- Tài liệu, số liệu đã được công bố tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Lạc và một số ban ngành khác có liên quan.
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các tài liệu trên internet v.v.
3.4.2.2. Tài liệu sơ cấp
- Lập phiếu điều tra, bộ câu hỏi và chọn 50 hộ gia đình thuộc diện bị thu hồi đất trên địa bàn thị trấn Mường Khến để điều tra theo phương pháp chọn ngẫu nhiên theo nhiều cấp.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 3.4.3.1. Phương pháp tổng hợp
Là phương pháp thống nhất liệt kê toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ. Chỉ ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hóa các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.
3.4.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
Là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích.
3.4.4. Phương pháp thành lập bản đồ
Sử dụng phần mềm Microstation xây dựng bản đồ biến động đất đai qua các năm nghiên cứu.
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Mườn Khến
ảnh hưởng đến các loại đất.
4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của thị trấn Mường Khến.
4.1.1.1. Vị trí địa lý.
Hình 4.1: Vị trí địa lý thị trấn Mường Khến.
(Nguồn: internet)
Thị trấn Mường Khến có tổng diện tích 408,72 ha. Địa giới hành chính của thị trấn tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Nam và phía Tây giáp xã Mãn Đức; - Phía Đông và phía Bắc giáp xã Quy Hậu.
Thị trấn có lợi thế rất lớn về vị trí, giao thông với các vùng lân cận rất thuận tiện nhờ có đường quốc lộ 12B và quốc lộ 6 đi qua, giao nhau tại ngã ba
thị trấn Mường Khến, với điều kiện như trên sẽ mở ra những lợi thế to lớn phát triển giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa xã hội không chỉ với thị trấn mà còn với các địa phương khác.
4.1.1.2. Địa hình.
Thị trấn có địa hình khá bằng phẳng, cao độ tự nhiên trung bình
h=+ 110,5m, độ dốc nền tự nhiên thấp 0<i<0,008, hướng dốc nền về phía Tây- Nam.
4.1.1.3. Khí hậu.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa mưa nóng, mùa khô khá lạnh, và được đặc trưng bởi các yếu tố sau:
+ Nhiệt độ trung bình năm 22,90C, nhiệt độ bình quân cao nhất 27,80
C, nhiệt độ bình quân năm thấp nhất 19,80C, tháng nóng nhất là tháng 7, lạnh nhất là tháng 1.
+ Lượng mưa trung bình năm 2001,3mm, lượng mưa trung bình năm thấp nhất 1719mm. Tổng số ngày có mưa trong năm là 165 ngày, tập trung chính vào tháng 7 và tháng 9.
+ Số giờ nắng trung bình trong năm là 82%, độ ẩm lớn vào các tháng mùa hè, tháng cao nhất độ ẩm không khí lên tới 90%, các tháng mùa đông độ ẩm thấp, tháng thấp nhất là 14%.
+ Lượng bốc hơi trung bình một năm là: 648,2mm, lượng bốc hơi năm cao nhất là: 889,5mm, lượng bốc hơi năm thấp nhất là: 46,5-462,5mm.
+ Hướng gió thịnh hành Tây Nam về mùa hè, Đông Bắc về mùa đông, vận tốc gió trung bình: 1,6m/s khi có bão, lốc tốc độ gió lên tới: 15m/s.
+ Sương mù xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Trung bình có khoảng 38 ngày có sương mù xuất hiện trong năm, tháng xuất hiện nhiều nhất là tháng 12 có từ 5-8 ngày.
+ Sương muối ở thị trấn Mường Khến xuất hiện chủ yếu vào tháng 12 và tháng 1. Năm cao nhất xuất hiện tới 5 ngày.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên.
