5. Bố cục của đề tài
2.5.2.1. Tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp
Tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, cấp phụ cấp thâm vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp hoặc tiền lương tiền công theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc do người sử dụng lao động quyết định, mức lương tháng tính nộp bảo hiểm thất nghiệp không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và không cao hơn 20 tháng lương tối chung tại thời điểm đóng.
Khi mức lương tối thiểu chung được điều chỉnh thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ thay đổi theo quy định trên.
34
Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau mười bốn ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng là tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Việc quy định đóng bảo hiểm thất nghiệp là bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động là phù hợp với thị trường lao động và nền kinh tế nước ta hiện nay. Nếu Nhà nước cho phép đóng bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện thì khả năng thâm hụt quỹ bảo hiểm thất nghiệp là rất cao, do tiền lương của người lao động phần lớn ở mức đủ sống nên sẽ rất khó để họ tự nguyện đóng BHTN, mặc dù quyền lợi họ được hưởng rất nhiều khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp.