ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG THÔNG QUA CÁC

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu chi nhánh cần thơ (Trang 61)

tác quản trị rủi ro để đảm bảo sự an toàn của hệ thống làm tình hình nợ quá hạn và nợ xấu thấp nhất có thể.

4.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TÀI CHÍNH

Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN là đánh giá xem ngân hàng sử dụng vốn để cho vay đối với DNVVN có hiệu quả không, vòng quay vốn tín dụng cao hay thấp, doanh số cho vay đối với DNVVN so với tổng doanh số cho vay nhƣ thế nào,… Mặt khác cũng đánh giá xem việc cho vay đối với DNVVN của ngân hàng có phục vụ chính sách phát triển kinh tế của chính phủ không. Tác động của nó trong việc tăng trƣởng kinh tế, tăng cƣờng cơ sở vật chất – kỹ thuật. Để đánh giá thì chúng ta sử dụng một số chỉ tiêu sau:

lxii

Bảng 4.14: Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

Đvt: Triệu đồng STT Khoản mục 2011 2012 2013 1 DS cho vay 7.851.583 3.690.686 3.412.739 2 DS thu nợ 7.944.615 4.253.341 3.707.957 3 Dƣ nợ cho vay 2.030.719 1.468.064 1.172.846 4 Dƣ nợ bình quân 2.070.639 1.749.392 1.320.455 5 Tổng nợ quá hạn 45.250 41.757 31.648 6 Nợ xấu 33.925 22.057 20.930 7 Nợ có khả năng mất vốn 17.883 20.402 20.930 8 Dự phòng rủi ro 36.236 29.040 27.598 9 Tổng nguồn vốn huy động 1.709.587 2.054.865 1.681.846 10 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 3,84 2,43 2,81 11 Hệ số thu nợ (lần) 1,01 1,15 1,09 12 Dƣ nợ/ Tổng vốn huy động (%) 1,19 0,71 0,70 13 Nợ quá hạn/ Tổng dƣ nợ 2,23 2,84 2,70 14 Hệ số rủi ro tín dụng (%) 1,67 1,50 1,78 15 Hệ số dự phòng rủi ro (%) 1,75 1,66 2,09 16 Hệ số khả năng mất vốn (%) 0,86 1,17 1,59

lxiii

Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của NH từ đó thấy đƣợc hiệu quả của công tác thu hồi nợ. Trong năm 2011 vòng quay vốn tín dụng là 3,84 vòng và giảm ở năm 2012 còn 2,43 vòng sang năm 2013 tăng lại đạt 2,81 vòng. Chỉ số này giảm mạnh vào năm 2012 sang năm 2013 có chiều hƣớng tăng trở lại nhƣng tốc độ không cao. Nhƣ vậy đồng vốn của Ngân hàng đƣợc thu hồi và luân chuyển có phần không tốt qua ba năm, điều này làm cho quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh bị hạn chế. Vòng quay tín dụng tiến chậm lại, tín dụng tắt nghẽn, hàng hoá tồn kho và sức tiêu thụ của ngƣời dân trì tệ. Mặt khác, chúng ta thấy đƣợc công tác chỉ đạo thu hồi nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn do môi trƣờng kinh doanh không thuận lợi DN làm ăn có kém hiệu quả dẫn đến việc vay vốn trả gốc và lãi tiền vay không đúng hạn. Tuy nhiên, NH đã cố gắng cải thiện tình hình thu nợ, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn đối với các DN.

Hệ số thu nợ

Hệ số thu hồi nợ là chỉ tiêu để đánh giá khả năng thu hồi nợ từ đồng vốn NH cho vay ra. Nếu hệ số thu hồi nợ tăng cao chứng tỏ công tác thu nợ của NH tốt, rủi ro tín dụng thấp và ngƣợc lại.

Chi nhánh có hệ số thu nợ năm 2011 là 1,01% và tăng vào năm 2012 là 1,15% sau đó giảm ở năm sau đạt 1,09%. Nguyên nhân làm hệ số này tăng trong giai đoạn 2011-2012 là do năm 2012 là năm mà các DN Nhà Nƣớc lớn thua lỗ phá sản nhóm nợ này chuyển sang nợ xấu hoặc nợ có khả năng mất vốn, để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh NH buộc phải tăng cƣờng thu nợ năm trƣớc ở những món chƣa thanh toán hoặc nợ quá hạn nên làm hệ số này tăng lên. Sang năm 2013, NH tiếp tục công tác thu hồi nợ nhƣng tình hình khó khăn vẫn chƣa đƣợc khắc phục các DN đã giải thể trong năm 2012 quá nhiều nợ xấu cao… nên hệ số này có phần giảm đi.

Dƣ nợ / Tổng vốn huy động

Dƣ nợ trên vốn huy động giúp ta có thể so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời để xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động đƣợc. Hay nói cách khác, đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng vào công tác cấp tín dụng DNVVN. Chỉ tiêu này quá lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt. Dƣ nợ cho vay trên vốn huy động của chi nhánh biến động nhƣ sau: năm 2011 là 1,19%; năm 2012 0,71%; năm 2013 0,70%. Tỉ lệ này có xu hƣớng giảm qua 3 năm. Năm 2011 tỉ lệ này khá cao trên 100% sử dụng hầu hết các nguồn vốn huy động, trong khi theo Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN thì chỉ đƣợc sử dụng dƣới

lxiv

80% vốn huy động để cho vay cho thấy tình hình sử dụng vốn không hiệu quả. Hai năm sau chỉ số này nằm trong khung cho phép do nhu cầu vay vốn của các DN ít đi nên cho dù nguồn vốn giai đoạn 2012-2013 có giảm nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc tình hình cho vay của NH.

