8. Cấu trúc luận văn
1.6. Kết luận chƣơng 1
Để tổ chức tốt hoạt động Đoàn, ngƣời cán bộ Đoàn nói chung và cán bộ Đoàn trƣờng THPT nói riêng cần nắm chắc nghiệp vụ công tác Đoàn, nắm vững các kiến thức về lý luận chính trị, về văn hóa, xã hội,... đồng thời phải có kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn.
Kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn là một lĩnh vực đặc trƣng cơ bản của nhân cách ngƣời cán bộ Đoàn; là một kỹ năng cơ bản trong hệ thống kỹ năng công tác thanh niên; đây là một kỹ năng tổng hợp của nhiều kỹ năng gồm kỹ năng thiết kế, kỹ năng tổ chức, điều hành, kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
Cán bộ Đoàn trƣờng THPT phần lớn đều là giáo viên giảng dạy các môn, đƣợc đào tạo từ các trƣờng sƣ phạm, một số đã có kỹ năng, phƣơng pháp công tác Đoàn; tuy nhiên một số cán bộ Đoàn chƣa nắm vững kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn. Thực tế cho thấy, nhiều cán bộ Đoàn mất uy tín do yếu, thiếu về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn. Ngƣợc lại, nhiều cán bộ Đoàn đƣợc đánh giá cao, có uy tín và đƣợc lãnh đạo tin tƣởng do nói đƣợc, viết đƣợc và tổ chức hoạt động giỏi.
Do đó, cần có các hình thức bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho đội ngũ cán bộ Đoàn trƣờng THPT để nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết, tổ chức tốt các hoạt động Đoàn. Qua đó, góp phần giáo dục, hình thành nhân cách cho đoàn viên, học sinh.
Với vai trò là ngƣời đứng đầu tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở tỉnh, ngƣời bí thƣ tỉnh Đoàn cần sử dụng có hiệu quả các phƣơng pháp quản lý để quản lý tốt hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn nói chung và cán bộ Đoàn trƣờng THPT nói riêng. Công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT chịu nhiều tác động, bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài. Nắm đƣợc những đặc trƣng công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT để vận dụng triệt để trong công tác quản lý hoạt động này sẽ mang lại chất lƣợng và hiệu quả đối với hoạt động Đoàn trong trƣờng THPT.
Những nghiên cứu ở chƣơng 1 là tiền đề để tác giả giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của chƣơng 2 và chƣơng 3 của đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐOÀN CHO CÁN BỘ ĐOÀN TRƢỜNG THPT
TỈNH TUYÊN QUANG 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Đánh giá thực trạng hoạt động bồi dƣỡng và thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang và nguyên nhân cơ bản của thực trạng.
2.1.2. Nội dung, khách thể và phạm vi khảo sát
Tổng số phiếu khảo sát: 138, trong đó
- Lãnh đạo tỉnh Đoàn: 04 đồng chí là bí thƣ, phó bí thƣ tỉnh Đoàn, trƣởng ban thanh thiếu nhi - trƣờng học tỉnh Đoàn.
- Lãnh đạo các huyện, thành Đoàn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang: 14 đồng chí là bí thƣ, phó bí thƣ 07 huyện, thành Đoàn.
- Cán bộ quản lý các trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang: 60 đồng chí là hiệu trƣởng và hiệu phó phụ trách mảng công tác Đoàn trong nhà trƣờng của 30 trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh.
- Cán bộ Đoàn trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang: 60 đồng chí là bí thƣ, phó bí thƣ 30 Đoàn trƣờng THPT.
