Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện, 2008).
Tính số mẫu trung bình: X = n X X X1+ 2+... n = n Xi ∑ Độ lệch tiêu chuẩn: x S = ( ) 1 2 2 − − ± ∑ ∑ n n X Xi i
Sai số trung bình mẫu:
Trong đó:
X : Số trung bình
N: Dung lượng mẫu (n<30) mX: Sai số trung bình mẫu
x
S : Độ lệch chuẩn
Xi: Giá trị của mẫu (i = 1,2,3...,n)
mX = ( 30) 1 ≤ − ± n n SX
Phần 3
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 3.1. Kết quả phục vụ sản xuất
3.1.1. Công tác điều tra dịch bệnh
Điều tra dịch bệnh là công việc đầu tiên cần thực hiện trong chương trình phòng chống dịch bệnh ở vật nuôi, qua điều tra em thấy trên địa bàn thường xảy ra một số dịch bệnh như:
- Bệnh truyền nhiễm: bệnh lở mồm long móng ở trâu bò, tụ huyết trùng ở trâu, bò, lợn, bệnh phó thương hàn, dịch tả lợn, bệnh tai xanh, cúm lợn, cúm gia cầm, newcastle.
- Bệnh ký sinh trùng: bệnh giun đũa lợn, bệnh sán lá gan…
- Bệnh phân trắng lợn con, bệnh viêm ruột ở chó, các bệnh về sản khoa như: viêm đường sinh dục sau đẻ, đẻ khó…
- Bệnh ngoài da: ve, ghẻ…
3.1.2. Công tác tiêm phòng
Tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn vật nuôi là tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Việc tiêm phòng vacxin với phương châm: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng lịch để mang lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy các ban ngành, lãnh đạo huyện, xã vẫn luôn khuyến kích người dân trong huyện thực hiện nghiêm túc việc tiêm phòng vacxin cho đàn vật nuôi. Trong thời gian thực tập em đã tham gia vào công tác tiêm phòng dùng vacxin tiêm cho cả gia súc, gia cầm khỏe mạnh không có biểu hiện mắc bệnh. Với những con mắc bệnh đang điều trị bệnh thì tiêm bổ sung sau khi gia súc, gia cầm khỏi bệnh. Em được trực tiếp hỗ trợ cán bộ thú y tiến hành tiêm một số loại vacxin như: vacxin tụ huyết trùng cho trâu bò, tụ dấu ở lợn, vacxin cúm trên đàn gia cầm. Liều lượng theo hướng dẫn cho từng loại vacxin.
Ngoài ra, các hộ gia đình cần xác định rõ được tầm quan trọng của vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy trình phòng bệnh cho vật nuôi như: vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, chuồng trại, thức ăn, nước và khơi thông cống rãnh, tránh nước ứ đọng trong chuồng
nuôi, phát quang bụi rậm xung quanh chuồng trại. Phun thuốc sát trùng theo định kỳ bằng thuốc foocmon 1%, cọ chuồng và quét vôi, khử trùng những chuồng xuất lợn, tiêu diệt các loại côn trùng ruồi muỗi, các loài gặm nhấm trung gian gây bệnh. Khi làm tốt khâu này tỉ lệ mắc bệnh của vật nuôi giảm, từ đó giảm được chi phí trong chăn nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế.
3.1.3. Công tác chuẩn đoán và điều trị bệnh
Để củng cố hệ thống kiến thức đã học, nâng cao trình độ chuyên môn, được sự tạo điều kiện của cán bộ thú y, em đã tham gia chuẩn đoán điều trị bệnh cho đàn gia súc và thu được kết quả cụ thể như sau:
•Bệnh ghẻ
+ Nguyên nhân: Do cái ghẻ ngầm ký sinh ở nội bì gây nên.
+ Triệu chứng: Lợn mắc bệnh thường xuất hiện các nốt đỏ ở lông chân, những vùng da đỏ ở quanh mũi, cổ, lưng, tai, bụng… sau đó những vết đỏ dày lên nhiều chỗ chảy nước, có mủ đóng vảy, gây viêm chân lông. Lợn ngứa ngáy cọ vào thành chuồng làm rụng lông và gây sát từng mảng.
+ Điều trị: Vệ sinh tắm chải thường xuyên cho lợn, chuồng trại định kỳ phun thuốc sát trùng Biocid.Cách ly riêng những con vật mắc bệnh khỏi đàn. Dùng thuốc Hammectin 25 với liều 1,5ml/10kgTT, tiêm dưới da cho lợn.
