Hiện trạng sử dụng nước trên địa bàn xã Việt Hùng
Xã Việt Hùng chưa có hệ thống cấp nước. Dân cư sử dụng chủ yếu là nước giếng khơi, giếng khoan để sinh hoạt. Độ sâu bình quân của giếng khoảng 15 - 20m. Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu lấy từ nguồn nước ngầm, được khai thác từ giếng khơi, giếng khoan ở quy mô hộ gia đình. Tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh là tương đối cao với loại hình sử dụng nước chủ yếu là giếng đào và giếng khoan.
Do điều kiện tự nhiên thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, ít tài nguyên khoáng sản nên nguồn nước cũng ít bị ô nhiễm nên người dân thường khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm cho sinh hoạt và sản xuất.
Hiện nay trên địa bàn xã Việt Hùng cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như: ô nhiễm chất thải sinh hoạt, nhiễm chất thải công nghiệp, nhiễm thuốc BVTV và các chất có hại khác... Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt chưa được xử lý mà đổ thẳng ra các ao, hồ trên địa bàn xã. Thêm vào đó các công trình cấp nước nhỏ lẻ của người dân chưa được xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, mang tính chất tạm bợ, nhiều hộ còn xây dựng nhà vệ sinh gần khu vực cung cấp nước sinh hoạt hàng ngày làm tăng nguy cơ nguồn nước sinh hoạt của người dân bị ô nhiễm.
Do tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá mạnh, sự gia tăng dân số gây áp lực càng ngày càng nặng nề đối với chất lượng nước của địa phương. Môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, chất thải rắn do trên địa
bàn xã có công ty cổ phần Dệt may Hanocimex và KCN Quế Võ III đang được xây dựng.
Ý kiến của người dân địa phương về chất lượng nước sinh hoạt
Tiến hành điều tra ý kiến người dân tại 5 thôn: Lựa, Nghiêm Xá, Guột, Lợ và Can Vũ trên địa bàn xã về chất lượng nước sinh hoạt với tổng số 50 phiếu điều tra từ ngày 17 - 21/03/2014 để thu thập và tổng hợp số liệu.
Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân về số hộ sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã
Nước máy Giếng khoan Giếng đào Nguồn Khác
Nguồn nước 10 31 7 2
Tổng 50 phiếu
Theo kết quả điều tra ý kiến người dân về chất lượng nước sinh hoạt tại xã Việt Hùng, số ý kiến cho rằng số người dân sử dụng nguồn nước máy là 10/50 hộ được điều tra, còn với giếng khoan là 31 hộ gia đình, số hộ gia đình dùng nước đào là 7 hộ và nguồn khác là 2 hộ gia đình.
Bảng 4.2 Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân về chất lượng chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã
Không có Màu Mùi vị Nguồn
Khác
Nguồn nước 37 8 3 2
Tổng 50 phiếu
Người dân cho biết, nguồn nước ở đây nhiễm sắt, nước ở một số xóm có mùi tanh, vòi bơm nước và đáy thùng nước thường có màu vàng, nhưng một số xóm thì không thấy nước bị nhiễm sắt hay có mùi vị lạ nên trước khi đưa vào sử dụng người dân thường lọc nước bằng bể lọc chậm, bình lọc nước RO... Như vậy người dân đã nhận thức được về chất lượng nguồn nước sinh hoạt họ đang sử dụng, biết cách xử lý căn bản khi đưa vào sử dụng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Hình 4.2: Số người dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt tại xã Việt Hùng
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại xã Việt Hùng
Nhận xét: Thông qua phiếu điều tra và kết quả qua bảng 4.1, hình 4.2 và hình 4.3 ta thấy được nguồn nước sinh hoạt tại xã Việt Hùng đa số là sử dụng nguồn nước giếng khoan, một số hộ gia đình có điều kiện kinh tế thì sử dụng nước máy. Còn về đánh giá chất lượng nước thì nước của xã không gặp vấn đề gì về mùi vị và màu sắc chỉ rừ một số gia đình.
Nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sinh hoạt
-Ô nhiễm nước do điều kiện tự nhiên
Nguồn nước trên địa bàn xã nói chung là có hàm lượng sắt cao. Nguồn nước chứa sắt làm cho các thiết bị dẫn nước hay đồ dùng để chứa nước thường có màu vàng nhạt, hơn thế nguồn nước này còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh của người dân. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn xâm nhập vào cơ thể con người và gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
-Ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt
Hầu hết các hộ gia đình ở xã Việt Hùng đều sử dụng nhà tiêu hai ngăn và hố xí tự hoại, tổng số nhà tiêu hợp vệ sinh đạt khoảng 75% (Báo cáo Kết quả kiểm tra nước sạch và nhà tiêu hộ gia đình của Trạm Y tế xã Việt Hùng), các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi còn gần với nguồn nước sử dụng của các hộ gia đình, ở nhiều nơi hệ thống cấp nước xây dựng chưa đạt tiêu chuẩn, sân giếng còn tạm bợ tạo điều kiện cho chất thải sinh hoạt xâm nhập vào nguồn nước đem theo các loại tạp chất dễ phân hủy, các vi khuẩn gây mùi... làm tăng khả năng gây các bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ...