Thị trấn Mường Khến có diện tích đất tự nhiên là 408,72 ha. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là: 146,83 ha, chiếm 35,92%; diện tích đất sản xuất nông nghiệp là: 38,74 ha, chiếm 26,38%; diện tích đất phi nông nghiệp là 220,88 ha, chiếm 54,04%; diện tích đất ở là: 89,20 ha, chiếm 40,38% ; diện tích đất chưa sử dụng là: 41,01 ha, chiếm 10,04%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là: 51,45 ha, chiếm 35,04%; trong đó diện tích trồng lúa là: 42,67 ha, chiếm 29,06%; diện tích đất trồng cây lâu năm là: 2,48 ha, chiếm 1,69%...
* Tài nguyên nước.
+ Khu vực thị trấn có mật độ mặt nước, khe, suối thấp. Chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Bưởi mà trực tiếp là suối Bin. Ven suối khu vực có cao trình h<106m có bị ngập úng cục bộ với thời gian 2-3h cho một trận lớn.
+ Dọc quốc lộ 12B (từ khu vực sân vận động thị trấn đến khu vực trường tiểu học) hình thành khe tụ thủy, với mặt cắt ngang từ 3-6m, sâu 0,5-1,5m tập trung một phần nước lưu vực phía đông bắc thị trấn.
* Thực trạng môi trường.
- Cảnh quan: Hiện tại thị trấn Mường Khến mới bắt đầu thời kỳ đô thị hóa, cơ sở hạ tầng còn chưa đồng bộ, đường giao thông còn nhiều đoạn còn hẹp, các khu dân cư cũ còn nhiều bất cập.
- Không khí: Bụi bặm, nguyên nhân chính là thị trấn đang trong quá trình đô thị hóa, khí thải của các phương tiện giao thông,...địa bàn thị trấn bị ảnh hưởng, tác động ô nhiễm môi trường đến đời sống sinh hoạt của nhân dân.
4.1.1.5. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường.
- Những lợi thế.
+ Vị trí địa lý tương đối thuận lợi, giao thông thuận tiện.
+ Khí hậu: Bốn mùa rõ rệt rất thuận lợi cho quá trình đa dạng hóa của cây trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân canh, hình thành các vùng cây trồng đặc trưng của địa phương như: rau màu và các loại cây ăn quả...
+ Khí hậu thay đổi lớn giữa các mùa trong năm nhất là mùa đông và mùa hè gây nhiều khó khăn và bất lợi trong sinh hoạt của người dân và trong sản xuất nông nghiệp...
+ Tình trạng cơ sở vật chất thiếu và không đồng bộ đòi hỏi phải có quỹ đất để thực hiện việc mở rộng, nâng cấp cải tạo và làm mới các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
4.1.2. Đánh giá tiềm năng, cơ hội của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa của thị trấn Mường Khến.
Trên địa bàn thị trấn Mường Khến có các tuyến đường lớn là quốc lộ 12B và quốc lộ 6 đi qua, giao nhau tại ngã ba thị trấn Mường Khến, có các cơ quan của trung ương và địa phương đóng chân trên địa bàn như: Huyện ủy huyện Tân Lạc, khu UBND huyện Tân Lạc, khu huyện đội, tòa án, công an Huyện...., đặc điểm địa bàn có nhiều thành phần kinh tế khác nhau tạo cho thị trấn có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
- Khí hậu, đất đai của thị trấn cho phép có thể phát triển đa dạng hóa cây trồng và thực hiện thâm canh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.
- Tài nguyên nước, rừng, khoáng sản, tài nguyên phục vụ du lịch của thị trấn trong đó có nhiều di tích khảo cổ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng, có thể thu hút khách du lịch tới tham quan như: Hang Muối nằm ở chân núi Khến, thuộc thị trấn Mường Khến, lòng hang rộng tới 26m. Qua khai quật ở đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các công cụ bằng đá cuội đặc trưng của văn hoá Hoà Bình với các loại rìu ngắn, rìu mài lưỡi, công cụ hình đĩa.
Hang Bụt nằm trên dãy núi đá vôi thuộc thị trấn Mường Khến. Trong hang có vô vàn các khối nhũ phủ xuống tạo thành nhiều hình dáng kỳ dị trông rất lạ mắt.
