 16 22 12 42 20 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Xây dựng nhà ở Bán, cho thuê đất Vừa SXNN vừa KD Chờ Nhà nước đầu tư SXKD phi NN Chưa biết

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Như vậy, với nguồn quỹ đất cũng như lượng quỹ bồi thường giải phóng mặt bằng ít ỏi còn lại, có tới 42% hộ dân được điều tra có mong muốn sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, các hộ này đều nằm trong nhóm có độ tuổi từ 30 – 50, họ đã dần ý thức được việc phát triển kinh doanh – dịch vụ sẽ khiến nguồn vốn kinh tế của gia đình sẽ ổn định và phù hợp với xã hội hơn. 10% trong các hộ điều tra có dự định xây dựng nhà ở cũng nằm trong nhóm này do việc kinh doanh của gia đình sau một thời gian sản xuất và tiết kiệm đã tạo ra những phần lãi tích cực có thể phục vụ vào mục đích cải thiện cuộc sống. 22% số hộ dân được điều tra vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp và kết hợp với hình thức kinh doanh để có thể phù hợp hơn với sự phát triển của khu vực.

Nhóm hộ bán, cho thuê đất chiếm 16%; chờ nhà nước đầu tư và xác định được kế hoạch trong tương lai chiếm tới 12%, đây hầu hết là nhóm hộ có chủ hộ trên 50 tuổi, ít còn khả năng lao động, họ trở nên thụ động với sự phát triển của xã hội xung quanh. Thậm chí họ cũng không khuyến khích việc cho con cháu theo học chuyên nghiệp để có thể cải thiện cuộc sống sau này mà

thay vào đó là cắt, bán phần đất còn lại để chi tiêu, gia tăng lao động tự do. Tuy nhiên cũng có những hộ cho thuê nhà, đất cũng là một cách duy trì nguồn vốn không nhiều nhưng ổn định.

4.4. Đánh giá chung tốc độ của dô thị hóa tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của hộ nông dân mất đất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Mường Khến.

4.4.1. Tác động tích cc.

- Quá trình ĐTH đã cung cấp một lực lượng lao động lớn, trẻ, có trình độ cao. Lực lượng lao động phát triển một phần khá lớn nhờ tác động bởi quá trình ĐTH thu hút.

- Giải quyết các vấn đề về việc làm, giảm bớt lượng lao động dư thừa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến đất nông nghiệp tại thị trấn Mường Khến huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009 - 2013. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)