Kết quả thực hiện chuyên đề

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn con tại huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 41)

3.2.1. Kết quđiu tra tình hình ln con mc bnh phân trng ti xã Đại An - huyn Văn Quan - tnh Lng Sơn

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Đại an chúng tôi đã tiến hành điều tra và theo dõi lợn con ở các lứa tuổi khác nhau từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi về tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con, tổng số điều tra 170 lợn được tại 4 thôn của xã được thể hiện ở bảng 3.1:

Bảng 3.1. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng tại các điểm nghiên cứu Địa điểm (thôn) Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Bình Đãng A 37 18 48,64 Bình Đãng B 42 17 40,47 Pác Lùng 47 19 40,42 Khuân Lầu 44 15 34,09 Tính chung 170 69 40,58

Qua bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con ở các hộ trông thôn ở mức khá cao. Thôn Bình Đãng A trong số 37 lợn điều tra thì có 18 lợn mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 48,64%). Thôn Bình Đãng B trong 42 lợn con được điều tra thì có 17 lợn bị mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 40,47%). Thôn Pác Lùng trong 47 lợn con điều tra thì có 19 lợn mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 40,42%). Thôn Khuân Lầu 44 lợn điều tra thì có 15 lợn mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 34,09%). Tính trung bình trong 170 lợn điều tra tại 4 thôn có 69 lợn mắc bệnh chiếm 40,58% Như vậy tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con tại các hộ trong các thôn có sự chênh lệch thôn Bình Đãng A là cao nhất chiếm 48,64%, thôn Khuân Lầu

thấp nhất chiếm 34,09%. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do trình độ, phương thức nuôi dưỡng, khả năng chăm sóc từng gia đình là khác nhau. Tỷ lệ lợn mắc bệnh còn cao do các chủ hộ chưa tập ăn sớm cho lợn con, chuồng trại còn bẩn, mất vệ sinh, chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng chưa hợp lý và yếu tố thời tiết bất lợi hay mưa nắng thất thường.

Ở Thôn Khân lầu các hộ có kinh nghiệm nuôi lợn nái lâu năm nên việc chăm sóc nuôi dưỡng cả lợn mẹ và lợn con tốt hơn các thôn khác. Các hộ gia đình này thường chú ý nhiều hơn tới công tác vệ sinh phòng bệnh, đặc biệt là vệ sinh chuồng trại, vệ sinh dinh dưỡng nên đã hạn chế một phần sự phát triển của mầm bệnh. Các thôn khác do một số hộ mới nuôi lợn nái chưa lâu nên còn thiếu kinh nghiệm trong chăm sóc quản lý. Đặc biệt, do đang vào mùa vụ thu hoạch lúa đông xuân và làm thêm vụ lúa xuân hè nên thời gian chăm sóc cho đàn lợn cũng bị hạn chế. Ngoài ra, do yếu tố thời tiết không thuận lợi của tháng 6, tháng 7 âm lịch với thời tiết đặc trưng là đang nắng lại mưa to nên cũng làm tăng khả năng phát triển của mầm bệnh.

3.2.2. Tình hình ln con mc bnh phân trng theo tui ca các h trong thôn thuc xã Đại An - huyn Văn Quan - tnh lng Sơn thôn thuc xã Đại An - huyn Văn Quan - tnh lng Sơn

Trong tổng số lợn được điều tra, lợn con từ giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi đều có khả năng mắc bệnh phân trắng, tỷ lệ mắc bệnh theo các giai đoạn có sự chênh lệch và được thể hiện cụ thể qua bảng 3.2:

Bảng 3.2. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tuổi tại các điểm nghiên cứu

Tuổi lợn (ngày tuổi) Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) SS - 7 45 26 57,77 8 - 14 51 20 39,21 15 - 21 53 17 32,07 ≥ 21 21 6 28,57 Tính chung 170 69 40,58

Qua bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng tại các hộ là khá cao. Giai đoạn từ SS đến 7 ngày tuổi trong 45 lợn điều tra thì có 26 lợn

mắc bệnh ở chiếm tỷ lệ 57,77%. Giai đoạn 8 đến 14 ngày tuổi trong 51 lợn điều tra có 20 lợn mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn giai đoạn trước chiếm tỷ lệ 39,21%. Giai đoạn 15 đến 21 ngày tuổi trong 53 lợn điều tra thì có 17 lợn mắc bệnh chiếm tỷ lệ 32,07%. Giai đoạn trên 21 ngày tuổi tỷ lệ mắc là thấp nhất, trong 21 lợn được diều tra chỉ có 6 lợn bị bệnh chiếm tỷ lệ 28,57%. Tính chung tất cả lợn ở các giai đoạn lứa tuổi được điều tra là 170 lợn thì có 69 lợn mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh này tương đối cao là 40,58%.

