3.3.3. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tại xã Việt Hùng 3.3.4. Đề xuất mô hình cấp nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình nông thôn tại xã Việt Hùng - huyện Quế Võ
3.3.5. Một số giải pháp phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã Việt Hùng sinh hoạt trên địa bàn xã Việt Hùng
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa
Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó có liên quan đến khu vực nghiên cứu và liên quan đến các vấn đề nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
-Số liệu thứ cấp: Các số liệu thu thập từ các phòng ban chức năng. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hôi của xã Việt Hùng, báo cáo tổng kết cuối năm của UBND xã Việt Hùng, các tài liệu, số liệu thu thập được tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quế Võ.
-Số liệu sơ cấp: Số liệu thu thập được thông qua điều tra tổng kết lại.
3.4.3. Phương pháp điều tra, lấy mẫu nước ngoài thực địa
Nguyên tắc lấy mẫu:
Mẫu nước được lấy tại các dụng cụ chứa nước trước khi đưa vào sử dụng của hộ gia đình. Đối với các hộ gia đình sử dụng nguồn nước là giếng khoan hoặc giếng đào mà không có dụng cụ chứa nước thì lấy mẫu trực tiếp tại nguồn.
Vị trí lấy mẫu:
-Tuỳ thuộc từng thông số phân tích cụ thể, theo các yêu cầu về lấy mẫu phân tích của các TCVN phù hợp, đặc trưng cho vùng nghiên cứu.
-Đảm bảo yêu cầu QA/QC trong QTMT.
-Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát chất lượng nước trên địa bàn xã tôi đã tiến hành lấy 2 mẫu nước giếng ngẫu nhiên tại xã, trong đó có 1 mẫu thuộc địa phân thôn Lựa và 1 mẫu thuộc thôn Nghiêm Xá:
+ VH - 01: Giếng khoan nhà ông Nguyễn Kim Lợi - thôn Lựa.
+ VH - 02: Giếng khoan nhà bà Nguyễn Thị Thủy - thôn Nghiêm Xá.
Thời gian lấy mẫu:
-Lấy mẫu trong khoảng thời gian từ 20/1/2014 đến trước ngày 30/4/2014.
-Buổi sáng ngày 25/03/2014 tôi tiến hành lấy mẫu tại 2 địa điểm tại thôn Lựa và Nghiêm Xá đem lên phòng thí nghiêm của Viện Khoa Học Sự Sống – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Dụng cụ lấy mẫu:
-Thiết bị: Mẫu nước được đựng vào chai PE 1500ml.
-Yêu cầu: Đối với các thiết bị chứa mẫu phải được rửa sạch rồi sấy khô, khử trùng trước khi phân tích mẫu. Đảm bảo TCVN 6663-1/2011.
Cách lấy mẫu:
-Lấy mẫu nước ngầm: gồm giếng khoan và giếng đào.
-Trước khi lấy mẫu vào bình chứa tôi loại bỏ nước lưu trữ ở trong đường ống bằng máy bơm, xả trong thời gian từ 5 - 10 phút để đảm bảo lấy nước vừa mới được hút lên từ giếng. Sau đó xả nước vào trong chai và xả từ từ vào trong chai một cách nhẹ nhàng tránh tạo bọt khí. Nếu nước chứa các
chất lơ lửng như hạt cát phải thực hiện lọc qua giấy lọc trước khi đem đi phân tích.
-Nước lấy càng gần nguồn nước giếng càng tốt.
-Do thành phần của nước ngầm dễ bị thay đổi khi tiếp xúc với không
khí nên sau khi lấy mẫu phải bảo quản mẫu bằng cách đậy kín và dán nhãn. Việc phân tích nên tiến hành càng sớm càng tốt, tốt nhất là sau khi lấy mẫu.
-Lấy mẫu nước mặt: lấy mẫu từ nguồn cung cấp nước, lấy mẫu càng gần nguồn cung cấp nước càng tốt.
-Quy trình lấy mẫu tuân theo quy định về công tác lấy mẫu phân tích đạt tiêu chuẩn tại QCVN 02:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 06 năm 2009.
Phương pháp bảo quản mẫu:
-Mẫu nước mang đi phân tích cần được bảo quản theo TCVN
5993:1995.
-Các loại nước, đặc biệt là nước mặt và nước thải, thường bị biến đổi ở những mức độ khác nhau do các tác động lý, hoá và sinh vật học xảy ra trong thời gian lấy mẫu đến khi phân tích. Bản chất và tốc độ của những tác động này thường có thể làm cho nồng độ các chất cần xác định sai khác với lúc mới lấy mẫu nếu như không có các chú trọng cần thiết khi vận chuyển mẫu và lưu giữ mẫu ở phòng thí nghiệm trước khi phân tích.
3.4.4. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
-Thực hiện phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm tại Viện Khoa học
và Sự sống trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
-Một số chỉ tiêu vật lý như độ đục - trong, mùi vị và màu sắc được đánh giá bằng cảm quan, đo pH bằng pH kế.
-Nồng độ trước và sau xử lý: pH, DO, CO, BOD... theo đúng qui chuẩn trong TCVN.