2.1.3. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu
Sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi; phƣơng pháp quan sát; phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm; phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sƣ phạm; phƣơng pháp toán học trong nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ Đoàn trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang Bảng 2.1. Thống kê tình hình đội ngũ cán bộ Đoàn trƣờng THPT Bảng 2.1. Thống kê tình hình đội ngũ cán bộ Đoàn trƣờng THPT
tỉnh Tuyên Quang
Số lƣợng Giới tính Cơ cấu độ tuổi
Nam Nữ <30 tuổi 30 - 35 tuổi >35 tuổi
60 21 (35%) 39 (65%) 19 (31,7%) 38 (63,3%) 03 (5%)
(Số liệu do Ban Tổ chức - Kiểm tra tỉnh Đoàn Tuyên Quang cung cấp, tháng 2/2015)
Bảng 2.2. Thống kê trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ Đoàn trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang
Số lƣợng Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận chính trị
Cao đẳng Đại học Sau Đại học Sơ cấp Trung cấp Cao cấp
60 0 50 83,3% 10 16,7% 9 15% 50 83,3% 1 1,7%
Bảng 2.3. Thống kê tình hình cán bộ Đoàn trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang đã tham gia các khóa bồi dƣỡng về nghiệp vụ Đoàn trƣờng học
Số lƣợng
Đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ Đoàn trƣờng học
Không đƣợc bồi
dƣỡng
Tập huấn chuyên đề
Tham gia hội thảo, hội nghị
Tham gia hội thi
Tham gia sinh hoạt chuyên môn
(câu lạc bộ...) 60 60 100% 45 75% 60 100% 60 100% 0
2.3. Thực trạng nhận thức về quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT
2.3.1. Nhận thức về khái niệm
Nhận thức đúng đắn của lãnh đạo tỉnh Đoàn, lãnh đạo các huyện, thành Đoàn, cán bộ quản lý các trƣờng THPT, cán bộ Đoàn trƣờng THPT về khái niệm: Cán bộ Đoàn trƣờng THPT, bồi dƣỡng, quản lý hoạt động bồi dƣỡng, kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn, biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tổ chức hoạt động Đoàn là cơ sở quan trọng để xây dựng, tổ chức, quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT. Với câu hỏi 1 (phụ lục 1, phụ lục 2, phụ lục 3), tác giả nêu ra 5 khái niệm cơ bản:
- Cán bộ Đoàn trƣờng THPT (gồm bí thƣ, phó bí thƣ Đoàn trƣờng) là cán bộ của Đảng, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoạt động trong môi trƣờng trƣờng học với đối tƣợng là đoàn viên, thanh niên là học sinh và cán bộ, giáo viên trẻ. Là ngƣời tiêu biểu về phẩm chất đạo đức và năng lực công tác, đƣợc đoàn viên tín nhiệm lựa chọn và bầu cử qua Đại hội Đoàn. Là ngƣời đại diện cho tập thể đoàn viên, học sinh, biết đoàn kết tập hợp và giáo dục thanh niên; biết tổ chức phong trào hành động cách mạng và xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn thanh niên trong trƣờng học vững mạnh.
- Bồi dƣỡng là quá trình bổ sung kiến thức, kỹ năng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực chuyên môn nào đó, giúp con ngƣời mở mang hoặc nâng cấp hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả của công việc đang làm.
- Quản lý hoạt động bồi dƣỡng là quá trình quản lý hoạt động truyền thụ tri thức của đội ngũ giáo viên và quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của ngƣời học; quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ hoạt động bồi dƣỡng của ngƣời quản lý.
- Kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn là khả năng tổ chức thực hiện hoạt động Đoàn của ngƣời cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt đƣợc mục đích hoạt động Đoàn trong nhà trƣờng phổ thông.
- Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn là tổng thể các cách thức, con đƣờng, phƣơng tiện... của tổ chức Đoàn cấp trên tác động đến cá nhân cán bộ Đoàn và tổ chức Đoàn cấp dƣới giúp cán bộ Đoàn phát triển kỹ năng tổ chức và quản lý các hoạt động Đoàn, góp phần nâng cao chất lƣợng các hoạt động Đoàn, Hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua khảo sát ý kiến đánh giá của lãnh đạo tỉnh Đoàn, lãnh đạo các huyện, thành Đoàn, cán bộ quản lý các trƣờng THPT, cán bộ Đoàn trƣờng THPT qua 3 mức độ: đồng ý, phân vân, không đồng ý, kết quả thể hiện ở bảng 2.4 sau: Bảng 2.4. Nhận thức về các khái niệm STT Khái niệm Ý kiến đánh giá (%) Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1 Cán bộ Đoàn trƣờng THPT 98,6 1,4 0 2 Bồi dƣỡng 100 0 0
3 Quản lý hoạt động bồi dƣỡng 100 0 0 4 Kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn 97,8 2,2 0 5 Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng
kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn 93,5 6,5 0 Kết quả khảo sát cho thấy: Không có ý kiến nào không đồng ý với 5 khái niệm mà tác giả đƣa ra. Phần lớn ý kiến đƣợc hỏi đồng ý với các khái niệm này. Cụ thể có 100% ý kiến đồng ý với khái niệm bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng; có 98,6% ý kiến khảo sát nhận thức đúng khái niệm Cán bộ Đoàn trường THPT; có 97,8% ý kiến khảo sát nhận thức đúng khái niệm Kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn; có 93,5% ý kiến khảo sát nhận thức đúng khái niệm
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn. Tỷ lệ rất ít ý kiến khảo sát chƣa nhận thức đúng về các khái niệm trên (đạt dƣới 6,5%). Điều này cho thấy đa số lãnh đạo tỉnh Đoàn, lãnh đạo các huyện, thành Đoàn, cán bộ quản lý các trƣờng THPT, cán bộ Đoàn trƣờng THPT đã nhận thức đúng về các khái niệm cơ bản nêu trên.