Nợ quá hạn / Trên tổng dƣ nợ

Nhìn chung, dƣ nợ tại NH giảm qua các năm cùng với đó thì nợ quá hạn cũng giảm tƣơng ứng về số tuyệt đối. Cho thấy ngoài việc thắt chặt tín dụng NH cũng chú ý đến công tác xử lý nợ quá hạn góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng. Qua bảng số liệu ta thấy rõ tình hình nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ của NH biến động nhƣ sau: năm 2011 là 2,23%; năm 2012 là 2,84% và năm 2013 giảm còn 2,70% nhƣng vẫn còn cao hơn năm 2011. Nguyên nhân do tổng cầu trên thị trƣờng giảm mạnh, hàng tồn kho của các DN tăng lên kinh doanh khó khăn làm khả năng trả nợ của các DN yếu đi không thể trả nợ đúng kì hạn nhƣ đã ký kết với chi nhánh NH.

Hệ số rủi ro tín dụng ( Nợ xấu / Tổng dƣ nợ)

Những câu chuyện về thua lỗ, giải thể, phá sản của các Doanh nghiệp không còn mới trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù rất thận trọng trong quá trình cho vay nhƣng rủi ro là khó tránh khỏi. Số nợ xấu của NH giảm qua 3 năm nhƣng do tổng dƣ nợ giảm nhiều trong giai đoạn 2011-2013 nên làm cho hệ số rủi ro của NH tăng. Cụ thể năm 2011 là 1,67%; năm 2012 là 1,50% và sang năm 2013 tăng lên 1,78%. Tình hình nợ xấu đƣợc thống kê của các NHTM ngày một tăng và Eximbank Cần Thơ cũng không tránh khỏi tình hình nợ xấu nhƣng đang cố gắng cải thiện từng ngày.

Hệ số dự phòng rủi ro

Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dƣ nợ đƣợc trích lập dự phòng. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lƣợng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất lƣợng cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản dự phòng chƣa đƣợc trích lập đủ theo quy định. Để nâng cao chất lƣợng tín dụng và hạn chế rủi ro thì việc trích lập dự phòng là rất quan trọng, ngoài dự phòng chung phải trích lập thì dự phòng cụ thể càng nhiều đồng nghĩa với việc nợ xấu càng cao, chất lƣợng tín dụng thấp làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh do dự phòng đƣợc hạch toán vào chi phí hoạt động. Tuy nhiên, việc sử dụng dự phòng sẽ nâng cao chất lƣợng tín dụng và giúp hoạt động của hệ thống an toàn hơn trƣớc những biến động.

lxv

Tỉ lệ dự phòng rủi ro của NH thay đổi qua 3 năm, giai đoạn năm 2011- 2012 có xu hƣớng giảm từ 1,75% xuống 1,66% và tăng lên cao vào giai đoạn sau năm 2013 tỉ lệ này là 2,09%. Nguyên nhân do tình hình nợ xấu đang nổi cộm trong hệ thống các NH buộc các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng để giải quyêt tình hình nợ xấu. Theo Ông Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia lĩnh vực ngân hàng chỉ ra rằng, các giao dịch vay mƣợn, đầu tƣ kể cả trái phiếu, tín phiếu đều có những rủi ro nên phải đƣợc trích lập dự phòng. Đây cũng là chuẩn mực mà quốc tế thƣờng áp dụng “Việc gia tăng trích lập dự phòng, báo cáo nợ xấu theo quy định mới có thể làm cho các ngân hàng bị giảm lợi nhuận khiến mục tiêu giảm lãi suất của NHNN khó thực hiện. Do đó NHNN cần lƣu ý sử dụng các công cụ để ổn định thanh khoản, không cho các ngân hàng tăng lãi suất”.

Hệ số khả năng mất vốn

DN gặp khó khăn kéo theo lợi nhuận của NH giảm đi, nhiều hệ luỵ kinh tế xảy ra. Doanh số thu hồi nợ của chi nhánh đã giảm mà số nợ có khả năng mất vốn tăng lên trong giai đoạn 2011-2013, hầu hết các khoản nợ nhóm 5 này khó có thể thu hồi đƣợc. Hệ số khả năng mất vốn của NH lần lƣợt nhƣ sau: năm 2011 là 0,86%; năm 2012 tăng lên 1,17% và năm 2013 là 1,59%. Nhóm nợ có khả năng mất vốn này tăng qua giai đoạn 2011-2013, NH nên sử dụng khoảng dự phòng đã trích lập theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN để xử lý nhóm nợ này, đồng thời tăng cƣờng công tác phát mãi tài sản, thu hồi nợ để bù đắp các tổn thất và để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể.

lxvi

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI EXIMBANK CHI NHÁNH

CẦN THƠ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu chi nhánh cần thơ (Trang 61)