Quyền và nghĩa vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu bảo hiểm thất nghiệp thực trạng và giải pháp tại thành phố cần thơ (Trang 41)

5. Bố cục của đề tài

2.6.4.Quyền và nghĩa vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

2.6.4.1. Quyền của Bảo hiểm xã hội Việt Nam 49:

Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật.

Từ chối yêu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định

của pháp luật.

Khiếu nại về bảo hiểm thất nghiệp.

Kiểm tra việc đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2.6.4.2 Nghĩa vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam 50:

Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; hướng dẫn thủ tục thu, chi bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp.

Chi trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm thất nghiệp.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm thất nghiệp; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

49

Điều 13 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP 50

Định kỳ sáu tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp. Hằng năm, báo cáo Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về tình hình thực hiện thu, chi, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp theo thẩm quyền.

Chương 3

THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

3.2. Thực trạng thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Cần Thơ

3.2.1. Tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại thành

phố Cần Thơ và kết quả đạt được

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp được triển khai thực hiện tại thành phố Cần Thơ từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Cần Thơ do hai ngành thực hiện đó là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ mà cơ quan trực tiếp thực hiện là Trung tâm Giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ và Bảo hiểm xã hội thành phố Cần Thơ. Việc giao cho ngành Bảo hiểm xã hội tổ chức thực hiện thu bảo hiểm thất nghiệp và chi trả trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp rất thuận lợi vì đã có sẳn con người, cơ sở vật chất, có kinh nghiệm trong việc quản lý các quỹ bảo hiểm, có mạng lưới tổ chức thu, chi đến tận cấp huyện; đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trùng với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nên rất thuận lợi trong việc quản lý đối tượng, người sử dụng lao động chỉ đến một nơi để đăng ký tham gia BHXH, BHTN cho người lao động đở tốn thời gian và công sức. Tuy nhiên việc giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp do hai ngành thực hiện, mặc dù ngành BHXH có phối hợp tốt với cơ quan Lao động – Trung tâm Giới thiệu việc làm trong tổ chức thực hiện, nhưng do hai ngành là độc lập với nhau, trụ sở và cơ sở vật chất đặt tại nhiều nơi khác nhau trên địa bàn, nên khi hưởng thất nghiệp người lao động phải đến hai ngành và thực hiện các thủ tục hành chính qua nhiều khâu, gây khó khăn, phiền hà cho người lao động phải tới lui nhiều lần.

Sau hơn năm năm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, hai ngành với chức năng nhiệm vụ của mình đã phối hợp thực hiện khá tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, góp phần hỗ trợ người lao động và gia đình họ vượt qua khó khăn, tìm kiếm việc làm mới, ổn định cuộc sống. Quá trình triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Cần Thơ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội đã mang lại một số kết quả sau:

Thứ nhất, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội; các Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp đến các đơn vị và người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Qua đó nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động và xã hội về bảo hiểm thất nghiệp đã có những chuyển biến tích cực.

Bảng 3.1. Kết quả thu BHTN từ năm 2009 đến năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm Số người tham gia BHTN/số

người tham gia BHXH Số thu BHTN

2009 56.345/88.887 19.294.707.143

2010 79.480/93.016 48.720.662.823

2011 84.749/97.317 72.091.483.663

2012 85.212/98.227 87.598.262.661

2013 86.027/100.861 100.672.866.084

Nguồn: Số liệu do BHXH thành phố Cần Thơ cung cấp ngày 10/4/2014

Qua bảng kết quả thu bảo hiểm thất nghiệp cho thấy đối tượng tham gia và số tiền thu bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Cần Thơ tăng lên theo từng năm, năm 2009 (năm đầu tiên triển khai thu bảo hiểm thất nghiệp) có 56.345 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nhưng đến hết năm 2013 có 86.027 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ( tăng hơn 1,5 lần). Tỷ lệ số lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp so với số lao động tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng rút ngắn lại, năm 2009 tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp so với lao động tham gia bảo hiểm xã hội là 57,7%, nhưng đến năm 2013 tỷ lệ này là 85,29%, điều này chứng tỏ chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã có tác động lớn đến người lao động và người sử dụng lao động, họ đã thấy được quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nên nhiều doanh nghiệp đã thay đổi hình thức ký hợp đồng từ dưới 12 tháng chuyển thành hợp đồng từ một năm trở lên để đủ điều kiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho những lao động làm việc ổn định tại đơn vị. Tuy nhiên, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn hạn chế so với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và như vậy sẽ có một số lượng lớn người lao động khi mất việc làm không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thứ hai, phối hợp thống nhất quy trình quản lý đối tượng; tiếp nhận chuyển giao hồ sơ, chứng từ hưởng bảo hiểm thất nghiệp; quy trình giải quyết và chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với tình hình địa phương, đúng theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, việc giải quyết chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp được triển khai thực hiện từ ngày 01/01/2009, tuy nhiên trong năm 2009 cơ quan Bảo hiểm xã hội chủ yếu làm công tác tuyên truyền vận động và thực hiện thu bảo hiểm thất nghiệp. Đến năm 2010 mới có các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp khi chấm hợp đồng lao động (có đủ 12 tháng đóng BHTN), lúc này cơ quan Bảo hiểm xã hội và Trung tâm Giới thiệu việc làm mới thực hiện việc giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