2.3.2. Nhận thức về nội dung tổ chức hoạt động Đoàn ở trường THPT
Tác giả sử dụng câu hỏi số 2 (phụ lục 1, phụ lục 2, phụ lục 3) để tìm hiểu nhận thức của lãnh đạo tỉnh Đoàn, lãnh đạo các huyện, thành Đoàn, cán bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quản lý các trƣờng THPT, cán bộ Đoàn trƣờng THPT về nội dung tổ chức hoạt động Đoàn cho học sinh ở trƣờng THPT. Kết quả nhƣ sau:
Bảng 2.5. Nhận thức về nội dung tổ chức hoạt động Đoàn ở trƣờng THPT
TT Nội dung tổ chức hoạt động Đoàn ở trƣờng THPT
Ý kiến (%)
Đồng ý Phân vân Không đồng ý
1
Triển khai và phối hợp thực hiện tốt chƣơng trình giáo dục của cấp học, của nhà trƣờng THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông qua tổ chức hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ học của nhà trƣờng. Tổ chức Đoàn trong trƣờng học hoạt động dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng nhà trƣờng do đó các nội dung hoạt động của Đoàn trƣờng THPT hƣớng đến thực hiện mục tiêu “Dạy tốt và học tốt”.
100 0 0
2
Triển khai thực hiện tốt chƣơng trình Công tác Đoàn và phong trào thanh niên trƣờng học do tỉnh Đoàn, thành/huyện Đoàn phát động; tạo môi trƣờng để đoàn viên, học sinh đƣợc rèn luyện thể chất, giáo dục truyền thống, khơi dậy tinh thần “đâu cần thành niên có, việc gì khó có thanh niên”, kích thích tính tích cực chính trị - xã hội của đoàn viên, học sinh trong việc tham gia giải quyết các nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội của nhà trƣờng, của địa phƣơng.
96,4 3,6 0
3
Phát hiện những nhân tố mới, tích cực trong đoàn viên, học sinh để đào tạo, bồi dƣỡng, rèn luyện làm lực lƣợng nòng cốt trong các hoạt động Đoàn; xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng tại nhà trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phân tích bảng 2.5.
Nghiên cứu về các nội dung hoạt động Đoàn ở trƣờng THPT, chúng tôi xác định hoạt động Đoàn tại Trƣờng THPT có 03 nội dung chủ yếu là Triển khai và phối hợp thực hiện tốt chương trình giáo dục của cấp học, của nhà trường THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Triển khai thực hiện tốt chương trình Công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học do tỉnh Đoàn, thành/huyện Đoàn phát động; Phát hiện những nhân tố mới, tích cực trong đoàn viên, học sinh để đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện làm lực lượng nòng cốt trong các hoạt động Đoàn; xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng tại nhà trường. Số liệu khảo sát cho thấy 96,4% đến 100% ý kiến đƣợc hỏi đồng ý với 03 nội dung trên; Chỉ có 3,6% ý kiến phân vân về nội dung thứ 2.
Việc nắm vững nội dung hoạt động Đoàn ở trƣờng THPT sẽ giúp cán bộ Đoàn trƣờng THPT xây dựng và tổ chức, quản lý các hoạt động Đoàn đạt hiệu quả, đảm bảo các yêu cầu, nội dung đặt ra.
