Hoạt động của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM (Trang 45)

IV. Các hình thức hoạt động của Chính phủ:

d.Hoạt động của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân không đương nhiên là thành viên của Uỷ ban nhân dân.

Chức danh này do chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn được chủ tịch cùng cấp phân công phụ trách, quản lý các ngành, lĩnh vực nhất định. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Uỷ ban nhân dân,

Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp trên.

NHẬN ĐỊNH

1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các thảnh viên của thường trực Hội đồng nhân dân phải hoạt động chuyên trách.

Sai vì phó chủ tịch và ủy viên thường trực hoạt động chuyên trách,chủ tịch có thể làm việc kiêm nhiệm.

2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thường trực hội đồng nhân dân có quyền bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Sai vì theo khoản 2 điều 62 luật tổ chức Hội đồng nhân dân.

3. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.

Sai vì còn có trường hợp Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành theo điều 46 luật tổ chức Hội đồng nhân dân.

4. Theo quy định của luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003, Hội đồng nhân dân có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với chánh án tòa án nhân dân và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu

5. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Đại biểu Hội đồng nhân dân chỉ có quyền chất vấn những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.

Sai vì theo điều 41 luật tổ chức Hội đồng nhân dân, khoản 2 điều 115 Hiến pháp 2013

6. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ tịch Uỷ ban nhân dân nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Sai vì điều 119 luật tổ chức Hội đồng nhân dân,Trong nhiệm kỳ nếu khuyết Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp giới thiệu người ứng cử Chủ tịch Uỷ ban nhân dân để Hội đồng nhân dân bầu. Người được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân

7. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ tịch Uỷ ban nhân dân có quyền đình chỉ thi hành và bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp.

Sai vì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp trên có quyền đình chỉ, bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.

8. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Uỷ ban nhân dân bao gồm chủ tịch Uỷ ban nhân dân, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân và thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Sai vì gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên.

9. Hiện nay, nước ta đang thực hiện đề án thí điểm mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện vả cấp xã trong phạm vi 10 tỉnh, thành.

Đúng, 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã đạt được các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, tạo được một bước đột phá trong cải cách hoàn thiện bộ máy chính quyền địa phương, góp phần tổ chức hợp lý chính quyền địa phương.

LÝ THUYẾT

1. Hiện nay, nhà nước ta đang thực hiện thí điểm chủ trương gì trong tiến trình đổi mới Hội đồng nhân dân các cấp? Anh/ chị hãy phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề ra chủ trương này.

Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường, kết quả thu được rất khả quan, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. 1. Không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường để tổ chức hợp lý chính quyền địa

phương đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM (Trang 45)