Bảng 3.2. Kết quả chi trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề từ năm 2010-

2013

Năm Hàng tháng Trợ cấp 1 lần Hỗ trợ học nghề

Người Tiền chi trả Người Tiền chi trả Người Tiền chi trả

2010 1.815 1.917.942.742 - - 2 3.600.000

2011 3.607 12.313.492.500 - - 46 41.400.000

2012 4.880 31.504.971.380 196 1.482.010.257 32 31.200.000

2013 6.414 48.836.752.100 245 2.368.371.936 27 27.000.000

Nguồn: Số liệu do BHXH thành phố Cần Thơ cung cấp ngày 10/4/2014

Qua phân tích kết quả thu và chi trả trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ theo bảng 3.1 và 3.2 cho thấy:

- Số người đóng bảo hiểm thất nghiệp cho một người hưởng trợ cấp thất nghiệp ngày càng giảm, nếu như năm 2010 có 43 người đóng bảo hiểm thất nghiệp cho một người hưởng trợ cấp thất nghiệp, con số này giảm xuống còn 23 người vào năm 2011, 17 người vào năm 2012, 13 người vào năm 2013.

- Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp cho một người hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng, nếu như năm 2010 một người hưởng trợ cấp thất nghiệp bình quân là 1 triệu đồng của một lần thất nghiệp, thì năm 2011 là 3,4 triệu, năm 2012 là 6,7 triệu, năm 2013 là 8 triệu.

- Nếu so sánh giữa số thu và số chi, thì tốc độ tăng thu bình quân là 20%/ năm, nhưng tốc độ tăng chi bình quân đến 50%/năm.

Qua đó cho thấy chính sách BHTN rất quan trọng, hỗ trợ nguồn thu nhập khá lớn cho người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống trong lúc tìm kiếm việc làm, nên việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là rất cần thiết để đảm bảo cân đối quỹ và sự chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ tư, phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội trong đó có bảo hiểm thất nghiệp; xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;

Thứ năm, việc Nhà nước ban hành, sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách BHTN trong thời gian qua đáp ứng được phần nào nguyện vọng và quyền lợi của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ sáu, do sự phối hợp giữa hai ngành (Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội thành phố Cần Thơ) trong việc triển khai, thực hiện chính sách bảo

hiểm thất nghiệp cho người lao động luôn kịp thời, nhịp nhàng, nên khâu giải quyết những vướng mắc như: sai họ tên, ngày tháng sinh, xử lý những trường hợp phải thu hồi, tạm dừng, chấm dứt hưởng nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi người hưởng đúng theo quy định của pháp luật.

Thứ bảy, Trung tâm Giới thiệu việc làm đã bố trí một số văn phòng giao dịch tại một số quận, huyện, cụm quận, huyện để tư vấn và tiếp nhận đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đến đăng ký thất nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay tại thành phố Cần Thơ có các điểm đăng ký thất nghiệp như sau: (i) Trung tâm Giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ, địa chỉ: 95-97 Trần Hưng Đạo, phường An Phú, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

(ii) Văn phòng giao dịch quận Bình Thủy, địa chỉ: 37A, Tỉnh lộ 917, KV6, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy.

(iii) Văn phòng giao dịch quận Thốt Nốt, địa chỉ: khu vực Thới Thạnh 1, phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt.