Như vậy tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở giai đoạn từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi cao nhất là 57,77%, sở dĩ như vậy là do đây là thời kỳ khủng hoảng đầu tiên của lợn con, sự thay đổi hoàn toàn về môi trường sống, từ môi trường thuận lợi trong cơ thể mẹ chuyển sang điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Ngoài ra, sau khi đẻ lợn con không được bú sữa đầu đầy đủ lượng kháng thể thu nhận được ít dẫn tới khả năng miễn dịch kém nên rất dễ bị mắc bệnh. Điều kiện vệ sinh kém, công tác hộ lý sau đẻ không tốt, bầu vú lợn mẹ không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn con ngay từ những giờ đầu cũng là nguyên nhân làm cho lợn con mắc bệnh phân trắng, trong quá trình đẻ phải can thiệp bằng tay làm cho lợn nái bị viêm nhiễm tử cung dẫn tới lượng sữa kém chất lượng, khi đó lợn con cũng dễ mắc bệnh.

Giai đoạn từ 8 đến 14 ngày tuổi tỷ lệ mắc thấp hơn nhưng vẫn khá cao là 39,21%. Đây là giai đoạn lợn con tập ăn, lợn con được tiếp xúc với thức ăn trong khi bộ máy tiêu hóa chưa được hoàn chỉnh, trong cơ thể lợn con chưa hình thành được axit HCl trong dạ dày nên chưa có khả năng tiêu hóa thức ăn hoàn toàn dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, lợn con mới tập ăn rất hay liếm láp nên dễ bị mắc khuẩn từ môi trường xung quanh. Do vậy tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở giai đoạn này còn cao.

Lợn con mắc bệnh phân trắng nhiều nhất ở giai đoạn sơ sinh đến 14 ngày tuổi, điều này gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho bà con chăn nuôi làm cho chi phí thuốc phòng và đặc trị bệnh cao, làm giảm tỷ lệ nuôi sống, tăng tỷ lệ còi cọc, ảnh hưởng xấu đến số lượng và chất lượng con giống, hiệu quả kinh tế không cao. Do vậy, để đem lại hiệu quả kinh tế cao, người chăn nuôi phải chú trọng thực hiện đồng bộ các khâu như cải tạo chuồng nuôi, ổ

úm, chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh thú y, phòng bệnh nghiêm ngặt… đặc biệt những ngày thời tiết thay đổi nhanh, chú ý theo dõi phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Giai đoạn từ 15 đến 21 ngày tuổi có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn các giai đoạn trên. Trong giai đoạn này lợn con sinh trưởng phát dục nhanh, nhu cầu dinh dưỡng cao trong khi đó sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm cả về chất lượng và số lượng, kèm theo hàm lượng kháng thể truyền cho lợn con cũng giảm. Nhưng bù lại chức năng bộ máy tiêu hóa của lợn con dần được hoàn thiện, lợn con có khả năng sử dụng được thức ăn hỗn hợp. Mặt khác cơ năng điều tiết thân nhiệt cũng hoàn chỉnh, có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Điều này đã làm giảm khả năng mắc bệnh trong giai đoạn này.

Giai đoạn trên 21 ngày tuổi lợn con có tỷ lệ mắc bệnh là thấp nhất. Lợn càng lớn thì tỉ lệ mắc bệnh càng giảm, tỉ lệ mắc bệnh rất ít vì trong dạ dày lợn lượng axit HCl ngày càng tăng tiêu hóa của lợn con tốt hơn, sức đề kháng cũng cao hơn. Lợn thích nghi dần với môi trường và được bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ để đáp ứng sự sinh trưởng và phát triển.