•Bệnh viêm khớp
+ Triệu chứng: Khớp gối sưng to, con vật kém ăn, đi lại khó khăn. + Điều trị: Tiêm Ampikana liều dùng 1,5mg/kgTT và tiêm Vitamin C 5%. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
•Bệnh viêm tử cung
+ Nguyên nhân: Lợn mẹ sau khi đẻ do quá trình chèn ép của nhau thai làm tổn thương niêm mạc tử cung hoặc nhau thai không ra hết. Lợn mẹ khó đẻ phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ làm xây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Mặt khác, do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như xảy thai truyền nhiễm.
+ Triệu chứng: Thân nhiệt lợn mẹ tăng, ăn uống giảm, âm hộ sưng đỏ, có khi cong lưng dặn, tỏ vẻ không bình thường. Từ cơ quan sinh dục chảy ra dịch màu trắng đục, mùi hôi tanh, âm hộ dính ướt, dính dịch viêm.
+ Điều trị: Dùng Amoxisol-LA tiêm bắp với liều 1ml/10KgTT, kết hợp với Hanpros 5ml/con điều trị liên tục trong 3 đến 5 ngày.
•Bệnh tai xanh ở lợn:
+ Tác nhân gây bệnh: Bệnh do một loại vi rút gây ra, lợn chết thường đi kèm với nhiễm trùng kế phát các tác nhân bệnh khác như dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn…
+ Cách lây lan: Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, trong vòng 3 - 5 ngày cả đàn có thể mắc bệnh. Bệnh có thể kéo dài khoảng 5 đến 20 ngày tùy theo sức khỏe của lợn.Vi rút có thể phát tán thông qua các hình thức: vận chuyển lợn bệnh, theo gió, bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ bảo hộ lao động, thụ tinh nhân tạo…
+ Biểu hiện bệnh: Vi rút gây ra biểu hiện lâm sàng ở hai trạng thái sinh sản và hô hấp.
Ở lợn nái có biểu hiện: biếng ăn, lười uống nước, mất sữa, viêm vú, đẻ sớm, da biến màu (màu hồng), lờ đờ hoặc hôn mê, thai khô hay heo con chết ngay sau khi sinh.
Ở heo con theo mẹ: cơ thể gầy yếu, mắt có ghèn màu nâu, da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, ủ rũ, run rẩy, heo con yếu, tai chuyển màu tím xanh, tỷ lệ chết ở đàn con có thể lên tới 100%.
Ở heo con cai sữa và heo vỗ béo: những biểu hiện ban đầu thường là da đỏ ửng hoặc mắt sưng đỏ, khi bệnh tiến triển có thêm những bệnh tích đặc biệt trên da hoặc trên tai, tỷ lệ chết từ 20 - 70%.
+ Cách phát hiện bệnh: Các biểu hiện bệnh thường không đặc trưng và dễ nhầm lẫn khi kế phát với các bệnh khác. Lợn sốt cao trên 400 , khó thở, có những vết bầm, thâm tím trên da, tai tím xanh.
+ Điều trị: Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh. Một số phương pháp điều trị bệnh: sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng và chủ yếu ngăn ngừa bệnh kế phát như:
Bước 1: Phun thuốc sát trùng 2 ngày 1 lần.
Bước 2: Tiêm vacxin dịch tả cho những lợn khỏe.
Bước 3: Trộn Paramar - c và điện giải Gluco - k - c cho uống.
Bước 4: Tiêm kháng sinh phổ rộng Mamrphamox - genla, kết hợp thuốc hạ sốt, nâng cao sức đề kháng.
Bước 5: Trộn kháng sinh Mardoxy premix kết hợp với điện giải gluco - k - c trong suốt quá trình điều trị.
•Bệnh phân trắng lợn con
+ Nguyên nhân: Bệnh do trực khuẩn E.coli, thuộc vi khuẩn đường ruột
Enterobacterriacae. Do khẩu phần của lợn mẹ tăng đột ngột hoặc trong khẩu phần lợn mẹ không đủ dinh dưỡng, thức ăn lợn mẹ không đảm bảo vệ sinh. Do thời tiết thay đổi đột ngột, vệ sinh chuồng trại kém, chế độ ăn uống không phù hợp. Lợn con không được bú sữa đầu, uống nước bẩn, liếm chuồng bẩn…
+ Triệu trứng: Lợn ỉa phân lỏng màu trắng sữa, trắng xanh hoặc hơi vàng, mùi tanh khắm, ỉa nhiều lần, phân bết dính xung quanh hậu môn, lợn gầy sút nhanh, bú kém, ăn kém, ủ rũ, lông xù, đi lại không vững, bốn chân lạnh, niêm mạc mắt, miệng, hậu môn nhợt nhạt. Đôi khi thấy nôn ra sữa chưa tiêu hóa có mùi tanh, hay nằm một góc chuồng nơi có nguồn nhiệt, sốt nhẹ.
