Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trường Trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang (Trang 102)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Hình thành và phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT là một bộ phận của quá trình hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp, nhân cách nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo dục cấp THPT (theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT). Quá trình này cần đƣợc thực hiện theo từng bƣớc, từ việc phát triển kiến thức đến phát hiện trạng thái kỹ năng đã hình thành để có biện pháp bồi dƣỡng phát triển kỹ năng. Đây là quá trình chịu tác động từ nhiều phía, nhiều yếu tố. Bên cạnh vai trò chủ thể tích cực, chủ động tự bồi dƣỡng, tự rèn luyện của ngƣời cán bộ Đoàn trƣờng THPT thì giảng viên tham gia hoạt động bồi dƣỡng cần tác động đồng bộ từ nâng cao nhận thức về phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn đến việc tổ chức quá trình bồi dƣỡng phát triển kỹ năng cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT. Quá trình phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT cần phải gắn liền với công tác chuyên môn trong nhà trƣờng THPT mới đảm bảo tính vững chắc của kỹ năng đã đạt đƣợc, đồng thời, mới giúp cho việc củng cố và nâng cao trình độ kỹ năng, năng lực nói chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

một cách thƣờng xuyên và liên tục. Sự phân tích khái lƣợc trên cho thấy, 8 biện pháp bồi dƣỡng phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT mà đề tài đã xây dựng có mối quan hệ thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại và bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Trong đó, biện pháp Xây dựng và hoàn thiện nội dung hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn gắn với thực tiễn đơn vị và Đổi mới phương pháp bồi dưỡng và công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn theo hướng tăng cường năng lực tự bồi dưỡng là biện pháp có thể mang lại hiệu quả nhất trong điều kiện hiện nay.

3.4. Khảo nghiệm sƣ phạm

3.4.1. Mục tiêu

Đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT mà đề tài đã xây dựng.

3.4.2. Cách thức khảo nghiệm

- Tổ chức xin ý kiến chuyên gia: Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp chuyên gia để xin ý kiến của 138 đồng chí là lãnh đạo tỉnh Đoàn và lãnh đạo các huyện, thành Đoàn, cán bộ quản lý trƣờng THPT, cán bộ Đoàn trƣờng THPT thông qua phiếu hỏi. Nội dung của phiếu hỏi là 7 biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất (xem Phụ lục 4).

Các số liệu và kết quả trả lời thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Kết quả kiểm chứng về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Bồi dƣỡng kiến thức về công tác Đoàn ở trƣờng THPT và tri thức về kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT

74,6 25,4 0 85,5 14,5 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT theo từng giai đoạn

97,8 2,2 0 91,3 8,7 0

3

Xây dựng và hoàn thiện nội dung hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt

động Đoàn gắn với thực tiễn đơn vị. 96,4 3,6 0 84,9 12,9 2,2

4

Đổi mới phƣơng pháp bồi dƣỡng và công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn theo hƣớng tăng cƣờng năng lực tự bồi dƣỡng

99,3

0,7 0 95,7 4,3 0

5

Tăng cƣờng điều kiện cho các hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT

97,1 2,9 0 68,8 20,3 10,9

6

Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong tổ chức hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT

64,5 35,5 0 8,6 87 4,4

7 Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, giám sát 98,6 1,4 0 100 0 0

0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Biểu đồ 3.1. Tính cấp thiết của 7 biện pháp

Kết quả đánh giá về hệ thống 7 biện pháp cho thấy:

- Về tính cần thiết của các biện pháp: Các biện pháp đề tài xây dựng đƣợc đa số ý kiến khẳng định tính cần thiết. Các biện pháp đƣợc đánh giá về tính cần thiết có số ý kiến cao nhất là: Đổi mới phương pháp bồi dưỡng và công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn theo hướng tăng cường năng lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tự bồi dưỡng (99,3%); Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát (98,6%); Chuẩn hoá công tác lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trường THPT theo từng giai đoạn (97,8%); Tăng cường điều kiện cho các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trường THPT (97,1%). 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của 7 biện pháp

- Về tính khả thi của các biện pháp: Các biện pháp đƣợc đánh giá về tính khả thi có số ý kiến tập trung nhất là: Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát

(100%); Đổi mới phương pháp bồi dưỡng và công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn theo hướng tăng cường năng lực tự bồi dưỡng (95,7%); Chuẩn hoá công tác lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trường THPT theo từng giai đoạn (91,3%); Bồi dưỡng kiến thức về công tác Đoàn ở trường THPT và kiến thức về kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trường THPT

(85,5%).