-Ô nhiễm nước do hoạt động nông nghiệp
Người dân xã Việt Hùng chủ yếu trồng lúa, một số loại cây lương thực và hoa màu nên lượng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón được người dân sử dụng khá là nhiều. Để nâng cao năng suất cây trồng, trong quá trình sản xuất người dân đã sử dụng nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng. Chính vì việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường đất và môi trường nước. Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, một lượng đáng kể thuốc và phân bón đã không được cây trồng hấp thụ, chúng lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón đã làm suy thoái chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như: phú dưỡng đất, nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, giảm tính đa dạng sinh
học của khu vực nông thôn, suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài ra, số lượng đàn gia súc, gia cầm của xã cũng rất nhiều, người dân lại không xây dựng hệ thống sử lý chất thải, không ứng dụng công nghệ Biogas mà thường tận dụng các chất thải đó để bón cho cây trồng, do vậy khi trời mưa các chất thải này ngấm xuống đất gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.
-Ô nhiễm nước do hoạt động công nghiệp
Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo nhiều KCN, nhà máy, xí nghiệp được thành lập nên lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa có biện pháp xử lý triệt để dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng nước tại địa bàn xã. Hiện tại trên địa bàn xã đang xây dựng KCN Quế Võ III và Công ty cổ phần dệt may Hanocimex đã và đang gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trên địa bàn xã Việt Hùng.
-Ô nhiễm do ý thức người dân
Vấn đề bảo vệ và cung cấp nước sạch cho người dân là vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng cuộc sống. Do nhận thức của người dân về môi trường còn chưa cao và người dân cũng chưa có ý thức bảo vệ môi trường. Do vậy, để có nguồn nước đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt và sản xuất thì trước hết cần tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân về môi trường, sau đó cần phải có các biện pháp xử lý phù hợp từ khâu thiết kế xây dựng công trình đến khâu xử lý nguồn nước trước khi đưa vào sử dụng.
Nhận xét: Từ các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Việt Hùng tôi thấy rằng nguồn nước sinh hoạt của xã ô nhiễm chủ yếu là do hoạt động nông nghiệp và ý thức của người dân địa phương chưa được tốt. Để nguồn nước sinh hoạt không bị ô nhiễm thì cần nâng cao ý thức người dân và thường xuyên tuyên truyền cho người dân về ý thức bảo vệ môi trường.
4.3. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tại xã Việt Hùng
Sau khi phân tích trong phòng thí nghiệm tại Viện Khoa Học Sự Sống có kết quả như sau:
Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
STT Tên tiêu chí Đơn vị
Tên mẫu Giới hạn tối đa theo quy chuẩn QCVN02 VH - 01 VH - 02 1 Màu sắc NCU 0 0 15 2 Mùi vị - KMV KMV 0 3 pH - 7.05 7.09 6.0-8.5 4 Độ đục NTU 5.56 2.34 5 5 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0.004 <0.001 0.01 6 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+, Fe3+) mg/l 0.36 0.32 0.5 7 Hàm lượng Amoni mg/l 0.34 0.27 3 8 Độ cứng CaCO3 mg/l 220.0 156.5 350 9 Coliform tổng số VK/100ml 25 49 50 10 E. Coli VK/100ml 0 0 0
(Nguồn: Viện Khoa Học Sự Sống - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên)
Trong đó:
-VH - 01 (Mã mẫu T4-72 trong phiếu kết quả thử nghiệm của Viện Khoa Học Sự Sống): Giếng khoan nhà ông Nguyễn Kim Lợi - thôn Lựa.
-VH - 02 (Mã mẫu T4-73 trong phiếu kết quả thử nghiệm của Viện Khoa Học Sự Sống): Giếng khoan nhà bà Nguyễn Thị Thủy - thôn Nghiêm Xá.
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát chất lượng nước trên địa bàn xã tôi đã tiến hành lấy 2 mẫu nước giếng ngẫu nhiên tại xã, trong đó có 1 mẫu thuộc địa phân thôn Lựa và 1 mẫu thuộc thôn Nghiêm Xá.
