Giới thiệu chung về BHXH huyện Yên Lạc

Một phần của tài liệu Hiệu quả công tác thu tại bảo hiểm xã hội huyện yên lạc giai đoạn 2014 2016 (Trang 34)

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Yên Lạc

Huyện Yên Lạc đƣợc tái lập ngày 01 tháng 01 năm 1996; Có vị trí phía Bắc giáp Thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dƣơng, phía Đông giáp huyện Bình Xuyên, Mê Linh, phía Tây giáp huyện Vĩnh Tƣờng, phía Nam là Sông Hồng, diện tích 107,67 km2, dân số 148.986 ngƣời, trong đó nữ chiếm trên 50%; số lao động trong độ tuổi là 79.300 ngƣời, chiếm trên 50% dân số.

Tổng giá trị sản xuất đạt 1.770,6 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân 15,2%/năm, trong đó: Nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng bình quân 5,4%/ năm; CN - TTCN - XD tăng bình quân 20,6%/năm; thƣơng mại - dịch vụ tăng bình quân 18,2%/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản 30,9%, Công nghiệp - TTCN - XD 48,4%, thƣơng mại - dịch vụ 20,7%. Giá trị sản xuất bình quân đầu ngƣời theo giá hiện hành đạt 21 triệu đồng.

Sản xuất nông nghiệp từng bƣớc phát triển vững chắc. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 15.470 ha, giá trị thu đƣợc trên 1 ha canh tác bình quân 80,6 triệu đồng, vƣợt mục tiêu đại hội. Năng suất lúa đạt cao nhất tỉnh, (vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa tập trung lúa đạt 67tạ/ha, bình quân đạt 64 tạ/ha, ngô 50 tạ/ha). Chăn nuôi tập trung, nuôi trồng thủy sản phát triển, hiện có 250 trang trại, thu nhập bình quân mỗi trang trại đạt từ 100 - 120 triệu đồng/năm. Quan hệ sản xuất đã từng bƣớc đổi mới, phù hợp với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất.

Quản lý Đất đai - Môi trƣờng có hiệu quả. Thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng, hoàn thành dồn ghép ruộng đất hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập

trung, tạo điều kiện cho việc cơ giới hóa, áp dụng KHKT vào sản xuất. Xử lý rác thải, nƣớc thải, không khí và tiếng ồn đảm bảo môi trƣờng xanh, sạch.

Công nghiệp - TTCN bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả quan trọng; GT- XD phát triển mạnh tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội. Giá trị CN- TTCN, xây dựng tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 2005-2010; công nghiệp-TTCN tốc độ tăng bình quân 17,9%/năm; XDCB tốc độ tăng bình quân 25,6%/năm.100% các tuyến đƣờng giao thông đƣợc xây dựng, nâng cấp cải tạo, mở rộng theo tiêu chuẩn quy định của nhà nƣớc, 95% đƣờng giao thông nông thôn đƣợc bê tông, gạch hóa, nhựa hoá.

Hoạt động kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ, tài chính phát triển.

Sự nghiệp giáo dục & đào tạo tiếp tục phát triển toàn diện và vững chắc. 83% trƣờng Mầm non, 100% trƣờng Tiểu học, 56% THCS, 25% THPT đạt chuẩn quốc gia, là huyện có tỷ lệ trƣờng đạt chuẩn cao nhất toàn tỉnh, có 03 trƣờng đạt chuẩn mức 2; triển khai xây dựng 03 trƣờng chất lƣợng cao.. Chất lƣợng giáo dục toàn diện, đại trà và mũi nhọn cú những chuyển biến tớch cực. Họcsinh thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng, học sinh giỏi cỏc cấp ở tốp đầu của tỉnh, đạt nhiều huy chƣơng vàng trong các kỳ thi Quốc gia và khu vực. Năm học 2013- 2014, tỷ lệ học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng cao nhất từ trƣớc đến nay; trƣờng THPT Yên Lạc xếp thứ 68, THPT Yên Lạc 2 xếp thứ 167 trong tốp 200 trƣờng THPT có điểm thi cao nhất toàn quốc (Trƣờng THPT Yên Lạc xếp thứ 2 toàn quốc khu vực nông thôn).

Sự nghiệp Văn hóa-Thông tin-Thể dục thể thao phát triển mạnh: Đạt 91% gia đình văn hóa, 91,6% làng văn hóa, 100% đơn vị văn hóa. 82% thôn làng, 100% số xã có nhà văn hóa. Thực hiện tốt Chỉ thị 27, 03 về nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội, mừng thọ: Nhiều năm liền huyện là đơn vị thi đua xuất sắc của tỉnh.

Sự nghiệp y tế đƣợc quan tâm chú trọng và ngày càng phát triển. Là huyện đầu tiên trong tỉnh có 100% xã, thị trấn đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Lao động và đào tạo nghề đƣợc quan tâm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 42,5%. Thực hiện tốt chƣơng trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,9%, đảm bảo an sinh xã hội.

2.1.2. Vài nét về BHXH huyện Yên Lạc.

2.1.2.1. Sơ lƣợc về BHXH huyện Yên Lạc

BHXH huyện Yên Lạc thành lập năm 1995, trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, nhiều năm liền đƣợc tặng cờ thi đua, đạt thành tích cao trong công tác BHXH. Hiện nay, BHXH huyện Yên Lạc có 15 ngƣời, trong đó có 13 ngƣời có trình độ đại học; Chi bộ BHXH huyện Yên Lạc có 10 đảng viên, mọi cán bộ, viên chức trong cơ quan luôn phát huy tốt truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, luôn chủ động sáng tạo trong công việc, thái độ phục vụ nhân dân đúng mực, cùng chung sức vì mục tiêu chung của ngành BHXH.

2.1.2.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện Yên Lạc

* Vị trí, chức năng:

+ Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.

+ Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính Nhà nƣớc của Uỷ ban nhân dân huyện.

+ Bảo hiểm xã hội huyện có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

* Nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Xây dựng, trình giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chƣơng trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chƣơng trình sau khi đƣợc phê duyệt.

+ Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:

- Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

- Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tƣợng tham gia và hƣởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

- Thu các khoản đống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với các tổ chức và cá nhân tham gia;

- Giải quyết cac chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

- Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định;

- Quản lý và sử dụng , hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản; - Ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật; giám sát việc thực hiện hợp đồng, cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và bảo vệ quyền lợi ngƣời tham gia bảo hiểm y tế; chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế;

+ Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hƣớng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế ''một cửa'' tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện.

+ Tổ chức quản lý, lƣu trữ hồ sơ các đối tƣợng tham gia và hƣởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.

+ Tổ chức hƣớng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các tổ chức và cá nhân tham gia.

+ Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lƣợng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

+ Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn.

+ Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn.

+ Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền hƣởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

+ Quản lý viên chức của Bảo hiểm xã hội huyện.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao

* Chế độ quản lý, chế độ làm việc và trách nhiệm của giám đốc BHXH huyện Yên Lạc

- Chế độ quản lý: Bảo hiểm xã hội huyện do giám đốc quản lý, điều hành. Giúp giám đốc có các phó giám đốc. Giám đốc và các phó giám đốc do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, thuyên chuyển, khen thƣởng và kỷ luật theo quy trình bổ nhiệm và phân cấp quản lý cán bộ.

Số lƣợng phó giám đốc không quá 03 ngƣời.

- Chế độ làm việc: Giám đốc làm việc theo chế độ thủ trƣởng; bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ; ban hành Quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo của Bảo hiểm xã hội huyện theo chỉ đạo, hƣớng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó. Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền cho Phó Giám đốc giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Giám đốc. Giám đốc phải chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Giám đốc đƣợc phân công hoặc uỷ quyền giải quyết.

-Trách nhiệm:

+ Quyết định các công việc thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý của Bảo hiểm xã hội huyện và chịu trách nhiệm về các quyết định đó.

+ Quyết định các biện pháp để tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các biểu hiện tiêu cực khác trong viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội huyện và chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm.

+ Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và trƣớc pháp luật khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

+ Thực hiện các quy định của pháp luật, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định quản lý hành chính nhà nƣớc của Uỷ ban nhân dân huyện.