(iiii) Văn phòng giao dịch huyện Thới Lai, địa chỉ: ấp Thới Thuận B, Thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai

Quá trình tổ chức, triển khai, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã khẳng định đây là chính sách đúng đắn có tác động trực tiếp, thiết thực đến người lao động, người sử dụng lao động, góp phần đảm bảo cuộc sống của người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, được xã hội đồng tình ủng hộ, nhất là được người sử dụng lao động và người lao động đón nhận một cách tích cực với niềm an tâm, tin tưởng rất lớn vào

Đảng và Nhà nước ta.

3.2.2. Những hạn chế bất cập

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Cần Thơ, nhận thấy vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Một là, việc quy định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa hợp lý làm thiệt thòi cho những đơn vị, doanh nghiệp dưới 10 lao động và người lao động hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng. Trên thực tế cho thấy, người lao động làm việc ở những đơn vị, doanh nghiệp nhỏ dễ bị mất việc làm hơn, do sức cạnh tranh của những doanh nghiệp này thường yếu hơn những doanh nghiệp lớn. Nhưng vì không thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên khi bị thất nghiệp người lao động không được đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp. Các đơn vị, doanh nghiệp này vẫn phải thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động, khoản chi trả này sẽ cao hơn số tiền bảo hiểm thất nghiệp mà đơn vị đóng góp vào quỹ

bảo hiểm thất nghiệp (nếu được đóng). Thí dụ người lao động có mức tiền lương 3.000.000 đồng/tháng, mỗi tháng đơn vị đóng 1% bảo hiểm thất nghiệp trên tiền lương, tiền công của người lao động là 30.000 đồng, một năm đóng 360.000 đồng, khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng mà bị thất nghiệp thì người lao động được cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả bảo hiểm thất nghiệp là 60% của tiền lương tiền công bằng 5.400.000 đ. Trong khi nếu chi trả trợ cấp thôi việc thì mỗi năm làm việc đơn vị phải trả cho người lao động nửa tháng lương là 1.500.000 đ, gấp 4 lần so số tiền đơn vị phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và số tiền người lao động nếu được hưởng từ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp lại cao hơn gấp 3,6 lần so với trợ cấp thôi việc mà người lao động nhận tại đơn vị. Bên cạnh đó, đơn vị tham gia bảo hiểm thất nghiệp ngoài phần đơn vị phải đóng 1% và được ngân sách nhà nước hỗ trợ 1%, còn có người lao động đóng góp 1%, việc này làm giảm gánh nặng rất lớn cho người sử dụng lao động.

Như vậy đối với những doanh nghiệp nhỏ (dưới 10 lao động) thì cả người sử dụng lao động và người lao động đều bị thiệt thòi, trong khi đó thì loại hình doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ khá lớn trên địa bàn thành phố Cần Thơ (chiếm khoảng 20%), tập trung nhiều nhất là ở các đơn vị kinh doanh, thương mại dịch vụ và những đơn vị thuộc huyện ở xa thành phố do bảo hiểm xã hội quận, huyện quản lý thu.

Hai là, chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện tại cũng đang có sự bất bình đẳng trong việc thụ hưởng quyền lợi do Nhà nước hỗ trợ 1% mức đóng giữa những người lao động có mức thu nhập thấp và người lao động có người mức thu nhập cao. Với cách tính này, những người có mức thu nhập cao được Nhà nước hỗ trợ nhiều hơn những người có mức thu nhập thấp, vô hình chung tạo điều kiện cho những người đóng mức bảo hiểm thất nghiệp cao “trục lợi” hợp pháp. Thí dụ một người có mức lương là 3.000.000 đồng/tháng, Nhà nước hỗ trợ đóng 1% bảo hiểm thất nghiệp là 30.000 đồng/tháng; một người tiền lương là 16.000.000 đồng/tháng, Nhà nước hỗ trợ đóng 1% bảo hiểm thất nghiệp là 160.000 đồng/tháng gấp, 5,3 lần người có mức thu nhập 3.000.000 đồng/tháng. Nếu tiền lương là 20.000.000 đồng/tháng thì Nhà nước hỗ trợ 200.000 đồng/ tháng, gấp 6,63 lần người có tiền lương là 3.000.000 đồng/tháng. Mặt khác, người có tiền công là 3.000.000 đồng một tháng, đơn vị và người lao động phải đóng 360.000 đồng/ năm, nếu thất nghiêp người lao động sẽ được nhận mức hỗ trợ thất nghiệp là 5.400.000 đồng. Đối với người có mức thu nhập

Một phần của tài liệu bảo hiểm thất nghiệp thực trạng và giải pháp tại thành phố cần thơ (Trang 41)