- Phòng bệnh bằng vacxin
b) Thời gian xuất hiện kháng thể kháng PRRS
Chúng tôi tiến hành lấy máu của lợn vào các ngày 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15,17,19, 21 sau gây nhiễm chắt huyết thanh kiểm tra sự tạo thành kháng thể kháng PRRSV bằng phương pháp ELISA để đánh giá đánh mức độ gây bệnh của virus, kết quả được trình bày trong bảng 4.5
Bảng 4.5. Hàm lượng kháng thể kháng PRRSV của một số ngày gây nhiễm tính theo SP Lợn Ngày sau gây nhiễm 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 TN1 0,21 0,26 0,29 0,78 0,89 1,12 0,69 * * * * TN2 0,2 0,26 0,3 0,79 0,92 1,02 0,63 * * * * TN3 0,28 0,28 0,29 0,8 0,89 1,28 0,79 0,61 0,54 0,43 0,64 TN4 0,19 0,24 0,3 0,68 0,92 1,33 0,79 0,56 0,49 0,44 0,68 TN5 0,22 0,28 0,28 0,77 0,88 1,22 0,77 0,64 0,6 0,54 0,59 TN6 0,18 0,29 0,29 0,81 0,98 1,42 0,84 0,71 0,65 0,61 0,68 ĐC1 0,21 0,22 0,2 0,23 0,22 0,21 0,23 0,23 0,22 0,2 0,2 ĐC2 0,18 0,19 0,22 0,22 0,26 0,19 0,24 0,24 0,22 0,21 0,21 Ghi chú:(*) lợn chết, không có số liệu. + Nếu SP ≥ 0,4 dương tính ( 0,4 ≤ SP < 0,8 (+); 0,8 ≤ SP < 1,5 (++); 1,5 ≤ SP (+++)) + Nếu 0,3 ≤ SP ≤ 0,4 nghi ngờ + Nếu SP ≤ 0,3 âm tính
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48
Qua bảng 4.5 ta thấy hàm lượng kháng thể trong máu sau gây nhiễm đã có sự biến động chứng tỏ chúng tôi đã gây nhiễm thành công cho lợn. Từ ngày thứ 7 sau gây nhiễm đã thấy sự xuất hiện của kháng thể kháng virus PRRS trong cơ thể lợn, kháng thể được tạo ra chính là kháng thể kháng lại chủng virus PRRSV-HY-09 được gây nhiễm . Hàm lượng kháng thể tăng dần và đạt cao nhất vào ngày thứ 11 sau gây nhiễm ở cả 6 lợn: lợn TN1 chỉ số SP đạt mức 1,12, lợn TN2 chỉ số SP là 1,02 và lợn TN3 chỉ số SP vào ngày thứ 11 lên đến 1,28, lợn TN4, TN5, TN6 lần lượt có giá trị SP đạt 1,33; 1,22; 1,42. Sau đó thì giá trị SP giảm mạnh, điều này cho thấy độc lực của virus ngày càng tăng, đã trung hòa kháng thể trong máu làm hàm lượng kháng thể trong máu của cả 6 lợn đều giảm xuống, nhưng lợn TN1, TN2 giảm xuống thấp nhất, ngày thứ 13 chỉ số SP giảm xuống còn 0,69 (TN1) và 0,63 (TN2) và 2 lợn chết ở ngày thứ 15 sau gây nhiễm.
Lợn TN3, TN4, TN5, TN6 chỉ số SP cũng giảm nhưng không giảm mạnh như ở lợn TN1, TN2, do vậy cả 2 lợn đều qua khỏi thời gian này và hình thành miễn dịch với PRRSV, hàm lượng kháng thể tăng trở lại.
Cả 2 lợn đối chứng đều không thấy xuất hiện kháng thể kháng PRRSV, điều đó chứng tỏ đã gây nhiễm thành công chủng virus PRRSV-HY-09.