Kết luận chƣơng 2

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trường Trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang (Trang 83)

8. Cấu trúc luận văn

2.7. Kết luận chƣơng 2

Nội dung nghiên cứu của chƣơng 2 đã làm rõ một số vấn đề về thực trạng nhận thức về khái niệm, nội dung tổ chức hoạt động Đoàn ở trường THPT, vai trò của cán bộ Đoàn trong tổ chức hoạt động Đoàn cho học sinh ở trường THPT, nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trường THPT của lãnh đạo tỉnh Đoàn, lãnh đạo huyện, thành Đoàn, cán bộ quản lý trƣờng THPT và cán bộ Đoàn trƣờng THPT.

Nhận thức về vị trí, vai trò và mục tiêu hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn đối với việc nâng cao chất lƣợng hoạt động của tổ chức Đoàn trong trƣờng THPT, giúp cho việc xây dựng nội dung và tổ chức thực hiện hoạt động bồi dƣỡng phù hợp trên cơ sở đáp ứng yêu cầu công việc và nhu cầu thực tế của cán bộ Đoàn trƣờng THPT nhằm mục đích tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong trƣờng THPT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đánh giá thực trạng hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT cho thấy tỉnh Đoàn Tuyên Quang đã phối hợp với các tổ chức, ban ngành trong tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo; các trƣờng THPT tổ chức hoạt động bồi dƣỡng phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT. Các nội dung bồi dƣỡng phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, trình độ, nhu cầu của đội ngũ cán bộ Đoàn trƣờng THPT trong tỉnh. Công tác bồi dƣỡng đã biết phối hợp các phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động linh hoạt.

Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT cho thấy, tỉnh Đoàn Tuyên Quang đã quan tâm đến việc lập kế hoạch, tổ chức hoạt động bồi dƣỡng; nội dung quản lý tập trung vào các vấn đề quản lý mục tiêu, nhiệm vụ bồi dƣỡng; quản lý nội dung bồi dƣỡng; quản lý phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dƣỡng; quản lý giảng viên và ngƣời học trong hoạt động bồi dƣỡng; quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dƣỡng bằng phƣơng pháp tâm lý - xã hội; phƣơng pháp kinh tế; phƣơng pháp hành chính - tổ chức.

Kết quả nghiên cứu thực trạng còn cho thấy trình độ đạt đƣợc về kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn của cán bộ Đoàn chƣa đồng đều; còn hạn chế ở một số kỹ năng cơ bản nhƣ: kỹ năng trình bày và kỹ năng tƣ vấn trong hoạt động Đoàn.

Trong quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT, nhà quản lý cần tính đến các yếu tố ảnh hƣởng để đề ra giải pháp phù hợp, thực hiện có hiệu quả hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT.

Từ thực trạng trên cho thấy, việc đề ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT là vấn đề cần thiết và cấp bách. Trên cơ sở nghiên cứu chƣơng 2, tác giả xin đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐOÀN CHO CÁN BỘ ĐOÀN TRƢỜNG THPT TỈNH TUYÊN QUANG 3.1. Nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Trong quá trình đổi mới đất nƣớc, hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những giá trị truyền thống, nảy sinh những giá trị mới. Đoàn viên, học sinh vốn nhạy bén trong tiếp cận những cái mới, đề cao và phát huy các giá trị xã hội tích cực. Tuy nhiên, nếu không có sự định hƣớng đúng đắn, đoàn viên, học sinh dễ bị cuốn vào các trào lƣu thiếu lành mạnh, không phù hợp với chuẩn mực của xã hội, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Do đó, với vai trò là trƣờng học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, là môi trƣờng tiên tiến để rèn luyện, giáo dục các em phát triển hoàn thiện nhân cách, đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi của xã hội trong giai đoạn hiện nay, tổ chức Đoàn trong trƣờng THPT mà đứng đầu là ngƣời cán bộ Đoàn trƣờng phải có trình độ, có kiến thức, có kỹ năng công tác thanh niên; phải thƣờng xuyên đổi mới, đổi mới cả về nội dung và hình thức hoạt động Đoàn, nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa các mô hình hoạt động Đoàn để thu hút, đoàn kết tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn. Nếu không đổi mới, nâng cao chất lƣợng hoạt động, tổ chức Đoàn trƣờng THPT sẽ không đáp ứng đƣợc nhiệm vụ chính trị của tổ chức, không tập hợp, thu hút đoàn viên, học sinh, cũng nhƣ hạn chế trong việc thực hiện chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, học sinh.

