5. Bố cục của đề tài
3.2.3. Các giải pháp hoàn thiện
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, đề khắc phục được những hạn chế bất cập của pháp luật bảo hiểm thất nghiệp hiện hành, phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu phát triển xã hội trong tình hình mới, đáp ứng được nguyện vọng của người lao động thất nghiệp, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Qua tìm hiểu về Luật Việc làm số 38/2013/QH13 được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 16/11/2013 (Luật Việc làm số 38/2013/QH13), thì một số bấp cập về chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện hành được nêu trong mục 3.2.2 đã được khắc phục. Trước tiên tác giả xin nêu những điểm sửa đổi, bổ sung luật hiện hành, thay cho một số phần giải pháp kiến nghị, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã được bổ sung thêm loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, và mọi người sử dụng lao động đều thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không hạn chế có sử dụng từ 10 lao
động trở lên (khoản 1,2 Điều 43 Luật Việc làm số 38/2013/QH13), đã tạo dược sự công bằng cho người lao động, và đơn vị sử dụng lao động trong việc thụ hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp.Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ đảm quỹ bảo hiểm thất nghiệp ổn định, cân đối, đảm bảo tính chia sẻ cao giữa các đối tượng tham gia.
Thứ hai, về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, đối với người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật thì không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp, với quy định này người lao động không được chủ động nghỉ việc theo ý muốn, để hưởng trợ cấp thất nghiệp, gây ra hiện tượng thất nghiệp “ảo’ như đã nêu ở trên (điểm a, khoản 1 điều 49 Luật Việc làm số 38/2013/QH13) đảm bảo được kỷ luật lao động, hạn chế việc lạm dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, đúng với ý nghĩa của trợ cấp thất nghiệp.
Thứ ba, về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
Về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp có quy định mức trần “ tối đa không quá 05
lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ Luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặchợp đồng làm việc” (Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013). Việc quy định mức tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp là cần thiết, nhằm đảm bảo cân đối quỹ, tính chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, phù hợp với tính chất trợ cấp thất nghiệp là bù đắp một phần thu nhập để người lao động bị thất nghiệp có được mức sống tối thiểu hoặc trung bình. Nếu mức hưởng quá cao người lao động sẽ trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, lười lao động, không có động lực để người lao động tham gia học nghề cũng như tìm kiếm việc làm, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của xã hội.
Về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm năm 2013 (Khoản 2 Điều 50), có sửa đổi sau 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 12 tháng, khắc phục được tình trạng khoảng cách đóng quá xa (đủ 36 tháng đến dưới bảy hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng 6 tháng thất nghiệp) nhưng lại cùng một thời gian hưởng (6 tháng), đảm bảo công bằng cho những người đóng và hưởng trợ cấp BHTN.
Về thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp là ngày
thứ 16 tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Nhưng theo quy định của Luật Việc làm năm 2013 thì thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp tính từ ngày thứ 16 kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, quy định này là phù hợp vì người lao động có thời hạn đăng ký thất nghiệp là 3 tháng kể từ ngày mất việc làm, nên đã đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ để khi đến đăng ký và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cùng một lúc. Như vậy sẽ rút ngắn được thời gian nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của người lao động hưởng thất nghiệp.
Thứ tư, việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an theo khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm năm 2013 sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng theo quy định Điều này phù hợp hơn so với quy định của Luật hiện hành là được hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần. Vì khi người lao động không còn thất nghiệp mà vẫn được chi trả trợ cấp thất nghiệp là trái với ý nghĩa của trợ cấp thất nghiệp, mất đi tính chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Mặt khác, người lao động dễ tìm cách lạm dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp nếu như được hưởng trợ cấp một lần như đã nêu ở phần hạn chế bất cập.
Bên cạnh một số chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã được sửa đổi bổ sung tại Luật Việc làm số 38/2013/QH13 được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 16/11/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, thực trạng pháp luật bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn nhiều bất cập nhất là trong khâu tổ chức thực hiện, song luận văn chỉ xin nêu ra một số giải pháp và kiến nghị như sau để góp phần hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tới.