Trong các biện pháp đề xuất, biện pháp Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trường THPT có tính cần thiết đạt 64,5% ý kiến chọn song mức độ rất khả thi không cao.

Nhƣ vậy, nhìn chung các biện pháp trên đều đƣợc đánh giá có tính cần thiết và có tính khả thi trong đó có biện pháp Đổi mới phương pháp bồi dưỡng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn theo hướng tăng cường năng lực tự bồi dưỡng; Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đƣợc đánh giá là có tính cần thiết và tính khả thi cao nhất.

3.5. Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đề xuất đƣợc 7 biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang. Muốn nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang cần thực hiện đồng bộ 7 biện pháp nêu trên.

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy: Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay đƣợc đề xuất đều cần thiết và khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1.Hoạt động Đoàn trong nhà trƣờng phổ thông là hoạt động có ý nghĩa chính trị, xã hội và giáo dục sâu sắc; có vai trò quan trọng cùng với các hoạt động giáo dục theo chƣơng trình giáo dục của nhà trƣờng thực hiện mục tiêu giáo dục là hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh. Ở trƣờng THPT, chất lƣợng tổ chức hoạt động Đoàn chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn của Bí thƣ, phó bí thƣ Đoàn trƣờng là hạt nhân cơ bản.

1.2. Kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho học sinh của cán bộ Đoàn là khả

năng tổ chức thực hiện hoạt động Đoàn của ngƣời cán bộ Đoàn bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt đƣợc mục đích hoạt động Đoàn trong nhà trƣờng phổ thông. Có nhiều cách tiếp cận, phân loại hệ thống kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn, đề tài nghiên cứu tập trung vào nhóm 5 kỹ năng, gồm: Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động Đoàn; Kỹ năng soạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thảo văn bản công tác Đoàn; Kỹ năng trình bày; Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả trong tổ chức hoạt động Đoàn; Kỹ năng tƣ vấn trong hoạt động Đoàn.

1.3. Bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng

THPT là quá trình tác động của chủ thể hoạt động bồi dƣỡng giúp đội ngũ cán bộ Đoàn cấp THPT bổ sung, phát triển kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho học sinh ở trƣờng THPT. Quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn là tổng thể các cách thức, con đƣờng, phƣơng tiện... của tổ chức Đoàn cấp trên tác động đến cá nhân cán bộ Đoàn và tổ chức Đoàn cấp dƣới giúp cán bộ Đoàn phát triển kỹ năng tổ chức và quản lý các hoạt động Đoàn, góp phần nâng cao chất lƣợng các hoạt động Đoàn ở trƣờng THPT.

1.4. Quá trình nghiên cứu thực trạng cho thấy khách thể đƣợc khảo sát là

lãnh đạo tỉnh Đoàn, lãnh đạo huyện, thành Đoàn, cán bộ quản lý các trƣờng THPT, cán bộ Đoàn trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT; nhận thức đƣợc sự cần thiết của công tác tổ chức, quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ Đoàn trƣờng THPT; công tác bồi dƣỡng đã chú ý đến bồi dƣỡng các kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho đội ngũ cán bộ Đoàn trƣờng THPT thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhƣ tổ chức tập huấn chuyên đề ngắn ngày, tổ chức các hội thi, hội thảo; tỉnh Đoàn Tuyên Quang đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dƣỡng, đƣa vào chƣơng trình công tác toàn khóa của BCH tỉnh Đoàn, vào chƣơng trình công tác hàng năm, theo năm học… Hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT đã nhận đƣợc sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa tỉnh Đoàn với Trung ƣơng Đoàn, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam... tạo điều kiện cho tỉnh Đoàn tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT.