-Các chỉ tiêu hàm lượng Amoni, Asen và sắt được phân tích theo TCVN tại Viện Khoa học và Sự sống trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích
STT Tên chỉ tiêu Phương pháp phân tích
1 Màu sắc (TCU) TCVN 6185 - 1996
2 Mùi vị Cảm quan
3 pH TCVN 6492 - 1996 hoặc dùng máy đo độ pH chuyên
dụng
4 Độ dẫn Dùng thiết bị đo chuyên dụng
5 TDS (mg/l) Dùng thiết bị đo chuyên dụng
6 Độ đục (NTU) TCVN 6184 - 1996
7 Hàm lượng Amoni (mg/l)
SMEWW 4500 - NH3 C hoặc
SMEWW 4500 - NH3 D Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước
8 Hàm lượng Clorua TCVN 6194 - 1996 Chuẩn độ Bặc nitrat với chỉ thị Cromat ( phương pháp MO)
9 Clo tự do TCVN 6225 - 1996 Xác định Clo tự do và Clo tổng số
10 Asen (mg/l) TCVN 6626 - 2000 Phương pháp hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua)
11 Sắt (mg/l) TCVN 6177 - 1996 Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 - phenantrolin
12 Pecmanganat (mg/l) TCVN 6186 - 1996 Xác định chỉ số Pecmanganat 13 Độ cứng CaCO3 (mg/l) TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C
14 Flour (mg/l) TCVN 6195 - 1996 Phương pháp dò điện hóa đối với nước sinh hoạt và nước bị ô nhiễm nhẹ
15 Coliform tổng (VK/100mg/l)
TCVN 6187 - 1,2:1996 Phương pháp màng lọc
16 E. Coli (VK/100ml) TCVN 6187 - 1,2:1996 Phương pháp màng lọc
3.4.5. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã khảo sát và ghi lại được các hình ảnh tại khu vực nghiên cứu. Thông qua việc phỏng vấn và điều tra người dân địa phương đã tìm hiểu được các thông tin liên quan đến đề tài tốt
nghiệp, từ đó đưa ra những nhận xét đúng đắn về hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu.
3.4.6. Phương pháp điều tra phỏng vấn
-Tiến hành điều tra trực tiếp nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại xã Việt Hùng - huyện Quế Võ: số hộ dùng giếng đào, giếng khoan, công trình cấp nước tập trung.
-Điều tra, phỏng vấn là thu thập thông tin trực tiếp thông qua hình thức hỏi trực tiếp người dân và đưa ra các câu hỏi có liên quan đến chất lượng môi trường nước sinh hoạt. Điều tra 50 hộ được lấy ngẫu nhiên theo thôn, xóm và mỗi nhóm chọn ngẫu nhiên từ 5 đến 10 hộ trên địa bàn xã gồm 5 thôn: Lựa, Guột, Can Vũ, Nghiêm Xá và Lợ để đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp.
-Tổng hợp phiếu điều tra bằng phần mền EXCEL.
3.4.7. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của thầy, cô giáo, những người có liên quan, ý kiến đóng góp của cán bộ Phòng TNMT.
Tham khảo ý kiến của người dân địa phương và các cán bộ của UBND xã Việt Hùng về các vấn đề liên quan đến nước sinh hoạt để thuận lợi trong quá trình điều tra, phân tích và viết báo cáo sau này.
3.4.8. Xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích thống kê
Sau khi có số liệu phân tích các mẫu nước sinh hoạt, tất cả sẽ được tổng hợp và phân tích kết quả đạt được. Sử dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn để so sánh.
Sau khi phân tích, tổng hợp số liệu ta đem thống kê lại bằng các bảng biểu, biểu đồ rồi sử dụng vào viết báo cáo sau này.
3.4.9. Tổng hợp viết báo cáo
Toàn bộ số liệu sau khi phân tích, đánh giá sẽ được tổng hợp và kết hợp với số liệu của cuộc điều tra tại địa bàn xã về đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn toàn xã.
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường nước cũng như tuyên truyền cho người dân về ý thức bảo vệ môi trường.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Việt Hùng
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Việt Hùng là một xã thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ cách trung tâm huyện Quế Võ 2km về phía Đông, cách trung tâm Thành phố Bắc Ninh 13km. Có địa giới hành chính được xác định như sau: Phía Bắc giáp 2 xã Quế Tân và Phù Lương, phía Nam giáp xã Bồng Lai, phía Đông giáp xã Cách Bi, phía Tây giáp Thị trấn Phố Mới và xã Bằng An.
Toàn xã có 5 thôn: Thôn Lựa, Guột, Nghiêm Xá, Lợ, Can Vũ, tổng diện tích đất tự nhiên 856,64 ha trong đó đất sản xuất là 517,87 ha và dân số là 10.100 người.
Hình 4.1: Bản đồ xã Việt Hùng - huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh
Xã Việt Hùng là địa phương có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội. Xã có quốc lộ 18 chạy qua, vị trí địa lý thuận lợi, đất đai bằng phẳng,
nguồn nhân lực dồi dào…, cộng với tinh thần đổi mới, năng động, trong những năm gần đây, kinh tế của xã đã có bước phát triển nhanh chóng.