2.3.3. Nhận thức về vai trò của cán bộ Đoàn trong tổ chức hoạt động Đoàn cho học sinh ở trường THPT cho học sinh ở trường THPT
Ngƣời cán bộ Đoàn có vai trò quyết định chất lƣợng hoạt động Đoàn tại các trƣờng THPT. Trong tổ chức và quản lý các hoạt động Đoàn tại trƣờng THPT, ngƣời cán bộ Đoàn không chỉ là ngƣời chủ động lập kế hoạch hoạt động, triển khai hoạt động, tổ chức thực hiện mà còn giữ vai trò là ngƣời tạo điều kiện cho đoàn viên, ngƣời phát hiện và bồi dƣỡng hạt nhân đoàn viên ƣu tú; ngƣời thúc đẩy các hoạt động để giúp cá nhân đoàn viên và các tập thể chi đoàn thực hiện tốt nhất các chƣơng trình công tác Đoàn của từng giai đoạn.
Nhằm đánh giá vai trò của cán bộ Đoàn trong tổ chức hoạt động Đoàn cho học sinh ở trƣờng THPT tác giả đã sử dụng câu hỏi: Đ/c hãy đánh giá vai trò của ngƣời cán bộ Đoàn trong tổ chức hoạt động Đoàn cho học sinh ở trƣờng THPT? (phụ lục 1, phụ lục 2, phụ lục 3) để hỏi các khách thể khảo sát là lãnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đạo tỉnh Đoàn, lãnh đạo các huyện, thành Đoàn, cán bộ quản lý trƣờng THPT, cán bộ Đoàn trƣờng THPT. Kết quả thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.6. Nhận thức về vai trò của cán bộ Đoàn trong tổ chức hoạt động Đoàn cho học sinh ở trƣờng THPT
TT
Vai trò của ngƣời cán bộ Đoàn trong tổ chức hoạt động Đoàn cho học sinh ở
trƣờng THPT Ý kiến đánh giá (%) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 1 Là ngƣời đứng đầu, là “thủ lĩnh” trong tổ
chức hoạt động Đoàn cho học sinh. 100 0 0
2
Là ngƣời thay mặt Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để truyền cảm, thuyết phục, giáo dục đoàn viên, học sinh ở trƣờng THPT hành động theo chƣơng trình do Đoàn đề xƣớng. Từ đó, phát triển lực lƣợng nòng cốt của Đoàn trong trƣờng THPT.
93,5 6,5 0
3
Là ngƣời vừa chịu trách nhiệm trƣớc cấp ủy và Đoàn cấp trên, vừa chịu trách nhiệm trƣớc tập thể cơ sở Đoàn.
100 0 0
4
Là ngƣời chủ động, sáng tạo, đề ra những kế hoạch, biện pháp công tác của Đoàn và tổ chức thực hiện thắng lợi những nội dung đó.
100 0 0
5 Là trung tâm đoàn kết trong BCH Đoàn
trƣờng và tập thể học sinh. 97,1 2,9 0
6 Là ngƣời giải quyết các mối quan hệ công tác
của Đoàn trƣờng (đối nội, đối ngoại). 90,6 9,4 0
Phân tích nội dung bảng 2.6: 100% ý kiến đánh giá cán bộ Đoàn có vai trò “rất quan trọng” - là người đứng đầu, là “thủ lĩnh” trong tổ chức hoạt động Đoàn cho học sinh; Là người vừa chịu trách nhiệm trước cấp ủy và Đoàn cấp trên, vừa chịu trách nhiệm trước tập thể cơ sở Đoàn; Là người chủ động, sáng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tạo, đề ra những kế hoạch, biện pháp công tác của Đoàn và tổ chức thực hiện thắng lợi những nội dung đó. Đa số các ý kiến đều đánh giá vai trò “rất quan trọng” của cán bộ Đoàn theo các tiêu chí mà tác giả đƣa ra; không có ý kiến nào phủ nhận vai trò quan trọng của cán bộ Đoàn trong tổ chức hoạt động Đoàn cho học sinh ở trƣờng THPT.
2.3.4. Đánh giá về mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt