Xuất mô hình cấp nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình nông thôn tại xã

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng và đề xuất mô hình cấp nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình nông thôn tại xã Việt Hùng - huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh. (Trang 47)

Một số mô hình cấp nước cho một hộ gia đình

-Giếng khơi (giếng đào): Là công trình thu nước ngầm mạch nông, có

đường kính trung bình khoảng 0,8 - 2,0m và chiều sâu từ 3 - 20m; cấp nước cho một hoặc một vài hộ gia đình, về kỹ thuật xây dựng:

+ Làm nền giếng: Nền giếng cần có đường kính khoảng 2,5 - 3,0m kể từ tâm giếng (tùy theo địa hình), nện kỹ bằng sỏi cát và láng bên trên xi măng thật chắc chắn, tốt hơn nên đổ một lớp bê - tông dày: phải xây cao hơn mặt sân và vườn chung khoảng 30cm. có độ nghiêng cho nước tràn ra ngoài và phía ngoài có gờ chắn nước vây quanh, góp nước thải lại và có lối dẫn nước ra xa.

+Làm thành giếng và che giếng: Thành giếng phải xây cao ít nhất từ 0,8 - 1m để bảo vệ (trẻ em khỏi bị rơi xuống giếng khi chơi đùa hay múc nước) mặt khác, để khi mưa, lụt nước bẩn, chất bẩn khỏi tràn vào giếng. Giếng có đường kính khoảng 1m thì thường có ánh sánh chiếu vào mặt nước. Cần có loại mái che cho lá cây, rơm rạ khỏi bay vào giếng, tốt nhất là làm bằng thép không rỉ.

+Dụng cụ lấy nước: Gàu múc, bơm tay hoặc bơm điện nhỏ và ống PVC. +Vật liệu lọc: Gồm sỏi, cát dải trực tiếp ở đáy giếng để lọc cho nước trong và khi bơm không bị vẩn đục.

+Kinh phí xây dựng: 500.000 - 1.000.000 đồng/giếng.

+Mô hình trên phù hợp với quy mô hộ gia đình: Đối với các hộ gia đình không có điều kiện về kinh tế nên áp dụng mô hình này để khai thác nguồn nước để sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày và các hộ gia đình cần tham khảo

thêm các quy mô cấp nước khác để nâng cấp sao cho đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và khắc phục nếu có sự cố.

-Giếng khoan:

Đối với các hộ gia đình có điều kiện khá giả có thể áp dụng mô hình này, vì chất lượng đảm bảo hơn so với giếng khơi do ít bị ảnh hưởng bởi nguồn nước mặt.

Là công trình thu nước ngầm, có đường kính trung bình 48 - 60mm, độ sâu tùy thuộc vào độ sâu tầng chứa nước.

+Thân giếng (còn gọi tắt là ống vách): Là ống nhựa PVC được nối với nhau bằng keo dán, ống vách phụ thuộc vào chiều sâu của giếng.

+Ống lọc: Là ống nhựa PVC được nối với ống vách, đặt trục tiếp trong lớp đất đá để thu nước vào giếng và chống bùn tràn vào giếng. Chiều dài ống lọc phụ thuộc vào độ dày của tầng chứa nước và lượng cần sử dụng.

+Ống lắng: Là ống nhựa PVC được nói với ống lọc đề giữ lại cặn cát lọt qua ống lọc vào giếng. Chiều dài ống lặng khoảng 1,0 - 1,5m.

+Bơm tay hoặc bơm máy: Đối với những giếng khoan nông thì có thể sử dụng bơm tay đề lấy nước sinh hoạt, còn giếng khoan sâu thì không thể sử dụng bơm tay được thì phải dùng máy bơm điện.

+Kinh phí xây dựng: 1.000.000 - 2.000.000đ/giếng

-Đối với cả giếng khoan và giếng đào cần lưu ý:

-Vị trí giếng nên cần ở gần nhà nhưng cách xa chuồng trại chăn nuôi và nhà vệ sinh, tối thiểu là 10m. Giếng phải có nắp đậy.

-Để tránh nước mưa, nước thấm trực tiếp xuống giếng cần phải lát nền xung quanh và có rãnh thoát nước dẫn ra xa nguồn nước.

-Phải xét nghiệm trước khi sử dụng.

-Công trình vệ sinh quanh giếng: Chỉ nên xây nhà tắm, bể rửa gần giếng và những công trình này phần nền phải chắc chắn, có gờ giữ nước thải và có đường góp nước thải dẫn ra xa.

Mô hình bể lọc bằng than hoạt tính trong lọc nước sinh hoạt

Nhằm góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, phòng chống bệnh tật, tôi xin hướng dẫn kỹ thuật xây dựng bể lọc nước đơn giản với nguyên liệu chính là Than hoạt tính.

Đây là dạng bể lọc đơn giản mà mỗi gia đình đều có thể tự làm được với chi phí bỏ ra chỉ từ vài trăm ngàn đồng.

Hình 4.7: Sơ đồ mô hình bể lọc bằng than hoạt tính có dàn phun mưa trong lọc nước giếng khoan

Tùy theo điều kiện thực tế ở từng gia đình, có thể xây dựng bể lớn, nhỏ khác nhau. Chỉ cần lắp đặt đúng theo sơ đồ chỉ dẫn là bạn đã có được một nguồn nước sinh hoạt trong lành, tinh khiết.

Từ nguồn nước muốn lọc, các hộ gia đình cho nước đi qua vòi sen để tạo mưa (hạt nhỏ - khỏi làm sói mòn lớp cát trên cùng). Qua lớp cát trên cùng, nước đã được lọc sơ các loại bụi bẩn, sinh vật, phèn. Nước sẽ thấm qua lớp than hoạt tính. Lớp than hoạt tính này có tác dụng hấp phụ các chất độc hại, các loại vi sinh vật nguy hiểm và trung hòa các khoáng chất khó hoàn tan trong nước. Qua lớp than hoạt tính, nước tiếp tục thấm qua lớp cát lớn, lớp sỏi nhỏ và lớp sỏi lớn nhất để đi ra bể chứa nước sạch.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, các bạn nên sử dụng ống nước bằng nhựa, có khoan lỗ đường kính khoảng 0,5 cm dọc thân ống, còn đầu ống phía

trong được bịt lại. Như vậy, nước sẽ thấm qua các lỗ nhỏ rải đều trên ống chứ không chảy trực tiếp vào đầu ống. Điều này sẽ tránh ống bị nghẹt và lượng nước vào ống đều hơn.

Ngoài ra, một số điều các bạn cần chú ý là tất cả vật liệu cho vào bể nước (ngoại trừ than hoạt tính) như cát, sỏi,… đều nên được rửa sạch trước.

Tùy theo điều kiện thực tế và tình trạng nguồn nước, cứ 3-6 tháng, các bạn phải lọc bỏ lớp phèn đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng bằng cách: khuấy đều lớp nước mặt (để nước khoảng 2-3 cm), rồi mở van xả phèn phía trên, tất cả lớp phèn đọng sẽ bị trôi ra ngoài, làm lại một hai lần để nước sạch hoàn toàn. Ngoài ra, nếu tình trạng nước nhiễm bẩn, nhiễm phèn quá nặng, các bạn nên thay lớp cát trên cùng sau vài tháng sử dụng. Lưu ý: khi thay cát, nhớ nạo từ từ, đừng để ảnh hướng đến lớp than hoạt tính phía dưới (vì nó còn được sử dụng lâu dài). Sau 9 tháng đến 1 năm, bạn nên thay toàn bộ cát và than hoạt tính.

Nhận xét: Nước sau khi được lọc qua mô hình trên được chảy sang bể chứa nước và nước này có thể dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Mô hình này không sự dụng hóa chất, thiết kế bể lọc đơn giản, vận hành không phức tạp, vi sinh hữu cơ được phân tách nhanh và tốt hơn, lượng các bon hòa tan được loại giảm hiệu quả, amoniac cũng được oxy hóa tốt hơn, toàn bộ các hạt bẩn, có kích thước nhỏ vẫn có thể được tách bỏ nhanh chóng.

-Ngoài xử lý thô với cặn, rác, cũng có thể sử dụng một số phương pháp xử lý chất thải, hóa chất độc hại sơ bộ như: dùng phèn chua, sau đó dùng phương pháp lọc chậm như một bước lọc cuối cùng để đảm bảo về thời gian, tăng công suất lọc.

-Chú ý vệ sinh khu vực xung quanh bể lọc để tránh tình trạng nguồn nước bị tái ô nhiễm sau khi ở bể chứa an toàn. Việc vệ sinh bể chứa, bể lọc cũng cần phải được chú ý. Trong một số trường hợp, bể lọc không còn đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh, an toàn của quy trình lọc, nên xây mới.

-Sau lần lọc đầu tiên của phương pháp lọc chậm, cần mang nguồn nước đi kiểm tra xem nó đã an toàn hay chưa trước khi đưa vào sử dụng.

Một số mô hình cấp nước sinh hoạt dành cho các hộ gia đình có điều

kiện kinh tế cao và có chuyên môn về kỹ thuật xử lý nước sinh hoạt

Xử lý nước cấp bằng công nghệ thẩm thấu ngược là một giải pháp màng lọc kỹ thuật nhằm loại bỏ nhiều loại phân tử lớn, tách ly các ion tồn tại dưới dạng muối khoáng hòa tan bằng cách dùng áp lực của máy bơm đẩy nước qua màng bán thấm. Kết quả là các muối khoáng hòa tan được giữ lại ở phía bên áp lực của màng và chỉ cho nước sạch (gần tinh khiết) đi qua một cách chọn lọc.

Hình 4.8: Máy lọc nước RO

Công nghệ lọc RO cho phép loại bỏ tất cả các chất hòa tan và không hòa tan ra khỏi nước. Nước lọc RO có thể coi là H2O tinh khiết (tuy không bằng nước cất). Tuy nhiên, giá thành của thiết bị này khá cao nên khó có thể khuyến khích người dân sử dụng rộng dãi. Công dung của công nghệ lọc thẩm thấu ngược là:

+ Ngăn chặn bùn đất rỉ sét, các tạp chất trong nước. + Ngăn chặn vi khuẩn, Amip ăn não người.

+ Loại bỏ độc tố và các chất gây ung thư, viêm da.

+ Tăng oxy hòa tan trong nước, chống lão hóa và ngăn ngừa khô da. + Trung hòa axit dư thừa, khử mùi, làm mềm nước, cân bằng độ PH.

+ Nước qua hệ thống lọc của máy lọc nước Kangaroo hoàn toàn tinh khiết và có thể uống ngay mà không cần đun sôi.

+ Tự động lọc nước, rửa màng RO trước khi lọc nước, tự động xả nước thải và dừng khi thiếu nước.

+ Ngừng hoạt động khi bình nước đầy, tránh lãng phí điện.

+ Máy lọc nước cấu tạo nhỏ gọn, đẹp và sang trọng, tiết kiệm điện.

Nhận xét: Phương pháp lọc nước RO là một phương pháp hiện đại

nhất nhưng giá thành của máy lọc nước xử lý bằng RO gấp 5 - 10 lần các phương pháp khác, đồng thời lượng nước xử lý rất thấp, không có hiệu quả kinh tế. Ống lọc sẽ được gọi là hỏng, phải bỏ đi khi nước ở đầu ra không sạch và nhiễm bẩn như nước ở đầu vào, hoặc tệ hơn là không thoát nước đồng thời lại không thể vệ sinh để sử dụng trở lại.

-Phương pháp lọc và tiệt trùng bằng hóa chất

Sử dụng thuốc khử trùng Cloramin B hoặc Cloramin T, thuốc này có

2 dạng: dạng viên và dạng bột.