- Nguồn tài nguyên đất đai phong phú, phần lớn diện tích có chất lượng khá tốt, thuận lợi cho việc mở rộng đô thị và xây dựng các công trình công cộng còn có khả năng lớn.
- Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng của thị trấn đang được đang được đầu tư tăng cường nhiều hơn, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn trong những năm tới.
- An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị trấn cơ bản được đảm bảo và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và hội nhập.
4.2 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đất nông nghiệp.
4.2.1. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất.
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, chính vì vậy việc quản lý đất đai đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, đất sản xuất nông nghiệp bị giảm do bị chuyển mục đích sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất ở ngày càng phát triển.
4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất tại thị trấn Mường Khến.
Năm 2013 thị trấn Mường Khến có tổng diện tích tự nhiên là 408,72 ha trong đó:
- Đất nông nghiệp có diện tích 146,83 ha, chiếm 35,92% trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp: 38,74 ha, chiếm 26,38%;
+Đất lâm nghiệp: 107,86 ha, chiếm 73,44%; + Đất nuôi trồng thủy sản: 0,23 ha, chiếm 0,16%
- Đất phi nông nghiệp có diện tích 220,88ha, chiếm 54,04%; + Đất ở: 89,2 ha, chiếm 40,38%;
+ Đất chuyên dùng: 92,24ha, chiếm 41,76%;
* Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 15,12 ha, chiếm 16,39%; * Đất quốc phòng: 32,56 ha, chiếm 35,3%;
* Đất an ninh: 7,09ha, chiếm 7,69%;
* Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 3,47 ha, chiếm 3,76%; * Đất có mục đích công cộng: 34 ha, chiếm 36,86%.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 8,72 ha, chiếm 3,95%;
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 30,62 ha, chiếm 13,86%; + Đất phi nông nghiệp khác: 0,1 ha, chiếm 0,05%.
- Đất chưa sử dụng: 41,01 ha, chiếm 10,04%.
4.2.1.2. Các biến động về đất đai giai đoạn 2005 - 2013.
Các biến động về tăng giảm diện tích sử dụng đất từ năm 2005 đến năm 2013. ( Đánh giá dựa trên báo cáo thống kê kiểm kê đất đai của UBND thị trấn Mường Khến) [19].
Bảng 4.1: Các biến động về đất đai của thị trấn Mường Khến giai đoạn 2005 – 2013. ( Đơn vị tính: ha) Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích năm 2013 So với năm 2010 So với năm 2005 Diện tích năm 2010 Tăng(+) Giảm(-) Diện tích năm 2005 Tăng(+) Giảm(-) Tổng diện tích tự nhiên 408,72 408,72 - 403,59 5,13 1 Đất nông nghiệp NNP 146,83 172,12 -25,29 140,6 6,23
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 38,74 63,93 -25,19 66,87 -28,13
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 51,45 61,45 -10 63,87 -12,42 1.1.1.
1 Đất trồng lúa LUA 42,67 57,86 -15,19 60,21 -17,54
1.1.1.
2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC - - - - -
1.1.1. 3
Đất trồng cây hàng năm
khác HNK 3,59 3,59 - 3,66 -0,07
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2,48 2,48 - 3,00 -,52
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 107,86 107,96 -0,1 73,50 34,36 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 107,86 107,96 -0,1 29,04 72,82 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH - - - 44,46 -44,46 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - - - - - 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,23 0,23 - 0,23 - 1.4 Đất làm muối LMU - - - - - 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH - - - - -
2 Đất phi nông nghiệp PNN 220,88 195,59 25,29 185,44 35,44
2.1 Đất ở OTC 89,20 79,27 9,93 79,25 9,95
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT - - - - -
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 89,20 79,27 9,93 79,25 9,95
2.2 Đất chuyên dùng CDG 92,24 76,88 15,36 66,99 25,25
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp CTS 15,12 5,46 9,66 5,46 9,66 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 32,56 32,56 - 26,31 6,25 2.2.3 Đất an ninh CAN 7,09 1,90 5,19 1,32 5,77
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp CSK 3,47 3,13 0,34 2,19 1,28 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 34,00 33,83 0,17 31,71 2,29
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN - - - - -
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 8,72 8,72 - 8,72 -
2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng SMN 30,62 30,62 - 30,38 0,24
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,10 0,10 - 0,10 -
3 Đất chưa sử dụng CSD 41,01 41,01 - 77,55 -36,54
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5,34 5,34 - 41,88 -36,54
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS - - -
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 35,67 35,67 - 35,67 35,67
(Nguồn: UBND Thị trấn Mường Khến)[22].