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội phải phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan, cơ quan Lao động - Trung tâm Giới thiệu việc làm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo hiểm thất nghiệp, tập trung vào chiều sâu, nhằm vào đối tượng là chủ sử dụng lao động, người lao động với nhiều hình thức đa dạng phong phú thông qua các tổ chức công đoàn các hội doanh nghiệp, đoàn thể, tại các khu tập thể công nhân, khu dân cư… để chính sách bảo hiểm thất nghiệp đến được với người sử dụng lao động người lao động và toàn xã hội, nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Từ đó người sử dụng lao động mới có ý thức tự giác tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và cùng người lao động thực hiện đầy đủ trách nhiệm và các quy định trong việc đóng, hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhất là không lợi dụng những kẻ hở của chính sách bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi.
Bên cạnh đó cần đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục đội ngũ công chức, viên chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp nâng cao năng lực, ý thức phục vụ, tính trung thực và tinh thần trách nhiệm trong công việc, cần kiểm tra rà soát trên cơ sở dữ liệu thu để phát hiện kịp thời những trường hợp hưởng bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật như: tham gia đóng bảo hiểm xã hội liên tục mà có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng hoặc đang hưởng lương hưu mà có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng; người lao động có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng thực tế không làm việc chỉ có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc để làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần hoặc phát hiện chủ sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động trong đơn vị, doanh nghiêp làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp để tăng thu nhập, thì phải báo cáo với lãnh đạo xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, khai thác tốt nguồn thu bảo hiểm thất nghiệp, nhằm nhanh đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Phải xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ từ Trung ương đến địa phương giữa các ngành như: Lao dộng, Bảo hiểm xã hội, Thuế, Liên đoàn Lao động, Kế hoạch – Đầu tư, Thống kê….để rà soát, nắm bắt các đối tượng thuộc diện phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp để có kế hoạch tuyên truyền vận động; thực hiện thanh kiểm tra, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm việc đóng, hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Qua đó tổ chức khai thác tốt nguồn thu bảo hiểm thất nghiệp để tăng đối tượng tham gia và số tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng và cân đối quỹ, đảm bảo được sự chia sẻ giữa các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ ba, tăng cường công tác hỗ trợ đào tạo nghề
Hiện nay số người hưởng trợ cấp thất nghiệp tham gia học nghề trên địa bàn thành phố Cần Thơ rất ít, từ năm 2012 trở đi lao động thất nghiệp học nghề có chiều hướng giảm thêm, năm 2012 hưởng thất nghiệp 4.880 người, học nghề 32 người; năm 2013 hưởng thất nghiệp 6.414 người, học nghề 27 người (nguồn số liệu do Trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố Cần Thơ cung cấp tháng 4/2014).
Để công tác đào tạo nghề đạt kết quả cần có những giải pháp sau:
- Mở rộng và phát triển mạng lưới dạy nghề theo hướng đa dạng về loại hình đào tạo, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các ngành đào tạo, giữa nhu cầu và năng lực đào tạo. Hình thành một số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề trọng điểm để đào tạo nhân lực trình độ cao, tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.
- Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề, đổi mới nội dung chương trình dạy nghề cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, đề người lao động sau khi học xong có thể làm được ngay.
- Xã hội hóa công tác dạy nghề và gắn với nơi sử dụng lao động như mô hình dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc gắn với doanh nghiệp, mô hình dạy nghề gắn với các khu công nghiệp, khu chế xuất để người lao động dễ tìm được việc làm.
Trên thực tế nhiều doanh nghiệp trước khi tuyển dụng chính thức người lao động vào làm việc đều có dạy nghề cho họ. Thiết nghĩ Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các doanh nghiệp này. Nếu doanh nghiệp dạy nghề cho người lao động thì thời gian sẽ không kéo dài bằng các cơ sở dạy nghề khác và ngành nghề đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, do đó cơ hội người lao động được nhận vào làm việc tại đơn vị, doanh nghiệp nhiều hơn.
Hiện nay theo Luật Việc làm năm 2013 Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho người sử dụng lao động kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình đô kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp, chính sách này rất có lợi cho người lao động và cả doanh nghiệp.