Mẫu được lấy vào sáng ngày 25/03/2014 tại 2 giếng khoan nhà ông Nguyễn Kim Lợi, thôn Lựa và nhà bà Nguyễn Thị Thủy, thôn Nghiêm Xá - xã Việt Hùng. Sau khi nước được bơm lên và đựng vào 2 chai 1500ml. Mẫu nước được bảo quản theo TCVN 5993:1995 rồi đưa về Viện Khoa Học Sự Sống - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trong buổi chiều ngày 25/02/2014 để phân tích.
Nhận xét về hàm lượng Fe trong mẫu nước đem đi phân tích
Sắt chỉ tồn tại ở dạng hòa tan trong nước ngầm dưới dạng muối Fe2+ của HCO3, SO42-, Cl-... còn trong nước bề mặt Fe2+ nhanh chóng bị oxy hóa thành Fe3+ và kết tủa dưới dạng Fe(OH)3.
4Fe(HCO3)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 + 8CO2
Nhận xét: Qua bảng 4.2 và hình 4.4 tôi nhận thấy hàm lượng Fe trong mẫu VH - 01, VH - 02 đều nằm trong giới hạn quy chuẩn Việt Nam cho phép. Chứng tỏ chất lượng nước sinh hoạt của xã nhiễm sắt không nặng, có thể sử dụng các biện pháp khử sắt thông thường để làm sạch nước.
Đơn vị: mg/l
Hình 4.4: Biểu đồ hàm lượng Fe trong nước
Nhận xét về hàm lượng Coliform trong mẫu nước đem đi phân tích
Coliform là các vi khuẩn hình que Gram âm không hình thành bao tử vi khuẩn nên có khả năng lên men Lactose với việc sản xuất axít và khí khi ủ ở 35-37oC, Coliform có khả năng sống ngoài đường ruột của động vật (tự nhiên), đặc biệt Coliform có thể sống tốt trong môi trường khí hậu nóng ẩm.
Nhóm vi khuẩn Coliform chủ yếu bao gồm các giống như: Citrobacter, Enterobacter, Escherichia, Klebsiella và cả Fecal Coliforms.
Đơn vị: mg/l
Hình 4.5: Biểu đồ hàm lượng Coliform trong nước
Nhận xét: Qua bảng 4.2 và hình 4.5 tôi nhận thấy hàm lượng Coliform trong mẫu nước VH - 01 và VH - 02 đều nằm trong giới hạn quy chuẩn Việt Nam cho phép nhưng riêng mẫu VH - 02 hàm lượng Coliform đã gần xấp xỉ quy chuẩn Việt Nam (49/50), còn mẫu VH - 01 thì cùng chiếm một nửa so với quy chuẩn Việt Nam, như vậy hàm lượng Coliform trong nước là tương đối cao so với quy định.
Hàm lượng Coliform gia tăng có thể do các nguyên nhân sau:
-Do các giếng xây dựng chưa đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
-Khoảng cách từ khu chăn nuôi, khu vệ sinh của hộ gia đình được xây dựng gần nguồn nước sinh hoạt.
-Do ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh của người
Nhận xét về hàm lượng Độ đục trong mẫu nước đem đi phân tích
Độ đục là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả những thứ trôi nổi, lơ lửng trong nguồn nước. Độc đục của nước bắt nguồn từ sự hiện diện của một số các chất lơ lửng có kích thước thay đổi từ dạng phân tán thô đến dạng keo, huyền phù (kích thước 0,1 - 10mm). Trong nước, các chất gây đục thường là: đất sét, chất hữu cơ, vô cơ, thực vật và các vi sinh vật bao gồm các loại phiêu sinh động vật.
Đơn vị: mg/l
Hình 4.6: Biểu đồ Độ đục trong nước
Nhận xét: Qua bảng 4.2 và hình 4.6 tôi nhận thấy hàm lượng Độ đục trong mẫu nước VH - 02 nằm trong giới hạn quy chuẩn Việt Nam, đối với hàm lượng Độ đục trong mẫu nước VH - 01 đã vượt quá giới hạn của quy chuẩn Việt Nam cho phép (vượt quá 1,112 lần).
Hàm lượng Độ đục gia tăng có thể do các nguyên nhân sau:
-Chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp không được xử lý đổ ra ao, hồ gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sinh hoạt.
-Do các chất rắn khuấy đục có trong các thực vật phù du.
-Các hoạt động của con người tác động đến đất như trồng trọt, xây dựng các công trình công nghiệp, nhà ở...
4.4. Đề xuất mô hình cấp nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình nông thôn tại xã Việt Hùng - huyện Quế Võ