3.2.3. T l ln con chết do bnh phân trng theo la tui ti các đim nghiên cu nghiên cu

Sau khi phát hiện lợn có những triệu chứng của bệnh chúng tôi đã tiến hành cách ly chúng ra khỏi đàn và tiến hành điều trị cho số lợn mắc bệnh tại các điểm nghiên cứu. Trong và sau quá trình điều trị thì số lợn chết tại các điểm nghiên của xã cứu được thể hiện qua bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3. Tỷ lệ lợn con chết do mắc bệnh phân trắng theo độ tuổi Tuổi lợn (ngày tuổi) Số lợn bệnh (con) Số lợn chết (con) Tỷ lệ (%) SS - 7 26 2 7,69 8 - 14 20 1 5,00 15 - 21 17 0 0 ≥ 21 6 0 0 Tính chung 69 3 4.34

Qua bảng 3.3 cho thấy, tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo độ tuổi thấp và có sự chênh lệch. Giai đoạn SS đến 7 ngày tuổi trong 26

lợn mắc bệnh và sau quá trình điều trị thì có 2 lợn chết chiếm tỷ lệ 7,69%. Giai đoạn 8 đến 14 ngày tuổi trong 20 lợn bệnh và được điều trị thì có 1 lợn chết, chiếm tỷ lệ 5%. Giai đoạn 15 đến 21 ngày tuổi và trên 21 ngày tuổi trở lên số lợn bệnh là 23 lợn, sau quá trình điều trị thì khỏi hoàn toàn, không có lợn chết do vậy tỷ lệ chết giai đoạn này là 0%. Tính chung trong tổng số 69 lợn mắc bệnh sau khi được điều trị một cách tích cực thì chỉ có 3 lợn chết, chiếm tỷ lệ 4,34%.

Như vậy, tỷ lệ lợn chết ở các giai đoạn đầu cao hơn, lợn càng nhỏ tuổi tỷ lệ chết càng cao còn lợn giai đoạn lớn hơn thì tỷ lệ chết giảm. Đó là do sức đề kháng của lợn giai đoạn đầu còn yếu, cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh về hệ tiêu hóa và miễn dịch, thời tiết tiểu khí hậu chuồng nuôi chưa thật sự phù hợp với cơ thể lợn con… tất cả các yếu tố đó làm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết ở lợn con giai đoạn đầu tăng lên. Ở giai đoạn về sau lợn có đã thích nghi dần với môi trường sống, cơ thể phát triển ngày một hoàn chỉnh có sức đề kháng và thể trạng tốt hơn nên tỷ lệ chết giảm rõ rệt.

Ngoài ra, sau khi phát hiện lợn có biểu hiện mắc bệnh thì các hộ đã nhanh chóng thực hiện việc cách ly lợn bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị lợn bệnh được chăm sóc cẩn thận, điều trị theo đúng phương pháp, đúng cách, đúng loại thuốc nên đã tăng tỷ lệ khỏi bệnh và giảm tỷ lệ lợn chết do bệnh phân trắng. Đồng thời tiến hành các biệp pháp vệ sinh phòng bệnh một cách tích cực nên đã hạn chế khả năng lây lan của bệnh và giảm tỷ lệ mắc bệnh của đàn. Trong quá trình chăn nuôi bà con luôn học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm chăn nuôi, các biện pháp phòng chống dịch bệnh và việc điều trị nên đã hạn chết được tỷ lệ lợn mắc các bệnh thông thường và thực hiện điều trị có hiệu quả.

3.3. Một số biện pháp kỹ thuật trong phòng bệnh phân trắng ở lợn con và kết quả sử dụng một số loại thuốc trong điều trị bệnh phân trắng tại và kết quả sử dụng một số loại thuốc trong điều trị bệnh phân trắng tại xã Đại An

3.3.1. Mt s bin pháp phòng bnh phân trng ln con ti xã Đại An - huyn Văn Quan - tnh Lng Sơn huyn Văn Quan - tnh Lng Sơn

Qua việc điều tra, theo dõi một số đàn lợn về thực hiện các biện pháp để phòng bệnh phân trắng cho đàn lợn con từ giai đoạn lợn nái mang thai trước đẻ 2 tuần đến khi lợn con được 60 ngày tuổi. Nếu các hộ gia đình thực hiện tốt được tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trong phòng bệnh phân trắng thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh được giảm xuống đáng kể, thể trạng lợn tốt, lợn con có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn các giai đình không thực hiện hay chỉ thực hiện một số biện pháp kỹ thuật. Trong 15 giai đình được điều tra, 9 gia đình thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh giảm xuống chỉ còn dưới mức 20% tổng đàn, con 6 gia đình chỉ thực hiện một số biện pháp trong phòng bệnh thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh luôn trên 50% đàn.

