CÔNG TÁC TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu chi nhánh cần thơ (Trang 37)

4.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng chung của Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là từ hoạt động cho vay, nhƣng những năm vừa qua do bất ổn kinh tế chính trị làm thu nhập của NH bị ảnh hƣởng, kết quả kinh doanh thay đổi ít nhiều. Qua bảng số liệu sau ta có thể thấy cụ thể tình hình hoạt động của NH qua 3 năm 2011-2013:

Bảng 4.2: Tình hình tín dụng của Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank chi nhánh Cần Thơ)

4.2.1.1 Doanh số cho vay

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy rõ một điều doanh số cho vay của Eximbank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-2012 có một sự giảm sút mạnh và giai đoạn sau tăng lên không nhiều so với sự sụt giảm trƣớc đó. Năm 2012 đạt 4.473.304 triệu đồng giảm 55,01% so với năm 2011. Nguyên nhân do doanh số cho vay trung và dài hạn giảm mạnh, cho vay ngắn hạn không đủ để bù đắp mà còn giảm, kinh tế khó khăn nợ xấu còn nhiều làm NH thêm e dè trong quá trình cho vay. Nguồn khách hàng chủ lực của NH là các DNVVN đây thƣờng là nhóm khách hàng có nhu cầu về vốn ngắn hạn cả về huy động lẫn cho vay, các khoản vay này thƣờng thì có thời gian thu hồi nhanh và rủi ro thấp hơn so với cho vay trung - dài hạn. Giới hạn tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung - dài hạn (Thông tƣ 15/2009/TT-NHNN), lấy ngắn nuôi dài không phải là các, hoạt động cho vay trung và dài hạn bị siết chặt hơn.

Năm 2013, doanh số có tăng nhƣng chỉ tăng ít ỏi so với đợt giảm trƣớc đó, tăng 9,52% so với năm 2012 không tạo ra nhiều đột biến cho hoạt động tín

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % DSCV 9.943.063 4.473.304 4.899.230 (5.469.759) (55,01) 425.926 9,52 DSTN 10.657.613 4.874.692 5.339.114 (5.782.921) (54,26) 464.422 9,53 Dƣ nợ cho vay 2.237.030 1.835.642 1.395.758 (401.388) (17,94) (439.884) (23,96) Tổng NQH 61.645 61.030 50.379 (615) (1,00) (10.651) (17,45) Nợ xấu 41.505 45.310 33.661 3.805 9,17 (11.649) (25,71)

xxxviii

dụng. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng không nhiều là do nút thắt tín dụng từ năm 2012 vẫn chƣa đƣợc tháo gỡ, tình hình nợ xấu vẫn chƣa đƣợc cải thiện, chính sách giải cứu hàng tồn kho chƣa đƣợc triển khai mạnh nên chƣa tác động đến thị trƣờng và các doanh nghiệp. Mặc dù DSCV thấp nhƣng nhiều DN đến NH xin vay vốn đều bị từ chối vì khả năng trả nợ của doanh nghiệp chƣa tốt, điều kiện cho vay không thay đổi, tài sản đã thế chấp hết cho các khoản nợ cũ, nợ cũ chƣa trả đƣợc,… Những DN có đủ điều kiện vay thì lại chƣa muốn mở rộng sản xuất kinh doanh nên chƣa có nhu cầu vay thêm vốn, chƣa kể lãi suất cho vay trung, dài hạn vẫn còn cao và khó tiếp cận.

4.2.1.2 Doanh số thu nợ

Ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay, chỉ tiêu doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng, đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh phần lớn hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Khả năng thu nợ càng cao thì khả năng hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng đạt hiệu quả đảm bảo vòng quay vốn của NH và giảm đi rủi ro trong quá trình tín dụng.

Nhìn vào bảng 4.2 ta nhận thấy rõ DSTN giảm mạnh trong giai đoạn 2011-2012 giảm đến 54,26 % từ thu về 10.657.613 triệu đồng năm 2011 giảm xuống còn 4.874.692 triệu đồng, nguyên nhân do DSCV giai đoạn này giảm mạnh tác động đến tình hình thu nợ của NH, khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nƣớc ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, một số DN quốc doanh làm ăn thua lỗ kéo dài thời gian trả nợ. Năm 2013 tăng nhƣng không là bao tăng 9,53% so với năm 2012. Nguyên nhân là do DSCV chƣa đƣợc cải thiện nhiều, còn chịu ảnh hƣởng từ tình hình kinh doanh khó khăn của giai đoạn trƣớc đó, các công ty xuất nhập khẩu hàng nông- thuỷ sản đối mặt vấn đề chất lƣợng và sức ép về giá dẫn đến thua lỗ, phá sản và lâm nợ ngân hàng, thu nợ tín dụng cũng từ đó mà giảm. NH cần có những biện pháp cải thiện tình hình thu nợ để đảm bảo khả năng quay vốn của NH trong giai đoạn tới.