+Đối với dạng viên: dùng 1 viên Cloramin B hoặc T hòa vào một ca nước, sau đó đổ vào thùng nước 25 lít đã được làm trong, khuấy đều.

+Đối với dạng bột: dùng 1 gam Cloramin B hoặc T 25% cho 100 lít nước đã được làm trong.

Nước sau khi xử lý bằng Cloramin B hoặc T thì đợi sau 30 phút mới được sử dụng cho ăn uống và tắm rửa. Nước dùng để khử trùng không được lấy nước trực tiếp từ sông, suối, ao hồ mà phải sử dụng nguồn nước đã được làm trong.

Với phương pháp khử trùng này, cần lưu ý:

+Thuốc khử trùng phải được cất giữ cẩn thận, tránh xa tầm tay trẻ em, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.

+ Nước đã được khử trùng có thể dùng để nấu ăn và uống trực tiếp. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn cần đun sôi trước khi uống.

Khử trùng nước bằng phương pháp SODIS (hay còn gọi là khử trùng

+ Nước sau khi làm trong đựng vào những chai nhựa màu trắng (có thể sử dụng chai nhựa đã dùng rồi) rửa sạch, sau đó đem phơi dưới ánh nắng mặt trời.

+Trong trường hợp có nắng liên tục và nhiệt độ ngoài trời lên trên 31oC thì sau 6 tiếng đồng hồ, có thể sử dụng nước này để nấu ăn và uống trực tiếp.

+Trường hợp trong 6 tiếng đồng hồ không có nắng liên tục và nhiệt độ ngoài trời dưới 31oC thì phải phơi nước trong 2 ngày mới có thể sử dụng.

+ Nếu trời không có nắng và mưa thất thường thì nước sau khi được làm trong phải đun sôi trước khi uống. Cách tốt nhất là phơi những chai nước này trên mâm nhôm để hấp thụ ánh nắng mặt trời hoặc phơi trên mái ngói, mái Fibroximăng.

Lưu ý: Không được phơi nước trên mái nhà lợp bằng tranh, nứa, lá,.v.v. vì chai nước trắng thường xảy ra hiện tượng hội tụ ánh sáng có thể gây hỏa hoạn.

Nhận xét: Nếu không sử dụng hóa chất đúng liều lượng và đúng cách có thể làm hại đến sức khỏe con người.

Mô hình cấp nước cho nhiều hộ gia đình cùng sử dụng

Nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tôi xin đưa ra mô hình cấp nước sinh hoạt cho nhiều hộ gia đình là công trình cấp nước tập trung.

Để khai thác, sử dụng có hiệu quả các công trình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn cần tăng cường về thông tin, giáo dục, tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức người dân về vấn đề sử dụng nước hợp vệ sinh và bảo vệ nguồn nước. Cần tập trung thực hiện quản lý chất lượng xây dựng công trình cấp nước tập trung và chất lượng nước của công trình.

Các công trình sau khi hoàn thành phải xây dựng quy trình quản lý vận hành và trong đó cần quy định rõ thời gian về trình tự các nội dung bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các trang thiết bị và đặc biệt là đội ngũ quản lý vận hành thì cần phải được đào tạo và có chuyên môn nghiệp vụ, đủ năng lực quản lý vận hành theo quy định.

Hình 4.9: Sơ đồ mô hình cấp nước tập trung

Đối với các hộ gia đình dùng nước cần lưu ý:

+ Mỗi gia đình có quyền được tham gia sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung.

+ Người dân tham gia sử dụng nước có quyền khiếu nại khi bên cung

cấp nước không thực hiện đúng cam kết.

+ Người dân tham gia sử dụng nước của công trình có trách nhiệm đóng góp khoản kinh phí là 10% theo quyết định ban hành.

+ Người dân có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn công trình cấp nước.

4.5. Một số giải pháp phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt sinh hoạt

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng và đề xuất mô hình cấp nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình nông thôn tại xã Việt Hùng - huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh. (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)