Công tác tiêm phòng

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn con tại huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 37)

Tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn vật nuôi là tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Việc tiêm phòng vacxin với phương châm: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng lịch để mang lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy các ban ngành, lãnh đạo huyện, xã vẫn luôn khuyến kích người dân trong huyện thực hiện nghiêm túc việc tiêm phòng vacxin cho đàn vật nuôi. Trong thời gian thực tập em đã tham gia vào công tác tiêm phòng dùng vacxin tiêm cho cả gia súc, gia cầm khỏe mạnh không có biểu hiện mắc bệnh. Với những con mắc bệnh đang điều trị bệnh thì tiêm bổ sung sau khi gia súc, gia cầm khỏi bệnh. Em được trực tiếp hỗ trợ cán bộ thú y tiến hành tiêm một số loại vacxin như: vacxin tụ huyết trùng cho trâu bò, tụ dấu ở lợn, vacxin cúm trên đàn gia cầm. Liều lượng theo hướng dẫn cho từng loại vacxin.

Ngoài ra, các hộ gia đình cần xác định rõ được tầm quan trọng của vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy trình phòng bệnh cho vật nuôi như: vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, chuồng trại, thức ăn, nước và khơi thông cống rãnh, tránh nước ứ đọng trong chuồng

nuôi, phát quang bụi rậm xung quanh chuồng trại. Phun thuốc sát trùng theo định kỳ bằng thuốc foocmon 1%, cọ chuồng và quét vôi, khử trùng những chuồng xuất lợn, tiêu diệt các loại côn trùng ruồi muỗi, các loài gặm nhấm trung gian gây bệnh. Khi làm tốt khâu này tỉ lệ mắc bệnh của vật nuôi giảm, từ đó giảm được chi phí trong chăn nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn con tại huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)