+ Điều trị: Cán bộ thú y khuyến cáo các hộ trong thôn sử dụng một số loại thuốc sau để điều trị:
Baytrill 0,5%: cho uống 1ml/5KgTT. Baytrill 5%: tiêm bắp 1ml/con. Colexin - Pump uống 1ml/5KgTT.
Colin 1200: hòa vào nước uống hoặc thức ăn với tỷ lệ 1Kg/1000- 2000ml nước hoặc 1Kg/500 – 1000Kg thức ăn.
Thuốc bổ trợ: Vitamin C 5%: tiêm bắp 5ml/con. Bcomplex: 3 - 5 ml/con.
Trong quá trình nghiên cứu tại địa phương em còn tham gia công tác: phát hiện động dục ở lợn. Cụ thể: Với lợn nái hậu bị cần phải căn cứ vào lý lịch, tuổi và những biểu hiện động dục bên ngoài để phát hiện lợn động dục. Với lợn nái rạ căn cứ vào thời gian cai sữa, tiến hành ép lợn để lợn lên giống nhanh, sau 3 đến 5 ngày, quan sát biểu hiện bên ngoài của lợn để phát hiện lợn động dục.
Các biểu hiện khi lợn động dục thường thấy như: âm hộ sưng đỏ, dịch tiết ra từ âm hộ lúc đầu loãng, sau đặc và có màu trắng. Khi lợn động dục thường có biểu hiện mê ì.
Cách phát hiện lợn động dục: lợn nái khi có biểu hiện động dục cần thử để xác định thời điểm phối giống thích hợp. Khi lợn lên giống thử độ mê ì bằng cách vuốt ve lợn và ngồi lên lưng lợn để kiểm tra xem lợn đó đã phối
giống được hay chưa. Nếu sau 3 đến 4 ngày cai sữa thử lợn thấy mê ì thì tiến hành phối giống sau 6 đến 12 giờ. Nếu sau 5 ngày cai sữa thử lợn thấy mê ì thì ta tiến hành phối giống ngay.
Ngoài ra, trong quá trình thực tập tại địa phương, em còn tham gia cùng cán bộ thú y trong thụ tinh nhân tạo cho lợn, công tác vệ sinh chuồng trại, công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, làm đường.
3.2. Kết quả thực hiện chuyên đề
3.2.1. Kết quảđiều tra tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng tại xã Đại An - huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Đại an chúng tôi đã tiến hành điều tra và theo dõi lợn con ở các lứa tuổi khác nhau từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi về tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con, tổng số điều tra 170 lợn được tại 4 thôn của xã được thể hiện ở bảng 3.1:
Bảng 3.1. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng tại các điểm nghiên cứu Địa điểm (thôn) Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Bình Đãng A 37 18 48,64 Bình Đãng B 42 17 40,47 Pác Lùng 47 19 40,42 Khuân Lầu 44 15 34,09 Tính chung 170 69 40,58
Qua bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con ở các hộ trông thôn ở mức khá cao. Thôn Bình Đãng A trong số 37 lợn điều tra thì có 18 lợn mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 48,64%). Thôn Bình Đãng B trong 42 lợn con được điều tra thì có 17 lợn bị mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 40,47%). Thôn Pác Lùng trong 47 lợn con điều tra thì có 19 lợn mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 40,42%). Thôn Khuân Lầu 44 lợn điều tra thì có 15 lợn mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 34,09%). Tính trung bình trong 170 lợn điều tra tại 4 thôn có 69 lợn mắc bệnh chiếm 40,58% Như vậy tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con tại các hộ trong các thôn có sự chênh lệch thôn Bình Đãng A là cao nhất chiếm 48,64%, thôn Khuân Lầu
thấp nhất chiếm 34,09%. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do trình độ, phương thức nuôi dưỡng, khả năng chăm sóc từng gia đình là khác nhau. Tỷ lệ lợn mắc bệnh còn cao do các chủ hộ chưa tập ăn sớm cho lợn con, chuồng trại còn bẩn, mất vệ sinh, chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng chưa hợp lý và yếu tố thời tiết bất lợi hay mưa nắng thất thường.
Ở Thôn Khân lầu các hộ có kinh nghiệm nuôi lợn nái lâu năm nên việc chăm sóc nuôi dưỡng cả lợn mẹ và lợn con tốt hơn các thôn khác. Các hộ gia đình này thường chú ý nhiều hơn tới công tác vệ sinh phòng bệnh, đặc biệt là vệ sinh chuồng trại, vệ sinh dinh dưỡng nên đã hạn chế một phần sự phát triển của mầm bệnh. Các thôn khác do một số hộ mới nuôi lợn nái chưa lâu nên còn thiếu kinh nghiệm trong chăm sóc quản lý. Đặc biệt, do đang vào mùa vụ thu hoạch lúa đông xuân và làm thêm vụ lúa xuân hè nên thời gian chăm sóc cho đàn lợn cũng bị hạn chế. Ngoài ra, do yếu tố thời tiết không thuận lợi của tháng 6, tháng 7 âm lịch với thời tiết đặc trưng là đang nắng lại mưa to nên cũng làm tăng khả năng phát triển của mầm bệnh.
3.2.2. Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng theo tuổi của các hộ trong thôn thuộc xã Đại An - huyện Văn Quan - tỉnh lạng Sơn thôn thuộc xã Đại An - huyện Văn Quan - tỉnh lạng Sơn
Trong tổng số lợn được điều tra, lợn con từ giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi đều có khả năng mắc bệnh phân trắng, tỷ lệ mắc bệnh theo các giai đoạn có sự chênh lệch và được thể hiện cụ thể qua bảng 3.2:
Bảng 3.2. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tuổi tại các điểm nghiên cứu
Tuổi lợn (ngày tuổi) Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) SS - 7 45 26 57,77 8 - 14 51 20 39,21 15 - 21 53 17 32,07 ≥ 21 21 6 28,57 Tính chung 170 69 40,58
Qua bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng tại các hộ là khá cao. Giai đoạn từ SS đến 7 ngày tuổi trong 45 lợn điều tra thì có 26 lợn
mắc bệnh ở chiếm tỷ lệ 57,77%. Giai đoạn 8 đến 14 ngày tuổi trong 51 lợn điều tra có 20 lợn mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn giai đoạn trước chiếm tỷ lệ 39,21%. Giai đoạn 15 đến 21 ngày tuổi trong 53 lợn điều tra thì có 17 lợn mắc bệnh chiếm tỷ lệ 32,07%. Giai đoạn trên 21 ngày tuổi tỷ lệ mắc là thấp nhất, trong 21 lợn được diều tra chỉ có 6 lợn bị bệnh chiếm tỷ lệ 28,57%. Tính chung tất cả lợn ở các giai đoạn lứa tuổi được điều tra là 170 lợn thì có 69 lợn mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh này tương đối cao là 40,58%.
Như vậy tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở giai đoạn từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi cao nhất là 57,77%, sở dĩ như vậy là do đây là thời kỳ khủng hoảng đầu tiên của lợn con, sự thay đổi hoàn toàn về môi trường sống, từ môi trường thuận lợi trong cơ thể mẹ chuyển sang điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Ngoài ra, sau khi đẻ lợn con không được bú sữa đầu đầy đủ lượng kháng thể thu nhận được ít dẫn tới khả năng miễn dịch kém nên rất dễ bị mắc bệnh. Điều kiện vệ sinh kém, công tác hộ lý sau đẻ không tốt, bầu vú lợn mẹ không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn con ngay từ những giờ đầu cũng là nguyên nhân làm cho lợn con mắc bệnh phân trắng, trong quá trình đẻ phải can thiệp bằng tay làm cho lợn nái bị viêm nhiễm tử cung dẫn tới lượng sữa kém chất lượng, khi đó lợn con cũng dễ mắc bệnh.
Giai đoạn từ 8 đến 14 ngày tuổi tỷ lệ mắc thấp hơn nhưng vẫn khá cao là 39,21%. Đây là giai đoạn lợn con tập ăn, lợn con được tiếp xúc với thức ăn trong khi bộ máy tiêu hóa chưa được hoàn chỉnh, trong cơ thể lợn con chưa hình thành được axit HCl trong dạ dày nên chưa có khả năng tiêu hóa thức ăn hoàn toàn dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, lợn con mới tập ăn rất hay liếm láp nên dễ bị mắc khuẩn từ môi trường xung quanh. Do vậy tỷ lệ mắc bệnh