- Cần tăng thêm thời gian đào tạo, đối với những ngành nghề có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao (hiện nay tối đa là 6 tháng) để tạo điều kiện cho người lao động học nghề để chuyển đổi nghề.
- Theo luật hiện hành việc người lao động thất nghiệp có học nghề hay không lại do họ quyết định và phải tự làm đơn theo mẫu. Vì vậy, muốn người lao động thất nghiệp học nghề để tìm được việc làm, phải có quy định là trong thời gian bao lâu không tìm được việc làm thì người lao động thất nghiệp bắt buộc phải học nghề nâng cao hoặc học nghề mới. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống đào tạo nghề với nhiều hình thức và mô hình phù hợp đề người thất nghiệp lựa chọn.
Thứ tư, về việc thông báo tìm kiếm việc làm
Đối với những người đã hết tuổi lao động thì nên miễn việc thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng. Vì sức khỏe yếu, phần lớn họ không có nhu cầu học nghề và tìm việc làm mới, nên chăng cho họ hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp một lần.
Thứ năm, về quy trình giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay do hai ngành thực hiện, mặc dù Luật Việc làm năm 2013 có quy định thời hạn giải quyết hưởng đã giảm đi 15 ngày (do thời điểm đăng ký thất nghiệp cũng là thời điểm nộp hồ sơ), nhưng thời gian người lao động nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp và thẻ bảo
hiểm y tế vẫn chậm so với thời điểm được hưởng khoàng 10 ngày. Bên cạnh đó thì việc thực hiện một số công việc để giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho người lao động của hai ngành có một số điểm trùng nhau không cần thiết và việc quy định cơ quan Bảo hiểm xã hội phải thực hiện các công việc theo Quyết định số 488/QĐ/BHXH để tổ chức chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong vòng 5 ngày làm việc là chưa phù hợp. Để khắc phục tình trạng trên tác giả có một số đề xuất như sau:
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải xây dựng chương trình liên thông quản lý dữ liệu thu bảo hiểm thất nghiệp trên cả nước, trong tỉnh, và có liên thông với các Trung tâm Giới thiệu việc làm để việc thực hiện kiểm tra rà soát đối tượng hưởng thất nghiệp được dễ dàng đảm bảo việc giải quyết thất nghiệp kịp thời, đúng quy định.
- Trung tâm Giới thiệu việc làm chủ động rà soát mức đóng, thời gian hưởng, điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, kiểm tra đúng đối tượng hưởng trên chương trình quản lý dữ liệu thu và đối chiếu với sổ bảo hiểm xã hội (cơ quan Bảo hiểm xã hội không làm việc này) ngay sau thời điểm người lao động nộp hồ sơ hưởng (chuyển trước dữ liệu những người nộp hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh làm thẻ bảo hiểm y tế).
- Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện kiểm tra trên chương trình dữ liệu quản lý thu và thực hiện in thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp và chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho Trung tâm Giới thiệu việc làm để trả kết quả giải quyết cùng với thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy người lao động sẽ nhận được thẻ bảo hiểm y tế tương đối kịp thời so với thời gian được hưởng theo quy định.
- Bảo hiểm xã hội huyện (không kiểm tra lại mức đóng, thời gian hưởng, điều kiện hưởng, không thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế) sẽ xác nhận việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên sổ bảo hiểm xã hội do người lao động xuất trình (theo Quyết định của Sở) và thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người hưởng thất nghiệp tháng đầu tiên. Như vậy thì việc tổ chức chi trả của cơ quan Bảo hiểm xã hội mới thực hiện được trong vòng 5 ngày làm việc.
- Để người lao động được hưởng đầy đủ quyền lợi về bảo hiểm y tế cần quy
định thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp phù hợp hơn, ngày thứ 21 kể từ ngày nộp hồ sơ, sau ngày Trung tâm Giới thiệu việc làm hẹn trả kết quả cho người lao động.
Thứ sáu, các cơ quan có thẩm quyền phải thường xuyên rà soát, phát hiện, bổ sung những nội dung còn thiếu, chưa rõ, sửa đổi kịp thời những vấn đề bất cập giữa