Yêu cầu khách quan của công cuộc đổi mới đất nƣớc là phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, trong đó đoàn viên, học sinh là lực lƣợng đông đảo, là mầm non, là tƣơng lai của đất nƣớc. Nâng cao chất lƣợng hoạt động tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chức Đoàn trƣờng THPT để phát huy vai trò, vị trí của tổ chức Đoàn, phát huy tính tích cực chính trị - xã hội của đoàn viên, học sinh, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại nhà trƣờng, địa phƣơng.

Để nâng cao chất lƣợng hoạt động của tổ chức Đoàn trong trƣờng THPT, đòi hỏi cán bộ Đoàn phải năng động, sáng tạo, nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ năng trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao. Xuất phát từ thực tế trình độ, năng lực và kỹ năng của cán bộ Đoàn trƣờng THPT hiện nay chƣa thực sự phát huy đƣợc hết các tiềm năng sẵn có trong trƣờng THPT, do vậy cần tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT, đáp ứng yêu cầu công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong tình hình mới.

Mục đích của việc xây dựng và vận dụng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn THPT là xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn thuần thục các kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn, vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp phải dựa vào trạng thái kỹ năng hiện tại của cán bộ Đoàn trƣờng THPT, phân tích những biểu hiện của sự thiếu hụt kiến thức về kỹ năng hay kỹ năng hành dụng, từ đó đề xuất hƣớng tác động thể hiện ở biện pháp cụ thể mới có ý nghĩa thiết thực, đúng định hƣớng.

Khi xây dựng biện pháp bồi dƣỡng phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT cần phải xác định đúng mục đích; tri thức về kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn ở cấp THPT; quy trình thực hiện, xác định các yêu cầu cần đạt nhằm định hƣớng cho quá trình thực hiện, rèn luyện và đánh giá kết quả đạt đƣợc, nhằm phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT đòi hỏi phải xuất phát từ thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tế trình độ hiện có của đội ngũ cán bộ Đoàn trƣờng THPT và yêu cầu của xã hội đối với công tác Đoàn trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở khảo sát thực trạng hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT, các biện pháp đề xuất trong luận văn phải đảm bảo các yêu cầu:

- Không lặp lại những cái đã có;

- Có khả năng áp dụng vào thức tế, mang lại hiệu quả cao;

- Đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ Đoàn trƣờng THPT và yêu cầu công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT phải đảm bảo tính kế thừa. Trên cơ sở những tồn tại hạn chế trong công tác lập kế hoạch, xây dựng nội dung, chƣơng trình và bố trí các nguồn lực tổ chức thực hiện các hoạt động bồi dƣỡng để đề xuất các biện pháp thực hiện nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế đó để tổ chức có hiệu quả các hoạt động bồi dƣỡng, đạt mục tiêu đề ra.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đƣợc đề xuất để tổ chức thực hiện các hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT phải đảm bảo tính khả thi. Để các biện pháp mang tính khả thi thì các biện pháp đề xuất cần:

Phù hợp với nhu cầu thực tiễn, đó là nhu cầu bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn của đội ngũ cán bộ Đoàn trƣờng THPT; yêu cầu của công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong tình hình mới; trình độ của đoàn viên, học sinh ngày càng cao, đòi hỏi ngƣời cán bộ Đoàn trƣờng phải có trình độ mới, phải linh hoạt, nhạy bén trong việc tổ chức các hoạt động Đoàn nhằm đáp ứng nhu cầu của đoàn viên, học sinh; đáp ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

yêu cầu của xã hội đối với chất lƣợng hoạt động của tổ chức Đoàn, đặc biệt là tổ chức Đoàn trƣờng THPT.

Phù hợp với điều kiện thực tiễn của tổ chức Đoàn trong trƣờng THPT, của địa phƣơng, của đội ngũ báo cáo viên và đáp ứng đƣợc mục tiêu của hoạt động bồi dƣỡng.

Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT phải có cơ sở lý luận và thực tiễn rõ ràng, đƣợc xác định trên những luận cứ khoa học, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp với chiến lƣợc phát triển công tác cán bộ Đoàn cơ sở của tổ chức Đoàn trong nhiệm kỳ.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, tính toàn diện

Biện pháp phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT phải đảm bảo tính toàn diện và hiệu quả tức là nó có thể ứng dụng rộng rãi, vừa có khả năng tạo ra tính hiệu quả trong quá trình rèn luyện phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn trong nhà trƣờng vừa có thể ứng dụng trong phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục nói chung cho học sinh. Tính hiệu quả thể hiện ở chỗ nếu áp dụng các biện pháp này thì yêu cầu cần đạt đƣợc thông qua quá trình rèn luyện sẽ đƣợc thực hiện chặt chẽ, khoa học. Tính hiệu quả phải đƣợc thể hiện ở nhiều mặt:

- Hiệu quả về nhận thức: Các biện pháp phải đảm bảo cho việc lĩnh hội các tri thức, kỹ năng một cách đầy đủ với chất lƣợng cao và vững chắc hơn so với hiện tại. Tri thức và kỹ năng đã lĩnh hội đƣợc trở nên có hệ thống, bền vững và có khả năng thực hành và ứng dụng mang lại kết quả cao trong thực tiễn;

- Hiệu quả về mặt giáo dục: Nâng cao ý thức cán bộ Đoàn trong việc tìm tòi, sáng tạo trong quá trình thiết kế, tổ chức hoạt động Đoàn cho học sinh và giáo viên trẻ trong nhà trƣờng, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp ngƣời giáo viên cấp THPT, chuẩn trình độ cán bộ Đoàn trƣờng học, đáp ứng đƣợc đổi mới của giáo dục THPT sau 2015.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hiệu quả về mặt kinh tế: Tiết kiệm đƣợc thời gian và công sức, đảm bảo đƣợc chất lƣợng đề ra trong bồi dƣỡng phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT.

Biện pháp phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT phải tạo ra hiệu quả toàn diện, thiết thực để nâng cao năng lực giáo dục nói chung, năng lực tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn nói riêng.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên lý tính hệ thống là một nguyên lý cơ bản trong lý luận và phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nó xem xét mọi sự vật và hiện tƣợng trên thế giới vật chất và tinh thần tồn tại, vận động và phát triển trong một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn.

Quán triệt nguyên lý hệ thống trong xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT sẽ đƣợc tiến hành trong một chỉnh thể, bao gồm các biện pháp có mối quan hệ thống nhất với nhau. Mỗi biện pháp đứng trƣớc là điều kiện, tiền đề cho sự thực hiện chức năng của biện pháp đứng sau. Đồng thời các biện pháp đứng sau là sự kế tục, hoàn thiện các chức năng để phát triển cao hơn. Nếu thiếu một trong các biện pháp hoặc một biện pháp không thực hiện đầy đủ các chức năng của mình thì việc thực hành trong cấu trúc phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT với các biện pháp còn lại cũng không phát huy hết tác dụng.

Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc xây dựng biện phát phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT.

3.2. Các biện pháp đề xuất

3.2.1. Bồi dưỡng kiến thức về công tác Đoàn ở trường THPT và kiến thức về kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trường THPT

3.2.1.1. Mục tiêu

Kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn của cán bộ Đoàn trƣờng THPT chỉ có thể đƣợc hình thành và phát triển một cách tích cực, sáng tạo khi cán bộ Đoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trƣờng THPT có những hiểu biết đầy đủ về hoạt động Đoàn ở trƣờng THPT và về kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho học sinh trƣờng THPT. Bồi dƣỡng kiến thức giúp cán bộ Đoàn trƣờng THPT nhận thức đúng đắn, đầy đủ cơ sở lý luận về hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT và kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT, đặc biệt là nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động Đoàn và vai trò của kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn trong thực hiện chƣơng trình giáo dục để phát triển nhân cách cho học sinh, tạo cơ sở khoa học cho việc phát triển kĩ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Công tác bồi dƣỡng phát triển kiến thức cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT tập trung vào nâng cao nhận thức về công tác Đoàn ở trƣờng THPT và kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT, gồm:

(1). Kiến thức về công tác Đoàn ở trƣờng THPT:

+ Một số khái niệm cơ bản về cán bộ Đoàn trƣờng THPT.

+ Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn trƣờng học trong thời kỳ mới.

+ Nguyên tắc, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở trƣờng THPT trong tình hình mới;

+ Vai trò của cán bộ Đoàn trong tổ chức hoạt động Đoàn cho học sinh ở trƣờng THPT.

(2). Kiến thức về kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trường Trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)