2.2. Nguồn lực thực hiện công tác thu

2.2.1. Cơ cấu tổ chức BHXH huyện Yên Lạc

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức BHXH huyện Yên Lạc

2.2.2. Nguồn lực con ngƣời

Hiện nay, BHXH huyện Yên Lạc có 15 ngƣời, trong đó có 13 ngƣời có trình độ đại học, chiếm 86,7%. Từ năm 2011 đến nay, BHXH huyện tiếp nhận thêm 4 cán bộ, trong đó 2 ngƣời làm công tác thu, 1 ngƣời làm chế độ chính sách và 1 ngƣời làm công tác giám định. Nhiệm vụ cụ thể của từng cán bộ trong mỗi bộ phận nhƣ sau:

- Giám đốc: phụ trách chung và phụ trách các bộ phận kế toán, chính sách, sổ thẻ , công tác kiểm tra thi đua khen thƣởng.

- Phó giám đốc: phụ trách bộ phận thu, bộ phận giám định, CNTT, TN&QLHS. Giám đốc Phó Giám đốc Bộ phận thu Bộ phận kế toán Quỹ Bộ phận sổ thẻ Bộ phận chế độ chính sách

Thu BHXH bắt buộc Thu BHXH tự nguyện

Bộ phận giám định Bộ phận tiếp nhận và

- Bộ phận thu: có 5 ngƣời, ngoài phó giám đốc phụ trách có 2 ngƣời làm thu BHXH bắt buộc, 2 ngƣời thu BHXH tự nguyện. Bộ phận thu có trách nhiệm đôn đốc các đơn vị nộp tiền BHXH đúng thời hạn, đầy đủ; mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH, tham mƣu cho ban giám đốc về việc phát triển đối tƣợng thu; lập kế hoạch thu hàng tháng, hàng quý; tham gia thông tin, tuyên truyền chế độ chính sách BHXH, BHYT.

- Bộ phận kế toán: 1 ngƣời, có nhiệm vụ tổ chức cấp kinh phí chi trả cho đối tƣợng hƣởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thực hiện cấp ứng kinh phí khám, chữa bệnh và quyết toán kinh phí khám, chữa bệnh với các cơ sở khám, chữa bệnh ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính và quyết toán: thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi hoạt động quản lý bộ máy. Thực hiện chế độ, định mức chi tiêu tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán theo chế độ kế toán quy định.Theo dõi, lƣu trữ, quản lý chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định.

- Bộ phận sổ thẻ: 1 ngƣời, Tổ chức xét duyệt hồ sơ cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Tổ chức cấp và quản lý việc sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Quản lý, hƣớng dẫn, kiểm tra tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong việc cấp, sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; tờ khai, danh sách ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Đối chiếu tờ khai, danh sách đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế đã thẩm định với sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế trƣớc khi trình giám đốc ký duyệt cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; đóng số sổ; in thẻ bảo hiểm y tế. Phối hợp với bộ phận thu thực hiện kiểm tra đối chiếu, xác nhận vào sổ bảo hiểm xã hội.

- Bộ phận chế độ chính sách: 2 ngƣời, có nhiệm vụ giải quyết hồ sơ hƣởng chế độ bảo hiểm xã hội: hƣu trí, tử tuất, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và thẩm định số liệu chi trợ cấp ốm đau, thai sản, dƣỡng sức phục hồi

sức khỏe và bảo hiểm thất nghiệp. Thẩm định hồ sơ hƣởng chế độ ốm đau, thai sản, tử tuất, dƣỡng sức phục hồi sức khỏe do đơn vị sử dụng chuyển đến làm căn cứ quyết toán. Quản lý đối tƣợng hƣởng và mức hƣởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng theo từng chế độ, bao gồm cả đối tƣợng tăng, giảm và di chuyển; điều chỉnh mức hƣởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. Hƣớng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Bộ phận giám định: 1 ngƣời, có nhiệm vụ tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và tổ chức thanh lý hợp đồng theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu Hiệu quả công tác thu tại bảo hiểm xã hội huyện yên lạc giai đoạn 2014 2016 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)