- Đất nông nghiệp:
* Đất sản xuất nông nghiệp
+ Đất sản xuất nông nghiệp năm 2005 là 66,87 ha, năm 2013 là 38,74 ha. So sánh diện tích đất nông nghiệp năm 2005 với năm 2013 thấy đất sản xuất nông nghiệp giảm 28,13ha. Nguyên nhân là do chuyển sang đất phi nông nghiệp.
+ Đất lâm nghiệp năm 2005 là 73,50 ha, năm 2013 là 107,86 ha. So sánh diện tích đất lâm nghiệp năm 2005 với 2013 thấy đất lâm nghiệp tăng 34,36 ha. Nguyên nhân do chuyển từ đất chưa sử dụng.
+ Đất nuôi trồng thủy sản vẫn giữ nguyên. * Đất phi nông nghiệp:
- Đất ở: Diện tích đất ở năm 2005 là 79,25 ha, năm 2013 là 89,20ha. So sánh diện tích đất ở năm 2005 với năm 2013 thấy đất ở tăng 9,95 ha do chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang.
- Đất chuyên dùng giai đoạn này tăng 25,25 ha so với năm 2005(năm 2005 diện tích đất chuyên dùng là 66,99 ha).
Căn cứ vào chỉ thị 681/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2009 về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, toàn bộ địa giới hành chính cũng như diện tích thực tế các loại
đất trên địa bàn đã được xác định một cách chính xác hơn dẫn đến sự sai lệch về số liệu biến động đất đai trong giai đoạn 2005-2010 (Tổng diện tích tự nhiên của thị trấn năm 2005 là 403,59 ha trong khi tổng diện tích tự nhiên của thị trấn từ năm 2010 đến nay là 408,72 ha). Điều này cũng chỉ ra những hạn chế trong tình hình thống kê, kiểm kê đất đai tại khu vực trong thời gian trước khiến công tác quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn do số liệu thống kê, kiểm kê giữa các năm không nhất quán.
4.2.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Mường Khến giai đoạn 2009-2013.
Theo Nghị quyết 35/2012/NQ-HĐND về quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 do tỉnh Hòa Bình ban hành. Đã đặt ra mục tiêu và định hướng phát triển không gian vùng và tổ chức hệ thống đô thị.
- Định hướng chung: là phát triển kinh tế tổng hợp với nền công nghiệp công nghệ cao, du lịch văn hóa – sinh thái, thương mại – dịch vụ, giáo dục đào tạo và nông – lâm – ngư nghiệp xoay quanh các đô thị vệ tinh cấp tỉnh, cấp khu vực, các đô thị đặc thù.
- Định hướng phát triển không gian vùng: Bao gồm 03 vùng chính:
* Vùng trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh.
* Vùng phát triển kinh tế phía Đông và Nam của tỉnh. * Vùng phát triển kinh tế phía Tây và Tây Bắc của tỉnh.
Huyện Tân Lạc thuộc vùng phát triển kinh tế phía Tây và Tây Bắc cùng với các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Cao phong.
Với mục tiêu:
+ Phát triển tiểu vùng gắn với việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường Quốc lộ 12B, Quốc lộ 15;
+ Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng du lịch khu vực lòng hồ sông Đà trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia. Phát triển vận tải thủy, chú trọng đầu tư xây dựng cảng, các tuyến đường vào cảng, các đội tàu thuyền nhằm tăng cường