Dưới đây là một số biện pháp sử dụng trong phòng bệnh phân trắng lợn con được các hộ gia đình các thôn trong xã áp dụng mang lại hiệu quả. Để có hiệu quả tốt nhất cần thực hiện đồng thời các biện pháp ngay từ giai đoạn lợn nái đang mang thai đến khi lợn con 60 ngày tuổi để tạo môi trường tốt nhất cho lợn con phát triển. Cụ thể:

- Khử trùng tiêu độc bằng hóa chất trên bề mặt chuồng nuôi, sân chơi cho lợn.

- Tiêm vacxin phòng bệnh phân trắng cho lợn mẹ trước đẻ 1 đến 2 tuần và lợn con sau đẻ vào ngày tuổi thứ 14.

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin khác cho lợn mẹ và lợn con như: vacxin lở mồm long móng, vacxin dịch tả…

- Chuẩn bị ổ úm cho lợn con sau khi đẻ đảm bảo nhiệt độ 320

C đến 340C trong 2 đến 3 ngày, sau đó giảm xuống 250C đến 280C đến cai sữa.

- Cho lợn con bú sữa đầu sau đẻ càng sớm càng tốt. Tập cho lợn con ăn sớm với thức ăn có chất lượng cao.

- Thực hiện tiêm sắt đầy đủ cho lợn con vào ngày tuổi thứ 3 và ngày tuổi thứ 10 sau sinh.

- Tập cho lợn con ăn sớm với thức ăn có chất lượng cao.

- Phòng bệnh bằng vệ sinh dinh dưỡng, chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con tốt cả về số lượng và chất lượng thức ăn.

- Giữ chuồng trại luôn khô ráo sạch sẽ.

- Thực hiện tốt 3 khâu: chống lạnh, chống bẩn và chống ẩm cho lợn con. - Phân rác phải được ủ theo phương pháp sinh học tránh việc phát tán mầm bệnh và việc ô nhiễm môi trường.

Khi thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật trong phòng bệnh phân trắng thì lợn con có điều kiện tốt để sinh trưởng phát triển, hạn chế khả năng mắc bệnh và lây lan của nó trong đàn lợn. Ngoài ra, còn hạn chế được nhiều dịch bệnh khác có thể xảy ra trên đàn lợn, từ đó giảm tỷ lệ lợn mắc bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm chi phí thuốc điều trị nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cho bà con.

3.3.2. Kết quđiu tr bnh phân trng ln con

Trong quá trình điều tra sau khi phát hiện lợn con có dấu hiệu bị mắc bệnh phân trắng, chúng tôi đã thực hiện việc cách ly lợn bệnh và tiến hành điều trị bằng một số loại thuốc chuyên dùng. Kết quả sử dụng một số loại thuốc trong điều trị bệnh phân trắng lợn con được thể hiện qua bảng 3.4 như sau:

Qua bảng 3.4 cho thấy, việc sử dụng Baytrill 0,5%, Colexin Pump, Colin 1200 và kèm theo thuốc bổ trợ Vitamin C 5%, Bcomplex trong điều trị bệnh phân trắng lợn con đều cho hiệu quả cao. Cách thức sử dụng đơn giản bằng việc cho uống và tiêm nên thuận tiện trong điều trị bệnh. Việc xác định lượng thuốc dùng điều trị cho mỗi lợn dựa vào cân nặng của từng con với liều lượng được ghi cụ thể trên bao bì thuốc. Sau khi xác định được lượng thuốc, thuốc được pha nước cho uống trực tiếp. Do lợn bệnh việc ăn uống kém và để thuận tiện việc điều trị, đồng thời mang lại hiệu quả cao nên việc sử dụng thuốc chủ yếu là pha nước bơm thẳng dung dịch thuốc vào miệng cho lợn bệnh. Các thuốc bổ trợ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể vật nuôi, tăng hiệu quả của thuốc điều trị.

Bảng 3.4. Kết quả điều trị của một số loại thuốc cho lợn con mắc bệnh phân trắng

Thuốc dùng

trong điều trị Liều lượng Cách dùng

Thời gian điều trị (ngày) Số lợn điều trị (con) Số lợn khỏi

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn con tại huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn. (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)