Rối loạn tiêu hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn được gây bệnh thực nghiệm bằng chủng virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRSV - HY - 09) (Trang 65)

- Phòng bệnh bằng vacxin

a)Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa biểu hiện rất rõ ở lợn thí nghiệm, những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là giảm ăn, bỏ ăn. Qua theo dõi cả 3 lợn thí nghiệm đều có biểu hiện giảm ăn hoặc bỏ ăn.

Theo bảng 4.6 về triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn gây nhiễm PRRSV thực nghiệm, ta thấy hiện tượng táo bón, xảy ra ở cả 6 lợn thí nghiệm với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Lợn TN2 bị táo bón nặng nhất (Hình 4.10). Lợn TN1, TN3, TN4, TN5, TN6 có hiện tượng táo bón ở mức độ trung bình. Sở dĩ có hiện tượng táo bón nặng là do lợn bị sốt cao, tần số hô hấp tăng làm cho lợn bị mất nước, kéo theo đó lượng nước nằm trong ống tiêu hóa bị giảm, cơ thể tăng tái hấp thu nước ở ruột già, làm cho lượng nước trong phân giảm, phân trở nên rắn hơn gây ra hiện tượng táo bón.

Đồng thời qua quá trình quan sát lợn gây bệnh thực nghiệm, chúng tôi thấy ở lợn TN1, TN2, TN3,TN5,TN6 đều có hiện tượng tiêu chảy, phân dính bết vào hậu môn (Hình 4.8, Hình 4.9). Hiện tượng tiêu chảy xảy ra do sự tấn công của virus PRRS, làm suy giảm hô hấp, suy giảm sức đề kháng của con vật nên dễ nhiễm các bệnh kế phát khác.

Theo Lê Văn Năm (2007), tỷ lệ tiêu chảy trên lợn choai và lợn sau cai sữa là 50%, theo Phạm Ngọc Thạch, Đàm Văn Phải (2007), tỷ lệ tiêu chảy là 18% và không quan sát hiện tượng táo bón nào trong số lợn thí nghiệm. Như vậy hiện tượng rối loạn tiêu hóa đã có sự sai khác với các nghiên cứu trước đó của các tác giả khác. Sở dĩ có sự sai khác là do, các tác giả tiến hành nghiên cứu lợn tự nhiên, nên lợn chịu ảnh hưởng của tập quán chăn nuôi và vệ sinh môi trường nên trong quá trình chăn nuôi có tiếp xúc với các loại mầm bệnh khác nhau. Khi virus PRRS tấn công, các mầm bệnh virus dịch tả lợn,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

Pasteurella multocida suis, Salmonella ssp, Streptococus suis, E. Coli, Mycoplasma spp,... có cơ hội gây bệnh.

b) Xuất huyết dưới da

Trong quá trình quan sát triệu chứng của lô thí nghiệm, chúng tôi thấy có biểu hiện xuất huyết dưới da, dễ dàng quan sát nhất là ở vùng da mỏng: Sau tai, vùng bẹn, vùng bụng, mặt trong của đùi,... trong 6 lợn thí nghiệm thì cả 6 con đều có hiện tượng xuất huyết vùng da mỏng (Hình 4.13).

Hiện tượng tai xanh là do virus tấn công vào đại thực bào, đặc biệt là có ái lực mạnh với đại thực bào phế nang. Phổi bị chắc đặc, dính vào xoang ngực chính là nguyên nhân gây khó thở, làm cho nồng độ CO2 trong máu tăng cao, làm cho máu thẫm màu hơn. Những vùng da mỏng, tập trung nhiều mạch quản là những nơi biểu hiện xanh tím rất rõ ràng.

Mặc dù bệnh có tên gọi là “tai xanh” nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có lợn TN1 có tai màu xanh (Hình 4.7), chiếm 33,3%. Lợn có hiện tai màu xanh khi lợn mắc bệnh nặng và ở giai đoạn cuối trước khi chết biểu hiện “tai xanh” mới rõ ràng.

So sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây: Theo Lê Văn Năm (2007) tỷ lệ này là 63,5%, theo Phạm Ngọc Thạch, Đàm Văn Phải (2007), tỷ lệ này là 44,53%. Sở dĩ có sự sai khác là do các tác giả nghiên cứu trên lợn tự nhiên, nên bệnh PRRS có tính chất trầm trọng hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Hình 4.13. Xuất huyết ở dưới da tai Hình 4.14. Lợn tiêu chảy

Hình 4.15. Phân lợn tiêu chảy Hình 4.16. Phân lợn táo bón

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn được gây bệnh thực nghiệm bằng chủng virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRSV - HY - 09) (Trang 65)