Phương pháp điều tra, lấy mẫu nước ngoài thực địa

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng và đề xuất mô hình cấp nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình nông thôn tại xã Việt Hùng - huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh. (Trang 27)

Nguyên tắc lấy mẫu:

Mẫu nước được lấy tại các dụng cụ chứa nước trước khi đưa vào sử dụng của hộ gia đình. Đối với các hộ gia đình sử dụng nguồn nước là giếng khoan hoặc giếng đào mà không có dụng cụ chứa nước thì lấy mẫu trực tiếp tại nguồn.

Vị trí lấy mẫu:

-Tuỳ thuộc từng thông số phân tích cụ thể, theo các yêu cầu về lấy mẫu phân tích của các TCVN phù hợp, đặc trưng cho vùng nghiên cứu.

-Đảm bảo yêu cầu QA/QC trong QTMT.

-Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát chất lượng nước trên địa bàn xã tôi đã tiến hành lấy 2 mẫu nước giếng ngẫu nhiên tại xã, trong đó có 1 mẫu thuộc địa phân thôn Lựa và 1 mẫu thuộc thôn Nghiêm Xá:

+ VH - 01: Giếng khoan nhà ông Nguyễn Kim Lợi - thôn Lựa.

+ VH - 02: Giếng khoan nhà bà Nguyễn Thị Thủy - thôn Nghiêm Xá.

Thời gian lấy mẫu:

-Lấy mẫu trong khoảng thời gian từ 20/1/2014 đến trước ngày 30/4/2014.

-Buổi sáng ngày 25/03/2014 tôi tiến hành lấy mẫu tại 2 địa điểm tại thôn Lựa và Nghiêm Xá đem lên phòng thí nghiêm của Viện Khoa Học Sự Sống – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Dụng cụ lấy mẫu:

-Thiết bị: Mẫu nước được đựng vào chai PE 1500ml.

-Yêu cầu: Đối với các thiết bị chứa mẫu phải được rửa sạch rồi sấy khô, khử trùng trước khi phân tích mẫu. Đảm bảo TCVN 6663-1/2011.

Cách lấy mẫu:

-Lấy mẫu nước ngầm: gồm giếng khoan và giếng đào.

-Trước khi lấy mẫu vào bình chứa tôi loại bỏ nước lưu trữ ở trong đường ống bằng máy bơm, xả trong thời gian từ 5 - 10 phút để đảm bảo lấy nước vừa mới được hút lên từ giếng. Sau đó xả nước vào trong chai và xả từ từ vào trong chai một cách nhẹ nhàng tránh tạo bọt khí. Nếu nước chứa các

chất lơ lửng như hạt cát phải thực hiện lọc qua giấy lọc trước khi đem đi phân tích.

-Nước lấy càng gần nguồn nước giếng càng tốt.

-Do thành phần của nước ngầm dễ bị thay đổi khi tiếp xúc với không

khí nên sau khi lấy mẫu phải bảo quản mẫu bằng cách đậy kín và dán nhãn. Việc phân tích nên tiến hành càng sớm càng tốt, tốt nhất là sau khi lấy mẫu.

-Lấy mẫu nước mặt: lấy mẫu từ nguồn cung cấp nước, lấy mẫu càng gần nguồn cung cấp nước càng tốt.

-Quy trình lấy mẫu tuân theo quy định về công tác lấy mẫu phân tích đạt tiêu chuẩn tại QCVN 02:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 06 năm 2009.

Phương pháp bảo quản mẫu:

-Mẫu nước mang đi phân tích cần được bảo quản theo TCVN

5993:1995.

-Các loại nước, đặc biệt là nước mặt và nước thải, thường bị biến đổi ở những mức độ khác nhau do các tác động lý, hoá và sinh vật học xảy ra trong thời gian lấy mẫu đến khi phân tích. Bản chất và tốc độ của những tác động này thường có thể làm cho nồng độ các chất cần xác định sai khác với lúc mới lấy mẫu nếu như không có các chú trọng cần thiết khi vận chuyển mẫu và lưu giữ mẫu ở phòng thí nghiệm trước khi phân tích.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng và đề xuất mô hình cấp nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình nông thôn tại xã Việt Hùng - huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)