Nhận xét: Nhờ phát huy những lợi thế về vị trí địa lý của xã Việt Hùng và những truyền thống nhân văn tốt đẹp, kết hợp với việc chủ động tìm tòi và khai thác những cơ hội phát triển trong thời đại mới. Việt Hùng đang dần từng bước khẳng định vị thế của mình trong địa bàn huyện Quế Võ. Xã còn đang tiến nhanh từng bước trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh hiện đại.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Việt Hùng nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình khá là bằng phẳng. Có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích của toàn xã và có độ cao từ 3 - 7m so với mực nước biển.
Địa hình đất bằng phẳng nên chủ yếu trồng cây lương thực và hoa màu, đặc biệt là cây lúa nước.
Nhận xét: Với đặc điểm này địa hình của xã Việt Hùng ổn định hơn so với các xã khác trên địa bàn huyện Quế Võ trong việc xây dựng các công trinh cấp nước cũng như các công trình xây dựng khác. Bên cạnh đó có một số khu vực nếu biết khai thác, xây dựng có thể tạo ra cảnh quan sinh thái phục vụ cho các hoạt động văn hóa và du lịch.
4.1.1.3. Khí hậu - thủy văn
Nhiệt độ - độ ẩm:
Xã Việt Hùng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, mùa đông lạnh, mùa hè khá nóng nực. Nhiệt độ trung bình năm là 24,0oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 17,4oC (tháng 1).
Độ ẩm tương đối trung bình của xã Việt Hùng khoảng 81%, chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn.
Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm của xã Việt Hùng 1000mm và phân bố không đều theo mùa. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Thủy văn:
Mạng lưới ao hồ thuộc địa bàn xã là khá dày đặc, mật độ khá cao với con sông Tào Khê thuộc một nhánh của con sông Đuống chảy qua địa phận thôn Guột.
Với hệ thông ao hồ, sông ngòi dày đặc và có lưu lượng nước dồi dào, thủy văn của xã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tưới và tiêu thoát nước trên địa bàn xã Việt Hùng.
Từ yếu tố khí hậu - thủy văn cho thấy xã Việt Hùng có điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp đa dạng và bền vững.
4.1.2. Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1. Tài nguyên đất
Do xã Việt Hùng nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên chủ yếu là đất phù xa thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và một số lương thực khác như: ngô, khoai tây, cà chua, cây ăn quả... Tổng diện tích đất tự nhiên 856,64 ha trong đó đất sản xuất là 517,87 ha.
4.1.2.2. Tài nguyên nước
Nước mặt:Tài nguyên nước mặt của xã khá là phong phú, có con sông Tào Khê thuộc một nhánh của con sông Đuống và các ao, hồ trên địa bàn xã đã và đang cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.
Nước ngầm: Qua khảo sát sơ bộ một số thôn trong xã cho thấy mực nước ngầm không quá sâu (20 - 30m), chất lượng nước khá tốt, ít bị ô nhiễm sắt, chì... cần khai thác và sử dụng hợp lý để phục vụ đời sống của nhân dân tránh gây ô nhiễm môi trường nước.
4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước, kinh tế huyện Quế Võ nói chung và xã Việt Hùng nói riêng đã dần đi vào ổn định và có bước phát triển rõ rệt.
Năm 2013, tổng giá trị kinh tế của xã Việt Hùng đạt 167,5 tỷ đồng, tăng 12, 48 tỷ đồng so với năm 2012. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp ước tính đạt 66,7 tỷ đồng tăng 0,4 tỷ đồng, giá trị thương mai - dịch vụ và các ngành nghề khác đạt 100,8 tỷ đồng tăng 12,08 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012.
4.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp là thế mạnh của xã, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, tao ra một khối lượng không nhỏ sản phẩm hàng hóa. Năm 2013, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 66,7 tỷ đồng, tăng 0,4 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012.
-Trồng trọt: Các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã như: lúa, ngô, khoai, sắn, lạc... Trong những năm qua diện tích các loại cây trồng này có xu hướng giảm, tuy nhiên năng suất và sản lượng đều tăng. Xã đã và đang áp dụng đưa các giống có giá trị kinh tế, năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng chịu hạn tốt vào sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của xã.
+ Về kết quả sản xuất nông nghiệp, năm 2013 tổng diện tích gieo trồng lúa là 879,9 ha so với kế hoạch năm 2012 đạt 100%. Qua đánh giá thực tế năng suất lúa bình quân đạt 60 tạ/ha giảm 6,7 tạ/ha so với năm 2012, sản lượng đạt 5.279,4 tấn giảm 460,1 tấn so với năm 2012. Bình quân đầu người đạt 522,7 kg/người/năm. Giá trị ước tính đạt 32,4 tỷ đồng, tăng 3,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012.
+ Đối với cây hoa màu, các loại cây hoa màu chính vẫn là lạc và khoai. Tổng diện tích cây màu vụ đông (tháng 1 + 2 năm 2013) là 208 ha giảm 26 ha