Tuy nhiên còn một số hạn chế, nhƣ: Việc lập kế hoạch hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT của tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đoàn chƣa mang tính chiến lƣợc, chủ yếu là kết hợp, lồng ghép vào các hoạt động bồi dƣỡng và còn nhiều bất cập trong việc triển khai thực hiện, một số phƣơng pháp bồi dƣỡng nhƣ phƣơng pháp trực quan, phƣơng pháp giao việc, phƣơng pháp diễn đàn chƣa đạt hiệu quả cao; hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo chƣa thực thu hút sự quan tâm của đối tƣợng bồi dƣỡng, hình thức tự bồi dƣỡng đạt hiệu quả thấp dẫn đến hiệu quả hoạt động bồi dƣỡng không cao. Ngoài các giảng viên của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam thì đa số đội ngũ báo cáo viên chƣa đƣợc đào tạo cơ bản, giảng dạy chủ yếu bằng kinh nghiệm; cơ sở vật chất và tài liệu phục vụ cho các hoạt động bồi dƣỡng còn thiếu; đối tƣợng tham gia các hoạt động bồi dƣỡng trình độ khác nhau ở các vùng miền khác nhau ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng. Thời gian dành cho các hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT còn chƣa nhiều; mối quan hệ phối hợp giữa các lực lƣợng trong hoạt động bồi dƣỡng chƣa thực sự hiệu quả.

1.5. Quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn là cơ sở để chúng tôi xây

dựng đƣợc 7 biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣơng THPT tỉnh Tuyên Quang, đó là: Bồi dƣỡng kiến thức về công tác Đoàn ở trƣờng THPT và kiến thức về kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT; Chuẩn hoá công tác lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT theo từng giai đoạn; Xây dựng và hoàn thiện nội dung hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn gắn với thực tiễn đơn vị; Đổi mới phƣơng pháp bồi dƣỡng và công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn theo hƣớng tăng cƣờng năng lực tự bồi dƣỡng; Tăng cƣờng điều kiện cho các hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT; Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong tổ chức hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT; Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, giám sát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.6. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề tài đề xuất đều có

tính cần thiết và tính khả thi cao trong điều kiện quán triệt những yêu cầu và điều kiện của từng biện pháp khi thực hiện.

2. Kiến nghị

2.1. Với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

- Thƣờng xuyên tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng theo chuyên đề cho cán bộ Đoàn cơ sử, đặc biệt là đội ngũ cán bộ Đoàn trƣờng THPT.

- Tăng cƣờng các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức Phi Chính Phủ, tạo điều kiện về kinh phí cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp tỉnh tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang.

- Xây dựng bộ tài liệu chuẩn cho các lớp bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT theo từng nhiệm kỳ, có cập nhật, bổ sung kịp thời những kiến thức mới.

2.2. Với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

- Chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cƣờng công tác phối hợp, tạo mọi điều kiện để tổ chức Đoàn nói chung và Đoàn trƣờng THPT nói riêng hoàn thành các nhiệm vụ đề ra và các nhiệm vụ đƣợc giao.

- Bổ sung kinh phí hoạt động cho tổ chức Đoàn để tổ chức có hiệu quả các hoạt động bồi dƣỡng cho cán bộ Đoàn trƣờng THP.

2.3. Với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Tuyên Quang

- Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT theo giai đoạn và từng năm.

- Hàng năm, tổ chức các lớp bồi dƣỡng, tập huấn, hội thảo, hội thi,... để tạo sân chơi cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT đƣợc giao lƣu, học hỏi, rèn luyện kỹ năng công tác thanh niên nói chung và kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn nói riêng.

- Tạo điều kiện cho đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh đƣợc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trường Trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)