4.2.1.3 Dƣ nợ

Chỉ tiêu dƣ nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Dƣ nợ cho vay cho chúng ta biết đƣợc Ngân hàng còn phải thu về bao nhiêu vốn nữa từ khách hàng. Dƣ nợ cho vay bao gồm số tiền lũy kế của những năm trƣớc chƣa thu hồi đƣợc và số dƣ phát sinh trong năm hiện hành, qua đó phản ánh đƣợc thực tế quy mô tín dụng của Ngân hàng nhƣ thế nào.

xxxix

Trong 3 năm 2011 -2013 dƣ nợ giảm liên tục và giảm mạnh vào năm 2013 từ 2.237.030 triệu đồng năm 2011 xuống còn 1.395.758 triệu vào năm 2013. Nguyên nhân do tác động từ nền môi trƣờng kinh doanh khó khăn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN đi xuống. Bên cạnh khó khăn về vốn, hàng hóa sản xuất của các doanh nghiệp có sức tiêu thụ giảm, cũng nhƣ tiến độ thực hiện một số dự án công nghiệp, giao thông, xây dựng còn chậm thời điểm này. Một số khách hàng có nhu cầu vay thêm vốn nhƣng chƣa thanh toán món nợ cũ nên NH không thể giải ngân đồng thời tập trung công tác thu hồi nợ làm doanh số thu nợ của NH giảm đi. Lãi suất cho vay tại các TCTD giảm đi, nhƣng mức tăng trƣởng tín dụng chung của toàn ngành vẫn chƣa nhƣ mong đợi, các doanh nghiệp vẫn chƣa thể hấp thụ đƣợc vốn. Lãi suất ngân hàng không còn là trở ngại chính, mà chủ yếu nằm ở vấn đề tài sản đảm bảo khi đi vay của các doanh nghiệp cũng nhƣ khả năng hoàn trả vốn cho NH.

4.2.1.4 Nợ quá hạn

Nhƣ bao loại hình kinh doanh khác, hoạt động tín dụng Ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc thù, luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro vì hoạt động tín dụng Ngân hàng luôn gắn liền và có mối quan hệ chặt chẽ với mọi đối tƣợng khách hàng. Nếu Ngân hàng xem xét thận trọng trong quá trình cho vay và khách hàng làm ăn có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ tiền vay đúng thời hạn thì tất nhiên là nợ quá hạn sẽ ít. Ngƣợc lại, nếu trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay có nhiều thiếu sót, dẫn đến nguồn vốn vay sử dụng kém hiệu quả hoặc sai mục đích, khách hàng chậm trả nợ vay thì nợ quá hạn sẽ gia tăng. Vì vậy, việc tìm kiếm khách hàng tin tƣởng để cho vay là rất quan trọng, tuy nhiên cần phải năng động và phải quyết đoán, vì nếu quá thận trọng sẽ mất đi những cơ hội cho vay hấp dẫn có thể mang lại lợi nhuận cao.

Trong giai đoạn năm 2011-2013, Eximbank Cần Thơ nhờ những cố gắng kiểm soát và quản lý tín dụng, đơn vị đã kiềm chế đƣợc sự gia tăng của nợ quá hạn tình hình nợ quá hạn của NH giảm qua các năm. Năm 2011 là 61.650 triệu đồng, năm 2012 là 61.030 triệu và năm 2013 còn 50.379 triệu đồng. Mặc dù kinh tế khó khăn nhƣng tình trạng nợ quá hạn của NH có xu hƣớng giảm vì số lƣợng các DN phá sản, thua lỗ ngày càng nhiều NH dè dặt hơn trong lựa chọn đối tƣợng cho vay vì sợ các DN này sẽ không đảm bảo khả năng thanh toán góp phần làm số nợ quá hạn giảm đi đáng kể.

4.2.1.5 Nợ xấu

Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lƣu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng cũng nhƣ tại

xl

đơn vị. Eximbank Cần Thơ luôn tìm mọi biện pháp để khắc phục tình hình nợ xấu và cụ thể đã giảm vào giai đoạn năm 2012-2013 từ 45.310 triệu đồng còn 33.661 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 25,71%. Năm 2012, nợ xấu tăng 3.805 triệu đồng, do kinh tế trong nƣớc tăng trƣởng chậm lại làm cho DN gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, hàng tồn kho tăng cao, không còn khả năng trả nợ ngân hàng. Nợ xấu NH chủ yếu tập trung vào các DN nhà nƣớc do các DN này đƣợc ƣu đãi về mặt tín dụng có xu hƣớng sử dụng đòn bẫy tài chính nhiều hơn. Sang năm 2013 tình hình nợ xấu đƣợc cải thiện hơn do NH dè dặt hơn trong lựa chọn khách hàng, kiểm tra gắt gao công tác thu hồi nợ, đảm bảo chất lƣợng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vô tình hay cố ý đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một, hay nhóm ngƣời, dẫn đến các quyết định cho vay không chuẩn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu chi nhánh cần thơ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)